Một số biện pháp rèn luyện khả năng tự học tiếng Anh cho học sinh lớp 7 ( Sách Global/Smart start/Friend plus)
- Mã tài liệu: MT7027 Copy
Môn: | Tiếng Anh |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Global/Smart start/Friend plus |
Lượt xem: | 1380 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Tân |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Tân |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn luyện khả năng tự học tiếng Anh cho học sinh lớp 7 ( Sách Global/Smart start/Friend plus)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phương pháp học bài cũ
2. Phương pháp chuẩn bị bài mới
3. Một số hình thức tự học khác nhằm nâng cao kiến thức ngôn ngữ và phát triển kỹ năng giao tiếp
4. Một số kinh nghiệm trong việc khích lệ, động viên ý thức tự học của học sinh
Mô tả sản phẩm
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Ngày nay khi nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phát triển thì sự giao lưu văn hoá chính trị, xã hội giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Để giao tiếp được với nhau thì đòi hỏi các quốc gia khác nhau trên thế giới phải biết sử dụng thành thạo một ngôn ngữ chung ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên thế giới, Tiếng Anh đang được xem là ngôn ngữ chung phổ biến nhất.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như vậy, tiếng Anh đã trở thành một công cụ thiết yếu mang lại thành công trong sự nghiệp, học vấn và cuộc sống. Và khi Tiếng Anh đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình thì việc nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu. Như vậy nhiệm vụ của mỗi thầy cô giáo là phải đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong các trường phổ thông, THCS.
Hiện nay ngành giáo dục đã và đang không ngừng đổi mới các phương pháp giảng dạy trong các trường phổ thông và trung học cơ sở. Đổi mới phương pháp gắn liền với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm phát huy được khả năng tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Hàng năm có rất nhiều cuộc hội thảo về các phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực được áp dụng rộng rãi nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh từ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Phạm vi áp dụng
Ý tưởng của kinh nghiệm này xuất phát từ việc thường xuyên phải dạy chương trình Tiếng anh lớp 7. Trong đề tài này tôi đã chú ý tới các biện pháp nhằm nâng cao tinh thần học tập của học sinh giúp các em có phương pháp tự học nhằm mang lại hiệu quả học tập cao hơn đối với môn tiếng Anh lớp 7.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung
Tiếng Anh là một môn học khó. Học tiếng Anh đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và mức độ vận dụng của người học trong thực tiễn; đòi hỏi người học phải có thái độ đúng đắn, xác định rõ mục đích của việc học để nỗ lực đạt đến mục tiêu đã định sẵn. Ngoài ra phải có sự đam mê, luôn luôn muốn khám phá, luôn luôn tận dụng mọi cơ hội để có thể học hỏi và luyện tập trong cuộc sống hàng ngày.
Với phương pháp cũ, giáo viên là người chủ động giảng giải và đưa ra những kiến thức của bài học một cách áp đặt, còn học sinh thụ động lĩnh hội những kiến thức đó. Giáo viên cũng chưa chú ý quan tâm đến việc học sinh tiếp nhận kiến thức đó như thế nào, học sinh có ghi nhớ được kiến thức đó và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hay không. Vì thế đổi mới phương pháp là rất cần thiết. Đổi mới phương pháp dạy học chính là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực, việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh được coi không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục mà còn là mục tiêu dạy học.
Ở trường THCS các em học sinh phải học rất nhiều môn học nên việc đầu tư thời gian cho mỗi môn học sẽ không nhiều. Vì vậy, nếu học sinh không có phương pháp học tập đúng đắn thì kết quả học tập không cao, mà lại mất nhiều thời gian. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc học tập và thực hành bộ môn tiếng Anh của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn; không phải các em không có khả năng lĩnh hội kiến thức mới mà các em chưa có phương pháp học tiếng Anh hiệu quả.. Học Ngoại ngữ đòi hỏi người học phải say mê, linh hoạt, nhạy bén và đặc biệt là phải tự học. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bồi dưỡng ý thức tự học cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi đã chú ý tới các biện pháp nhằm nâng cao tinh thần học tập của học sinh giúp các em có phương pháp tự học nhằm mang lại hiệu quả học tập.
2.2. Các giải pháp
Trong các phương pháp học tập thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người và kết quả học tập nhân lên gấp bội.
Tự học sẽ đem lại những gì cho người học? Tự học sẽ mang lại cho các em rất nhiều thứ:
– Tinh thần chủ động trong học tập và rộng hơn là trong cuộc sống
– Khả năng xoay sở, giải quyết vấn đề
– Khả năng nhìn nhận vấn đề
– Khả năng tư duy sáng tạo
– Tính tự giác cao
– Niềm hứng thú, say mê
– Khả năng lường trước các tình huống
– Sự tự tin
– Vốn kiến thức rộng
– Khả năng hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực
– Tính năng động
Đối với các môn học thì việc tự học rất quan trọng. Đặc biệt là Ngoại ngữ – Tiếng Anh, các em không chỉ tự học ở nhà sau tiết học trên lớp mà tự học ngay cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên và tự học vào lúc rảnh rỗi.
Hầu hết học sinh trong học tập đều thiếu phương pháp học, không nắm được trọng tâm bài, học tràn lan nên rất dễ quên. Khi đã quên thì học bài cũ như mới, mất nhiều thời gian. Vì thế giáo viên cần phải giúp các em có được phương pháp học tập, lúc đầu các em sẽ cảm thấy khó, nhưng khi quen rồi cảm thấy rất tự tin khi đến lớp. Thời gian dành cho việc tự học ở nhà là rất quý, nếu vận dụng được thì tốt rất nhiều.
Đối với học sinh lớp 7 các em đã có một lượng kiến thức cơ bản khi trải qua 4 năm học tiếng Anh ở trường, nhưng chỉ dừng lại ở sự nhận thức các vấn đề, còn vận dụng thực hành và giao tiếp vẫn còn chưa thành thạo. Việc học bài ở nhà của các em còn hạn chế, việc tự học còn chưa có. Như vậy các em cần được trang bị những phương pháp cơ bản nhất về phương pháp tự học. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh của trường THCS, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải giúp các em học sinh có được phương pháp tự học môn tiếng Anh .
2.2.1. Phương pháp học bài cũ
Đối với mỗi học sinh, trước khi đến lớp cần phải học bài cũ, công việc này phải được thực hiện ở nhà. Khi các em có phương pháp tự học ở nhà, những kiến thức vừa được học trên lớp sẽ khắc sâu đối với các em hơn, như vậy khi đến lớp tiếp thu kiến thức mới các em sẽ hiểu ngay và có cơ hội để vận dụng và sáng tạo. Thường thì một tiết học tiếng Anh ở trên lớp các em được học về từ vựng, các cấu trúc câu, bài hội thoại, đoạn văn hay được nghe những đoạn hội thoại và cuối cùng là vận dụng các tình huống đã học vào trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Vậy thì về nhà các em sẽ học những gì? Và học như thế nào cho hiệu quả mà vẫn có hứng thú học tập?
- Học thuộc từ mới
Khi học Ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng học sinh cần phải tiếp cận, nhận biết được những yếu tố nhỏ nhất và cơ bản đầu tiên để làm cơ sở cho giao tiếp bằng ngôn ngữ đó chính là phần từ vựng. Như vậy cần phải giúp các em hiểu khi học từ mới các em học những nội dung gì và học như thế nào? để giải quyết vấn đề này, tôi đã tiến hành bồi dưỡng các em những nội dung sau:
*Những yêu cầu khi học từ mới
– Phải viết được từ tiếng Anh.
– Hiểu được nghĩa tiếng Việt
– Biết cách phát âm từ tiếng Anh đó.
– Biết vận dụng từ tiếng Anh đó vào ngữ cảnh cụ thể trong giao tiếp.
Ví dụ: (be) impressed: bị gây ấn tượng- I was really impressed by the beauty of the city.
*Cách học thuộc từ mới nhanh và hiệu quả
Cách 1: Viết từ mới lên các mẩu giấy sau đó dán lên khu vực bàn học, để mỗi khi ngồi vào bàn học được nhìn thấy chúng sẽ nhớ lâu hơn. (chú ý viết bằng bút chì để sử dụng lần sau).
Cách 2: Sử dụng bút đánh dấu để làm nổi bật từ mới trong các bài hội thoại hoặc đoạn văn.
Cách 3: Hãy để trí tưởng tượng của các em được thoả sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh và tình huống mà em được học từ trên lớp hay từ sách báo một cách sinh động và thú vị nhất em tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, em càng nhớ từ bấy nhiêu.
Ví dụ: + Khi học Unit 5- Foods and Drink (trang 50, tập 2, sách tiếng Anh lớp 7, bộ sách Gobal success)
Có các từ mới về chủ đề đồ Foods and drinks, khi học xong các từ đó, về nhà các em sẽ tưởng tượng ra từ tiếng Anh khi nhìn thấy các bộ món ăn và thức uống hàng ngày.
Cách 4: Viết từ mới với nghĩa, phiên âm (nếu từ khó phát âm), cách sử dụng, có ví dụ minh họa …vào sổ ghi chép từ và học thường xuyên, cố gắng vận dụng trong giao tiếp để ghi nhớ lâu.
Cách học có thể như sau:
– Lúc đầu đọc cả phần từ tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt tương ứng, cố gắng ghi nhớ nghĩa tiếng Việt.
– Che phần nghĩa tiếng Việt, đọc phần tiếng Anh, kiểm tra xem mình đã nhớ nghĩa tiếng Việt chưa.
– Khi đã nhớ nghĩa tiếng Việt của các từ, thì che phần tiếng Anh, nhìn vào phần tiếng Việt và kiểm tra xem mình có đọc và viết chính xác các từ tiếng Anh tương ứng hay không.
Việc nghi chép từ và học từ được thực hiện sau mỗi bài học, và thực hiện thường xuyên trong quá trình học tập. Trong quá trình học nên tự đưa ra tình huống có những từ tiếng Anh đó để luyện tập sử dụng (không nhất thiết là hs phải biết hết các từ, nếu từ nào chưa biết có thể dùng bằng tiếng Việt.)
- Học thuộc các mẫu câu có trong bài
Trong tiếng Anh, hiện tượng ngữ pháp, cấu trúc và từ vựng được thiết lập và phát âm hoàn toàn khác so với tiếng Việt. Cách viết câu tiếng Anh cũng khác nhiều so với cách dịch sang tiếng Việt. Từ việc các em đã có được vốn từ vựng khi học thuộc chúng, các em còn cần phải học thuộc các cách đưa từ vựng đó vào thành câu văn trong những ngữ cảnh cụ thể. Như vậy, việc học thuộc các mẫu câu cũng rất quan trọng.
*Yêu cầu khi học các mẫu câu
– Viết được mẫu câu
– Phân tích các thành phần có trong mẫu câu đó
– Sử dụng mẫu câu đó để đặt câu theo tình huống cụ thể
– Tìm các tình huống có trong bài sử dụng mẫu câu đó.
*Cách học mẫu câu
+ Viết các mẫu câu đó vào trong một quyển sổ tay, bao gồm cách thành lập, cách sử dụng.
+ Tìm các câu trong bài học, bài tập có liên quan đến mẫu câu
+ Tự nghĩ ra tình huống sử dụng mẫu câu đó.
Ví dụ (1): Khi học Unit 1: Hobbies, trang 8, sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Gobal Success, học sinh được học cấu trúc thì hiện tại đơn.
Câu khẳng định | Câu phủ định | Câu nghi vấn | |
Công thức | -S + am/ is/ are+ N/ Adj
|
S + am/are/is + not +N/ Adj (is not = isn’t are not = aren’t)
|
Am/ Are/ Is (not) + S + N/Adj? Wh- + am/ are/ is (not) + S + N/Adj?
|
Từ các cách thành lập, cách sử dụng và các ví dụ có trong bài, các em tự nghĩ ra các tình huống sử dụng mẫu câu.
- Làm bài tập trong sách bài tập
Đối với những học sinh ở vùng nông thôn, sách giáo khoa và sách bài tập là nguồn tư liệu chủ yếu, vì vậy rất cần thiết hướng dẫn các em khai thác triệt để sách bài tập. Những kiến thức các em được học trên lớp sẽ được vận dụng vào các bài tập cụ thể. Việc rèn luyện các bài tập sẽ giúp các em khắc sâu được kiến thức ở mọi tình huống khác nhau và tạo cho các em có được kĩ năng làm bài tập.
* Những yêu cầu khi làm bài tập
– Làm những bài tập thầy cô giáo giao cho sau mỗi bài học trên lớp
– Làm những bài tập trong phạm vi kiến thức đã được học, hoặc nếu có thể tự làm được những bài khác có trong sách bài tập.
*Cách làm bài tập trong sách bài tập tiếng Anh 7
– Đầu tiên giáo viên sẽ giúp các em tìm hiểu sách bài tập, hiểu các yêu cầu bằng tiếng Anh trong sách và cách cách làm.
– Dùng bút chì để làm bài tập
– Làm trực tiếp vào sách bài tập
– Trong quá trình làm phát hiện có những từ mới nào sẽ gạch chân và cố gắng đoán nghĩa nếu cần thiết sẽ tra từ điển và ghi luôn nghĩa sang bên cạnh. Sau đó ghi sang sổ tay từ vựng cá nhân.
– Trao đổi với bạn bè để hoàn thiện bài tập.
– Trong quá trình làm các bài tập lưu ý các em ghi chép những từ mới, cấu trúc, ngữ pháp xuất hiện trong các bài tập để mở rộng vốn kiến thức ngôn ngữ.
Ví dụ: Unit 3 – Community service, trang 17 sách Tiếng Anh lớp 7, bộ sách Gobal Success
Các em sẽ nối từ ở cột A với định nghĩa ở cột B để tạo nên sự hoàn chỉnh về nghĩa. Đây cũng là dạng bài tập giúp các em hiểu hơn về từ vựng về chủ đề này.
- Thực hành bài khóa
Mục tiêu của việc dạy và học tiếng Anh là giúp cho học sinh sử dụng được ngôn ngữ trong giao tiếp. Học sinh có thể sử dụng vốn từ vựng, các cấu trúc câu và vốn hiểu biết của mình vào những tình huống thực tế trong cuộc sống. Có như vậy các em sẽ thấy việc học tiếng Anh có nhiều ý nghĩa và thiết thực, các em sẽ say mê học tập và tinh thần tự học sẽ được nâng ca. Nhưng làm thế nào để giúp các em vận dụng những kiến thức được học vào thực tế giao tiếp? Đó là phải tạo cho các em có nền tảng cơ bản từ những bài hội thoại có trong sách giáo khoa, sau đó các em sẽ phát triển theo từng tình huống cụ thể.
*Yêu cầu khi thực hành bài khoá vừa được học trên lớp
– Thực hành luyện tập bài hội thoại một cách tự nhiên
– Tóm tắt/ kể lại nội dung bài khoá.
– Hỏi đáp về nội dung bài khóa
– Tạo một đoạn hội thoại tương tự.
*Cách thực hiện.
– Để tóm tắt hoặc kể lại nội dung bài khóa giáo viên cần hướng dẫn các em hiểu nội dung chính của bài sau đó vận dụng kiến thức của mình để diễn đạt lại. Chú ý những thay đổi cần thiết.
Ví dụ: UNIT 6 – A visit to a school, trang 60, sách tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success (Phần Getting Started)
Khi học xong bài Text, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung.
Mi is preparing to visit Binh Minh Lower Secondary School with her teacher and her classmate. She will visit the school library, the computer room and the gym. She will meet the students….
– Luyện tập bài hội thoại có thể giúp cho khả năng phát âm của mình tốt hơn. Khi đọc cần chú ý trọng âm và ngữ điệu của câu. Tự mình đóng các vai trong bài hội thoại, nếu có thể nên kết hợp với bạn bè hoặc anh chị em để thực hiện. Tập cho mình những thói quen trong giao tiếp như: tự tin, thể hiện sự quan tâm đến người mình đang giao tiếp, nếu một mình đóng vai thì sẽ đứng trước gương để thực hiện. Trong điều kiên cho phép, nên thu âm của mình vào và phát lại sẽ nhận ra cái được và chưa được.
Ví dụ: Unit 8- Films, trang 83, sách tiếng Anh lớp 7, bộ sách Global Success. (Phần Speaking)
Ba:What is your favorite film? Lan: It is Tom and Jerry.
Ba: What kind of film is it Lan: It is cartoon film
Ba: Who are the characters? Lan:They are the mouse Jerry and the cat Tom
Ba: What is it about? Lan: It is about the funny chasing between Tom and Jerry
Ba: Is it funny? Lan:Yes, of course
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 7
- 198
- 2
- [product_views]
- 7
- 172
- 3
- [product_views]
- 8
- 138
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 4
- 173
- 6
- [product_views]
200.000 ₫
- 0
- 494
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 529
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 423
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 551
- 10
- [product_views]