SKKN Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn Tập làm văn lớp 3
- Mã tài liệu: BM3072 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 633 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn Tập làm văn lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt
b. Tìm hiểu nội dung đề bài
c. Hướng dẫn tìm ý
d. Hướng dẫn diễn đạt
e. Dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình dạy học ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học ở Vùng miền núi nói chung và ở trường Tiểu học Nhi Sơn, huyện Mường Lát nói riêng thì vấn đề giúp cho học sinh dân tộc thiểu số nhận thức và phát triển về ngôn ngữ tiếng việt cũng như biết cách sử dụng từ ngữ một cách thành thạo và để hình thành các kĩ năng sử dụng vốn từ tiếng việt là một vấn đề rất khó khăn.
Do vậy, Tiếng Việt là môn có vị trí quan trọng trong chương trình bậc Tiểu học. Để dạy tốt môn tiếng Việt giúp các em phát triển các kĩ năng : nghe, đọc, nói, viết, ngay từ khi các em sinh ra phần lớn đều giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ mãi khi lớn lên đi học các em mới được học và giao tiếp bằng tiếng phổ thông và trong cuộc sống hàng ngày, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp của người Việt. Việc nói đúng tiếng Việt của mỗi người học được bắt đầu từ đâu? Có thể cho rằng, việc hướng dẫn cho các em nói tiếng Việt đúng, chuẩn, có phương pháp, có hệ thống thì khi các em bước vào học Tiểu học. Khi đến trường và các em gia nhập vào một phạm vi giao tiếp mới có tổ chức: Xã hội – lớp học (giao tiếp với thầy cô giáo, với bạn bè). Các em không thể nói giao tiếp “bằng tiếng dân tộc” hay lí nhí gật đầu như nói với bố mẹ. Hơn thế nữa, các em còn hiểu rằng có những lời nói là hay, là đẹp và có những lời nói là không hay, không đẹp.
Để trả lời câu hỏi của thầy cô giáo “Em học bài chưa?”, các em không thể được phép nói “học rồi”. Các em phải hiểu và biết thực hiện nói thành câu và thể hiện sự lễ phép “Thưa thầy (cô), em học bài rồi ạ!”. Hoặc trong giao tiếp với mọi người xung quanh, các em biết rằng khi mắc lỗi (hay phạm khuyết điểm) thì cần phải biết đáp lại những lời cảm ơn, xin lỗi của người khác đối với mình. Để học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp tiểu học thực hiện được điều này là nhờ môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vì thế, dạy tiếng Việt trong trường Tiểu học có một tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành văn bản nói viết. Dạy phân môn tập làm văn là một phân môn có vai trọng trong việc hình thành văn bản nói và viết. Dạy phân môn tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải thâm nhập cả chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện. Luyện từ và câu. Chính vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kết quả lĩnh hội các kiến thức của môn Tiếng Việt là hình thành phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.
Xuất phát từ lí do trên. Bản thân tôi trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để hình thành và rèn luyện tốt các em nói và viết từ đó tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng nói viết cho học sinh vùng dân tộc thiểu số thông qua phân môn tập làm văn lớp 3”. Để áp dụng trong giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Để nâng cao chất lượng giáo dục, trong quá trình giảng dạy người giáo viên
ngoài việc giúp cho học sinh có kiến thức còn rèn cho học sinh những kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và tính toán .
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn cho học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt.Vì vậy môn Tiếng Việt rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Học sinh nói, viết đoạn văn theo một chủ đề nào đó là bước nâng cao về vốn từ, về câu, về cách xây dựng văn bản mà học sinh đã học ở các phần trước.
Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần có sự đầu tư tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp tối ưu để áp dụng vào thực tế giảng dạy để giúp học sinh hoàn hành nhiệm vụ học tập, tiếp tục học tập ở các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Mục tiêu của việc luyện nói viết cho học sinh lớp 3.
Đặc điểm, nội dung, chương trình sách tiếng Việt 3.
Tất cả giáo viên và học sinh khối lớp 3. Phương pháp dạy Tập làm văn 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
1 – Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
2 – Phương pháp phân tích, tổng hợp.
3 – Phương pháp điều tra, khảo sát.
4 – Phương pháp luyện tập, thực hành.
5 – Phương pháp trao đổi, tranh luận.
6 – Phương pháp thống kê.
Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.
- Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luyện khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trường Tiểu học Nhi Sơn gồm có 6 khu và tôi đã chọn 2 khu: Khu Pá Hộc
làm lớp áp dụng dạy thực nghiệm và khu: Chòm Chim là lớp đối chứng trong quá trình giảng dạy.
Qua thực tế khảo sát đầu năm học tại 2 khu lớp 3, khu Pá Hộc và Chòm Chim Trong đó:Tôi có kết quả về kĩ năng nói và viết qua phân môn tập làm văn lớp 3 của 2 khu đầu năm như sau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]