SKKN một số biện pháp rèn vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3080 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 562 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trưng Vương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Xuân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trưng Vương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN một số biện pháp rèn vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Chọn bút
2. Hướng dẫn tư thế ngồi viết
3. Hướng dẫn cách cầm bút
4. Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu
5. Dạy tốt các tiết dạy trên lớp
6. Phát động thi đua nhóm viết đẹp
7. Tổ chức mở hội thi viết đẹp
8. Khen thưởng động viên kịp thời
Mô tả sản phẩm
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục của bậc giáo dục Tiểu học hiện nay là: giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Học xong Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên – xã hội và con người, có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Nền móng đó cần phải được xây dựng vững chắc. Ở Tiểu học, kĩ năng nào cũng rất quan trọng song kĩ năng viết chữ cũng chiếm một vị trí đặc biệt góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:“Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài, đọc vở của mình”.
Đúng như vậy: “Nét chữ – nết người” Chỉ nhìn vào nét chữ ta cũng có thể đánh giá được tính cách của con người đó: cẩn thận hay ẩu thả, trình độ tới mức nào …Rèn học sinh viết đẹp chính là đã rèn cho học sinh tính cẩn thận tỉ mỉ, kiên trì, thói quen sống nề nếp khoa học.
Mặt khác, tôi nhận thấy hiện nay trong các nhà trường đã dấy lên phong trào : “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” . Phong trào này đã được duy trì và được phát huy rất tốt. Trong nhà trường hiện nay cũng có nhiều em viết chữ rất đẹp đạt giải cao trong các kì thi. Chữ viết của các em chuẩn về mẫu chữ, các đường nét cong lượn hài hòa. Các em đã viết chữ đẹp lại trình bày khoa học. Bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều em chữ xấu, nét chữ nguệch ngoạc, sai lỗi không bám li bám dòng. Để phát huy phong trào chữ viết ngày một nâng cao và tâm nguyện mong muốn học sinh viết đẹp, tôi chọn đề tài về công tác rèn vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết và giúp học sinh phát triển toàn diện.
1.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp rèn vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh lớp 3.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng được biện pháp rèn vở sạch, viết chữ đẹp lớp 3 nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cũng như chất lượng các môn học khác.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Điều tra thực tế tình hình học sinh đặc biệt là chữ viết của học sinh, dự giờ thăm lớp nắm tình hình giảng dạy của giáo viên, thống kê những ưu nhược điểm, đúc rút kinh nghiệm đưa ra biện pháp rèn vở sạch, viết chữ đẹp có hiệu quả.
Đem sáng kiến này áp dụng vào công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh.
1.5. Các phương pháp nghiên cứu:
Tiến hành sáng kiến này tôi đã dùng các phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra giáo dục: Điều tra thực trạng học sinh, những tồn tại của giáo viên để từ đó có kế hoạch tiến hành.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh trong việc học tập, đặc biệt là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để nắm được thực trạng của từng em.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy, việc rèn vở sạch viết chữ đẹp. Rút kinh nghiệm cả về mặt ưu điểm và cả mặt nhược điểm. Toạ đàm trao đổi với đồng chí, đồng nghiệp, với học sinh, dự giờ thăm lớp, các phương pháp rèn chữ viết ở các loại sách tham khảo, tạp chí giáo dục…
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu xem xét kết quả học tập của từng học sinh, của tập thể lớp.
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp để nắm được kết quả việc áp dụng kinh nghiệm rèn vở sạch viết chữ đẹp với học sinh.
1.6. Điểm mới nghiên cứu:
– Đưa ra các việc làm, các giải pháp rèn vở sạch viết chữ đẹp một cách cụ thể dễ hiểu, dễ thực hiện, áp dụng được tất cả với mọi giáo viên lớp 3 nói riêng, các khối lớp khác nói chung đạt hiệu quả.
- Cơ sở lí luận của vấn đề:
Để đạt được mục tiêu của bậc học và để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hàng ngày, hàng giờ của đất nước đòi hỏi sự đổi mới tích cực của phương pháp dạy học, đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi thày cô làm sao để đạt được chất lượng học sinh, đào tạo được những con người đáp ứng được với nhu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Đối với việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh là cả một quá trình lâu dài . Học sinh viết tốt thì phải liên quan đến đọc tốt. Một học sinh đọc kém thì khó có thể viết đúng và nhanh được. Ngoài ra, muốn có một bài viết đúng đẹp thì phải viết đúng đẹp từng chữ cái, từng chữ ghi tiếng, từng câu văn.
Các em phải có óc quan sát, phân tích, tổng hợp để nắm chắc hiểu rõ hiểu sâu các đường nét của từng chữ cái. Các em phải nắm chắc cách nối giữa các con chữ trong một chữ, trong một từ, cách sắp xếp các từ trong một câu. Chính vì vậy việc rèn học sinh viết chữ đẹp giữ vở sạch là cả một quá trình, đòi hỏi mỗi thày cô phải bỏ nhiều công sức, lòng tâm huyết nhiệt tình thì mới đạt được chất lượng học sinh.
- Thực trạng của vấn đề:
Từ thực tế ta thấy học sinh còn nhiều em vở thì nhàu nát, quăn mép, giây bẩn từ trong vở ra đến ngoài bìa. Các em viết chữ thì xấu, viết sai chính tả, không bám li bám dòng, nét chữ nguệch ngoạc. Các em ngồi học nhưng không chú ý nên nghe nhầm rồi dẫn đến viết sai. Trong mỗi chữ thì nét cao, nét thấp, khoảng cách không đều đổ nghiêng đổ ngả. Học sinh thờ ơ không biết lo học. Những em này thường là do phụ huynh chưa quan tâm, trình độ hạn chế, không có phương pháp hướng dẫn. Có những phụ huynh bằng lòng với con em mình cho rằng chữ viết của bố mẹ xấu thì bây giờ chữ của con cũng xấu, thờ ơ trước lời nhận xét của giáo viên không hỗ trợ giáo viên trong việc rèn cặp con cái. Chính vì vậy mà một số giáo viên còn lúng túng khi xử lí các tình huống, các đối tượng này. Một số giáo viên cũng đã bỏ nhiều công sức ra rèn cặp nhưng học sinh tiến bộ rất ít nên dẫn đến chán nản bỏ dở giữa chừng.
Bởi vậy, để khắc phục được các vấn đề trên là cả một quá trình kiên trì bền bỉ và đầy khó khăn vất vả của người giáo viên.
- Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Để đi sâu vào vấn đề này, tôi lần lượt tiến hành các công việc sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]