SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở Lớp 1
- Mã tài liệu: BM1076 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 572 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Văn Hớn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Loan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Văn Hớn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở Lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác cần đảm bảo các
điều kiện:
Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác phải tuân thủ theo
một số yêu cầu cơ bản.
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác cần sử dụng theo
quy trình phù hợp.
Biện pháp 4: Cần tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác theo từng tình
huống cụ thể.
Biện pháp 5: Sử dụng kỹ thuật chia nhóm và điều khiển nhóm hợp lý.
Biện pháp 6: Thiết kế tình huống hoạt động và tổ chức hoạt động học tập hợp
tác.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều song thời gian giành cho mỗi tiết học trong trường phổ thông không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở Tiểu học nói tiêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử dụng hợp lý các hình thức tổ chức dạy học là hết sức cần thiết. Nhất là hình thức tổ chức dạy học hợp tác.
Có thể nói, hợp tác là biểu hiện văn minh của xã hội hiện đại. Muốn có được những người biết làm việc hợp tác, ngay từ bậc Tiểu học phẩm chất này phải được hình thành và rèn luyện. Lớp học với sự đa dạng của các đối tượng học sinh là môi trường tốt để hình thành và rèn luyện kỹ năng hợp tác cho mỗi người.
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng việt, môn Toán có vị trí quan trọng, vì:
Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và học tập tiếp môn Toán ở Trung học.
Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.
Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Đặc biệt đối với học sinh Lớp 1, môn Toán lại càng quan trọng, vì: vào Lớp 1, lần đầu tiên trẻ em được tiếp xúc với toán học với tư cách là một môn học. sự kiện này sẽ quy định về đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ em. Cụ thể hơn, trẻ em sẽ tiếp xúc với các đối tượng toán học, các quan hệ toán học, các phép toán…ban đầu làm nền tảng cho quá trình học môn Toán sau này. Đặc biệt lần đầu tiên trẻ em được làm quen và rèn luyện với các thao tác tư duy trong dạy học toán như là quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, chứng minh…đặt nền móng và định hướng phát triển khả năng học tập toán của trẻ em trong các bậc học sau. Hơn nữa, đối với học sinh Lớp 1 khả năng tư duy của các em còn non nớt,việc tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của một số em còn chậm, trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau , nên việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học hợp tác trong môn Toán cho học sinh Lớp 1 là hết sức cần thiết trong việc dạy học hiện nay.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở Lớp 1.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu về: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác ở môn Toán Lớp 1.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận (xây dựng cơ sở lý thuyết): Nghiên cứu các tài liệu về nội dung, phương pháp hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở Tiểu học; nghiên cứu nội dung chương trình, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Vở bài tập…Toán Lớp 1.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế học sinh Lớp 1C, trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận:
Trong những năm gần đây cũng như các bậc học, ngành học khác, bậc Tiểu học quan tâm nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học được đổi mới đồng bộ về chương trình sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để đáp ứng được với những đổi mới như trên trong giáo dục thì việc chọn các hình thức tổ chức dạy học làm sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao là hết sức cần thiết.
Theo lý luận dạy học hiện đại quan niệm rằng: Học sinh hình thành được kiến thức, rèn luyện được kỹ năng và tích lũy được vốn kinh nghiệm chủ yếu là do quá trình học tập, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò thông qua môi trường dạy học và giáo dục. Kết quả học tập cao hay thấp là do mỗi học sinh tích cực tương tác và trao đổi nhiều hay ít trong môi trường học tập. Vai trò quan trọng của nhóm học tập hợp tác thể hiện ở chỗ: tạo cơ hội để mỗi học sinh đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ về nội dung học tập mà không e ngại như khi trình bày trực tiếp với giáo viên trên lớp. Thông qua thảo luận, mỗi học sinh có thể tự so sánh biết được tính hợp lí, tính đúng đắn trong cách giải quyết, trình bày của mình và của bạn. Tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh thể hiện sự hiểu biết hoặc không hiểu biết về nội dung học tập. Từ đó so sánh đối chiếu với các thông tin từ bạn bè mà tự điều chỉnh nhận thức.
Đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh Lớp 1 nói riêng, việc lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác ở môn Toán là hết sức hợp lý. Vì hình thức tổ chức dạy học này vừa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và vừa nâng cao được chất lượng học tập cho học sinh.
2.2 Thực trạng:
2.2.1. Về phía nhà trường :
Ban giám hiệu đã quan tâm chỉ đạo sát sao đến công tác chuyên môn , đã phân công tương đối hợp lý các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nhưng do điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn chưa được đầy đủ, bàn ghế một số phòng học chưa chuẩn, chưa phù hợp cho việc tổ chức một số hoạt động dạy học.Bên cạnh đó, sự nỗ lực của giáo viên trong việc tìm phương pháp giảng dạy phù hợp với bộ môn đôi lúc chưa đồng bộ, vẫn còn có giáo viên đôi khi còn chưa linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng tình huống, từng thời điểm và từng đối tượng học sinh, nhất là hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và chất lượng môn Toán.
2.2.2. Về phía gia đình :
Đa số phụ huynh học sinh là gia đình nông nghiệp, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Trình độ văn hóa của một số phụ huynh cũng có phần hạn chế. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương chưa cao nên ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Sự đầu tư về thời gian, vật chất phục vụ cho việc học tập của con em chưa hợp lý. Ngoài ra, còn một số phụ huynh do hoàn cảnh kinh tế gia đình phải đi làm ăn xa nên để con ở nhà với ông bà. Các ông bà về tuổi tác về hiểu biết tâm lý con trẻ còn hạn chế nên việc trao đổi giao tiếp với con trẻ cả về học tập và cuộc sống thường ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều.
2.2.3. Về phía học sinh:
Các em đa số đều sinh ra trong gia đình nông nghiệp điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với học sinh Lớp 1, lần đầu tiên trẻ em được tiếp xúc với Toán học với tư cách là một môn học, lần đầu tiên trẻ em được làm quen và rèn luyện với các thao tác tư duy trong dạy học Toán. Bên cạnh đó, đối với học sinh lớp 1 khả năng tư duy của các em còn non nớt, việc tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của một số em còn chậm. trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
Đứng trước thực trạng đó, tôi đã băn khoăn suy nghĩ và trăn trở phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán. Vì vậy, ngay từ Tuần 9 của năm học, tôi đã cho kiểm tra chất lượng và tìm ra được một số nguyên nhân, từ đó đề ra các biện pháp khác phục.
Kết quả khảo sát đầu năm Lớp 1C, tôi thu được như sau:
Sĩ số | HS hoàn thành | HS chưa hoàn thành | ||||||
28 | SL | SL | ||||||
20 | 71.4 | 8 | 28.6 |
Qua giảng dạy và theo dõi cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do tư duy của các em còn non nớt, khả năng phân tích, tổng hợp của các em rất hạn chế.
Nguyên nhân thứ hai là trong lớp có rất nhiều đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu của một số em còn chậm, các em chưa thể tự mình hoàn thành được nhiệm vụ học tập của mình nếu không có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên và sự hợp tác của bạn bè.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]