SKKN Một số giải pháp giúp học sinh khi giải các bài toán hợp ở lớp 3
- Mã tài liệu: BM3135 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 814 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giúp học sinh khi giải các bài toán hợp ở lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giúp học sinh phân biệt được các kiểu bài cũng như các bước giải tổng quát của dạng toán hợp.
2. Hình thành cho học sinh kỹ năng trình bày bài giải các bài toán hợp.
3. Tạo hứng thú đam mê, sáng tạo cho học sinh khi giải các bài toán hợp
Mô tả sản phẩm
Phần I: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Ở bậc Tiểu học môn toán có vị trí rất quan trọng trong việc hình thành những kiến thức, những kỹ năng cơ bản cho học sinh. Là một môn khoa học đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối vì nó sẽ chi phối mọi môn khoa học khác về khoa học tự nhiên nói chung. Dạy học giải toán hợp ở tiểu học nhằm giúp học biết cách vận dụng những kiến thức toán học và các tình huống thực tiễn đa dạng phong phú những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Nhờ giải toán hợp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận cần thiết. Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Ngoài ra dạy giải toán hợp còn giúp học sinh phát hiện giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích, tổng hợp rút ra quy tắc ở dạng khái quát.
Trong chương trình toán 3 thì giải toán hợp cũng là một mạch kiến thức khác và có ý nghĩa đặc biệt trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt qua việc giải các bài toán hợp có ý nghĩa thực tiễn liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy giải toán hợp được coi là cầu nối giữa toán học và thực tiễn, chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình toán 3.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình, tôi thấy rèn kỹ năng giải toán hợp cho học sinh là một biện pháp không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Do đặc điểm của môn toán Tiểu học được cấu tạo theo kiểu đồng tâm các nội dung được củng cố thường xuyên và được phát triển dần từ đơn giản đến phức tạp, từ khó đến dễ. Sau khi lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán học, để định hình vững chắc kiến thức ấy, học sinh cần rèn luyện vận dụng qua các dạng bài tập khác nhau, có yêu cầu cao hơn. Để giải quyết được các bài tập ấy, giáo viên cần hướng dẫn các em tư duy từ cái đã biết để tìm cái chưa biết, rèn cho học sinh óc suy luận, phán đoán và kỹ năng thực hành.
Song, qua thực tế giảng dạy nhà trường tiểu học Định Hòa tôi thấy tâm sinh lý của học sinh lớp đang còn mải chơi chưa chú tâm học tập, tư duy còn cụ thể chưa trừu tượng, thấy khó là ngại học. Chính vì vậy mà kỹ năng giải toán có lời văn của các em đặc biệt là loại toán hợp các em còn nhiều hạn chế, các em giải sai hoặc không giải được do chưa hiểu đề bài.Vậy làm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy các bài toán hợp ở lớp 3 ? làm thế nào để học sinh hiểu đề bài, biết cách giải và tìm ra đáp số đúng của bài toán hợp, đó là điều khiến tôi rất trăn trở. Là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm trong việc giúp đỡ học sinh có được kết quả học tập cao. Chính vì vậy mà tôi đã đi nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh khi giải các bài toán hợp ở lớp 3”, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho thế hệ học sinh, đáp ứng với nhu cầu Giáo dục & Đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
- 1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp giúp học sinh giải các bài toán hợp lớp 3 đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 3 trường Tiểu học Định Hòa.
- 4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu luận.
– Phương pháp gợi mở, vấn đáp.
– Phương pháp giải quyết vấn đề.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp luyện tập, thực hành .
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Toán học là một mạch kiến thức không chỉ truyền thụ và rèn luyện kỹ năng tính toán để giúp các em học tốt môn khác mà còn giúp các em rèn luyện trí thông minh, óc tư duy sáng tạo, khả năng tư duy lô gic, làm việc khoa học. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm tới việc dạy toán ở Tiểu học.
Như chúng ta đã biết, một trong bốn mạch kiến thức ở môn Toán 3 là giải bài toán có lời văn. Trong sách giáo khoa Toán 3, các bài toán có lời văn (toán đơn và toán hợp) được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức khác. Đây là mạch kiến thức khó, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh khi học tập. Trong chương trình Toán 3, ngoài các bài toán đơn (bài toán giải bằng 1 phép tính), học sinh còn được học các bài toán hợp, bài toán giải bằng 2 phép tính (2 bước tính). Mỗi bước tính là bước giải một bài toán đơn. Kết quả phép tính ở bước tính thứ nhất sẽ là một thành phần của phép tính ở bước giải thứ hai. Số bài toán hợp chiếm một tỉ lệ lớn trong mạch kiến thức giải toán, xuyên suốt chương trình Toán 3.
So với 3 mạch kiến thức còn lại (Số học, Hình học và Đo lường), khối lượng mạch Giải toán không nhiều (chiếm khoảng 9%), song nó không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển tư duy toán học nói chung mà còn là yếu tố chính trong việc hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cách nhìn nhận thấu đáo, khúc triết trong cách giải quyết vấn đề của học sinh.
Mạch kiến thức “Giải bài toán có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh Tiểu học bởi vì đối với một số học sinh vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgíc của các em còn rất hạn chế nên khi giải toán có lời văn thường rất chậm so với các mạch kiến thức khác. Các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn: Chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, đặt lời giải chưa đúng, thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số của bài toán chưa chính xác, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt chưa rõ ràng, thiếu lôgíc.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Học sinh chưa phân biệt các kiểu bài cũng như bước giải tổng quát dạng toán hợp.
Việc giải các loại toán điển hình của học sinh ở lớp 3 còn phụ thuộc nhiều vào bài mẫu của giáo viên hướng dẫn.Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên chưa quan tâm đến hệ thống hóa, khái quát hóa các kiểu bài trong giải toán.Từ đó dẫn đến giáo viên chưa rút ra được cách giải tổng quát chung của các kiểu bài này. Chính vì điều này mà học sinh chưa nắm được các kiểu bài trong dạng toán hợp ở lớp 3 như nhầm lẫn dạng toán này với dạng toán kia: Nhiều hơn, ít hơn, thêm bớt, giảm đi hoặc gấp lên một số lần, rút về đơn vị……
Do Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3 còn non trẻ: Nhận thức đang đi từ cụ thể đến trừu tượng cho nên khả năng tư duy để nắm chắc các kiểu bài cũng như cách giải các bài toán hợp và mối quan hệ giữa các kiểu bài vẫn chưa tốt.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]