SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử cấp THPT đáp ứng yêu cầu của kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường Đại học hiện nay
- Mã tài liệu: MP0947 Copy
Môn: | Lịch Sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 413 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử cấp THPT đáp ứng yêu cầu của kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường Đại học hiện nay”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử tiếp cận kì thi Đánh giá năng lực
2.2. Các dạng đề thi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử tiếp cận Kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường Đại học hiện nay
2.3. Nâng cao chất lượng xây dựng đề thi tự luận môn Lịch sử tiếp cận Kỳ thi Đánh giá năng lực của một số trường Đại học hiện nay
2.4. Hướng dẫn học sinh ôn thi nâng cao chất lượng môn Lịch sử trong kỳ thi ĐGNL
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Đối với kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không chỉ dừng lại với hình thức thi các khối thi truyền thống mà đã mở rộng thêm nhiều các hình thức thi mới, trong đó có thi Đánh giá năng lực (ĐGNL).
Thi ĐGNL là một kỳ thi được thiết kế để đánh giá khả năng của một cá nhân trong một lĩnh vực nhất định hoặc trên một loạt các kỹ năng. Kỳ thi này thường được sử dụng trong quá trình tuyển dụng để đánh giá năng lực của ứng viên hoặc trong quá trình đào tạo và phát triển để đo lường sự tiến bộ của học viên. Thi ĐGNL có thể bao gồm nhiều loại câu hỏi và định dạng khác nhau bao gồm các bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập thực hành, bài luận, phỏng vấn và nhiều hình thức khác. Một số khi kỳ thi đánh giá năng lực phổ biến nhất về ngôn ngữ bao gồm TOEFL, HSK, TOPIC…
Hiện nay tại Việt Nam kỳ thi ĐGNL chính là bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của các thí sinh trước khi bước vào đại học. Đây là hình thức thi do các trường đại học tổ chức riêng và dùng kết quả để xét tuyển. Bài thi ĐGNL không hoàn toàn dựa trên lý thuyết mà còn bao gồm kiến thức xã hội và suy luận logic. Về hình thức kỳ thi ĐGNL được thiết kế chủ yếu dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nội dung tích hợp các kiến thức và tư duy như cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, kỳ thi ĐGNL sẽ phản ánh đúng năng lực và kiến thức của thí sinh qua các môn học và hiểu biết xã hội. Bài thi giúp kiểm tra cũng như đánh giá được trình độ cơ bản của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề. Mục tiêu của kỳ thi ĐGNL đó là kết quả của kỳ thi sẽ là một kênh xét tuyển độc lập, không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia và kết quả học bạ, giúp thí sinh tăng tối đa cơ hội vào đại học, đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh hướng nghiệp cho học sinh trên nền tảng kiến thức và năng lực cơ bản, kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy, kỹ năng cũng như thái độ của học sinh.
Tuy nhiên, đối với học sinh, thi ĐGNL quá nhiều điều mới mẻ, đặc biệt là các thí sinh không sinh sống tại vùng đồng bằng hoặc trung tâm. Điều này tạo nên một số khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận thông tin và ôn luyện kiến thức để tham gia kỳ thi. Về phía giáo viên, trong đó có giáo viên dạy Lịch sử, vì chưa thật sự quan tâm tìm hiểu và chủ yếu chưa từng trải qua kỳ thi Đánh giá năng lực nên rất lúng túng cả trong giảng dạy và thiết kế đề ôn tập cho học sinh, tư vấn kinh nghiệm cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử cấp THPT đáp ứng yêu cầu của kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường Đại học hiện nay để nghiên cứu và thực hiện.
- Tính mới của đề tài
Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm về dạy học môn Lịch sử trong những năm qua chủ yếu tập trung vào những giải pháp về kĩ thuật và phương pháp dạy học, ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh; chưa có đề tài sáng kiến về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử cấp THPT đáp ứng yêu cầu của kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường Đại học hiện nay.
Đề tài của chúng tôi đề ra một số giải pháp trong dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực:
- Đề xuất một số giải pháp trong việc xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử tiếp cận kì thi ĐGNL.
- Đề xuất một số giải pháp trong việc xây dựng đề thi tự luận môn Lịch sử tiếp cận kì thi ĐGNL.
- Đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn thi nâng cao chất lượng môn Lịch sử trong kỳ thi ĐGNL.
- Xây dựng một số đề thi minh họa theo hướng tiếp cận đề thi ĐGNL để ôn thi tuyển sinh vào Đại học.
Trên cơ sở những giải pháp của đề tài, giáo viên có thể vận dụng, phát triển trong quá trình dạy học, ôn tập, tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các khối 11, 12 tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu và 1 số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu về kỳ thi ĐGNL; tài liệu về kiểm tra đánh giá; Chương trình lịch sử phổ thông 2018…, phân tích, chọn lọc sau đó hệ thống hóa thành lí luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm: Điều tra, khảo sát và xử lý thông tin. – Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử.
- Cấu trúc đề tài
Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau:
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phần IV: PHỤ LỤC
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Kỳ thi Đánh giá năng lực và môn Lịch sử trong kỳ thi Đánh giá năng lực hiện nay trong các trường Đại học
1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Những nét chính về kỳ thi Đánh giá năng lực
1.1.1.1. Vai trò của Kỳ thi Đánh giá năng lực
- Thi ĐGNL ở nước ta hiện nay gồm có nhiều mục đích như: đánh giá năng lực học sinh THPT để phân loại sau khi tốt nghiệp THPT; tư vấn cho hoạt động dạy và học, đảm bảo chất lượng giáo dục; dự báo chất lượng nhân lực phổ thông; phục vụ công tác tuyển sinh và dự báo kết quả học tập bậc đại học; hướng nghiệp cho học sinh… Trong đó, thi ĐGNL là kì thi do các trường Đại học tự tổ chức thi riêng và là một trong 5 hình thức để xét tuyển chủ yếu vào Đại học (bao gồm trường tổ chức thi và các trường sử dụng kết quả đó để xét tuyển) do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. Thi ĐGNL ngày càng được mở rộng và quan tâm do kết quả việc đánh giá học sinh qua hình thức này được đánh giá tốt và phản ánh đúng năng lực của học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 155
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 8
- 182
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 558
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 582
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 465
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 547
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 589
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 592
- 10
- [product_views]