SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh qua bài 17: “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” chương trình Lịch sử 12 ban cơ bản.

Giá:
100.000đ
Môn: Lịch
Lớp: 12
Bộ sách:
Lượt xem: 205
Lượt tải: 12
Số trang: 70
Tác giả: Nguyễn Thị Bảo Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 3
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 70
Tác giả: Nguyễn Thị Bảo Ngân
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn 3
Năm viết: 2021-2022

1 GV đổi mới PPDH để phát triển năng lực phẩm chất cho HS trong dạy học Lịch sử
2 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS qua bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” chương trình Lịch sử 12 ban cơ bản
3 PPDH dự án, thiết kế infographic, kể chuyện lịch sử bằng tranh, thuyết trình…để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS qua bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” chương trình Lịch sử 12 ban cơ bản

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: Phải coi trọng phát triển toàn diện học sinh nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, nền giáo dục đó phải phát huy toàn diện những năng lực sẵn có của học sinh. Đặc biệt, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi ngành giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Một trong những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Vì vậy, việc xác định những phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh là rất quan trọng và đã được Đảng, Nhà nước quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Kế thừa Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, trong văn kiện đại hội XII, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xác định đây là quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI; khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
Trong thực tiễn giáo dục hiện nay khi điều kiện xã hội hiện đại, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động ảnh hưởng đến quá trình dạy-học đòi hỏi người học phải hết sức năng động, sáng tạo, với những kiến thức đa dạng, những kĩ năng, phẩm chất và năng lực cần thiết để sống, tồn tại, thích ứng và phát triển. Một trong những năng lực không thể thiếu được là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bởi lẽ, cuộc sống luôn đặt ra muôn vàn vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Chỉ có dạy cách học, dạy cách sống, dạy cách làm việc, dạy làm người, tự học sáng tạo mới đáp ứng được yêu cầu cao của sự phát triển xã hội. Để đạt được điều đó, việc dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nói riêng cần đổi mới theo xu hướng tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn. Lịch sử là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh. Qua học Lịch sử góp phần giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm mỗi học sinh đối với quê hương, đất nước và gia đình. Tuy nhiên dạy và học Lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay chủ yếu giáo viên giảng giải, minh họa còn học sinh thì ngồi nghe, chép bài và cố để ghi nhớ. Việc này đã hạn chế căn bản vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt, trong xu thế hiện nay một số học sinh xem nhẹ thậm chí coi thường quay lưng với lịch sử dân tộc, lãng quên quá khứ hào hùng dựng nước và giữ nước của biết bao thế hệ cha ông. Chất lượng kì thi trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử có điểm trung bình thấp hơn so với các bộ môn khác khiến dư luận bức xúc. Vì sao học sinh không thích học sử? Vì sao học sinh có thái độ đó với những giá trị truyền thống như vậy? Vậy làm thế nào để khơi dậy hứng thú học tập môn Lịch sử? Làm thế nào để biến những con số, sự kiện khô khan trở nên sinh động, gần gũi, dễ nhớ dễ tiếp thu?. Vì thế, cả người dạy và người học cần phải thay đổi tư duy nhận thức về môn Lịch sử để “kích hoạt” tinh thần học tập của học sinh. Xuất phát từ thực trạng dạy học môn Lịch sử hiện nay và bản thân tôi đã được tiếp cận với xu hướng chương trình giáo dục phổ thông mới qua các đợt tập huấn, học tập của Sở GD & ĐT Nghệ An tôi mạnh dạn chọn đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh qua bài 17: “Nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trƣớc ngày 19/12/1946” chƣơng trình Lịch sử 12 ban cơ bản.
2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
– Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi và một số đối tượng liên quan.
– Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trong đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử.
– Nghiên cứu các năng lực chung và năng lực đặc thù trong môn Lịch sử đặc biệt năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học Lịch sử.
– Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bài 17: “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946” chương trình Lịch sử 12 ban cơ bản.
– Nghiên cứu phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Anh Sơn 2 và các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
– Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triển năng lực GQVĐ&ST của HS trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
– Khai thác nội dung chương trình Lịch sử 12 nói chung và bài 17: Nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 nói riêng.
– Thiết kế bài dạy bằng các phương pháp dạy học tích cực như: kể chuyện lịch sử bằng tranh, thiết kế inphographic, thuyết trình, thiết kế và trình chiếu Powerpoint…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về các yêu cầu dạy học hiện nay và các văn bản quy định hiện hành. Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử tại trường THPT Anh Sơn 2 và các trường THPT vùng lân cận.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành khảo sát giáo viên, học sinh trước và sau khi áp dụng bằng phiếu khảo sát qua google form. Trao đổi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành áp dụng và thực nghiệm sư phạm đề tài.
5. Tính mới, đóng góp mới của đề tài.
– Với chương trình GDPT mới, vai trò của giáo viên có sự thay đổi hoàn toàn giáo viên không là trung tâm mà là người tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Ngược lại học sinh thì chủ động tham gia các hoạt động, trò tự tìm tòi, có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, đánh giá vấn đề; xử lí thông tin, hợp tác giao tiếp, vận dụng bài học kinh nghiệm Lịch sử vào thực tế… Mặt khác, hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết cho mỗi công dân trong thời đại hiện nay.
– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, không chỉ đơn thuần học sinh có được vốn kiến thức một cách chính xác, khoa học mà cái mới là học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, không khí lớp học sôi nổi hơn, thoải mái, nhẹ nhàng, không gò bó, không áp lực, học đi đôi với hành, phát triển toàn diện, đóng vai trò là trung tâm và đặc biệt là các em ngày càng yêu thích môn học, không còn tâm lí xem nhẹ bộ môn Lịch sử chỉ là “môn phụ” nên chất lượng môn học ngày một nâng lên. Các em đã có nhận thức sâu sắc về một trang sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta.
– Các PPDH tích cực như kể chuyện lịch sử bằng tranh, thiết kế infographic, thuyết trình, thiết kế powerpoint, DHDA được đề cập trong đề tài không chỉ tái hiện lịch sử một cách cô đọng, dễ nhớ, hấp dẫn mà còn phát huy được sự sáng tạo và GQVĐ của HS.

PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Những phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT.
Phẩm chất: là tính chất bên trong của con người, tính chất bên trong có thể xấu hoặc tốt, tuỳ theo sự rèn luyện, định hướng của mỗi người.
Phẩm chất là thước đo giá trị của con người, không phải ai sinh ra cũng có phẩm chất như nhau. Những phẩm chất này được xây dựng, rèn luyện và phát triển theo thời gian.
5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. • Yêu nƣớc:
Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì các em phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và các em phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày. • Nhân ái:
Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.
• Chăm chỉ:
Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.
Chăm chỉ thể hiện ở những kĩ năng học tập hàng ngày của các em, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ các em hình thành phẩm chất đáng quý này. • Trung thực:
Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các em cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích các em nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho các em ngay từ nhỏ. • Trách nhiệm:
Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn
Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn các em tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân các em, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.
Năng lực: là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó, là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.
Như vậy có thể hiểu năng lực là một đặc tính có thể đo lường được của một người về kiến thức, kỹ năng, thái độ… cũng như các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ. Là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác, cũng là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân với nhau.
Năng lực bao gồm: Các hành vi phù hợp với việc làm, động cơ, kiến thức/kĩ năng và được xác định thông qua kết quả về việc làm và vai trò công việc. Năng lực có thể được hình thành do tư chất tự nhiên của cá nhân.
Tuy nhiên, năng lực phần lớn được hình thành‚ bồi đắp và có được qua quá trình học tập‚ rèn luyện tại cơ sở giáo dục, công sở; qua những trải nghiệm thực tế, nỗ lực học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức trong cuộc sống thường ngày
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:
• Tự chủ và tự học
• Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
• Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực đặc thù: Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực Biểu hiện
TÌM HIỂU LỊCH SỬ – Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
– Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
NHẬN THỨC
VÀ TƢ DUY LỊCH SỬ – Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.
– Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy n ghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
VẬN DỤNG
KIẾN THỨC,
KĨ NĂNG ĐÃ
HỌC Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT trong dạy học Lịch sử.
1.2.1. . Khái niệm, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông.
* Khái niệm:
NLGQVĐ&ST của HS là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các biện pháp, lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường, đồng thời đánh giá giải pháp GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT
10;11;12
Lịch Sử
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)