SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT

4.5/5

Giá:

100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Lịch Sử
Lớp: 10;11;12
Bộ sách:
Lượt xem: 558
File:
Số trang:
83
Lượt tải:

9

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Giải pháp 1: Chọn nguồn và thành lập đội tuyển

Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch và nội dung các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử

Giải pháp 3: Xác định mức độ kiến thức của các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi tương ứng của các chuyên đề bồi dưỡng

Giải pháp 5: Cách thức bồi dưỡng nội dung các chuyên đề

Giải pháp 6: Sử dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực

Giải pháp 7: Rèn luyện một số kỹ năng học tập và làm bài thi môn Lịch sử

Giải pháp 8: Luyện đề thi

Giải pháp 9: Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tăng cường hiệu quả bồi dưỡng

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 

1. Lí do chọn đề tài 

Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc, tạo ra những con ngƣời có kiến thức, văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp, gắn học với hành, tài với đức.  

Đảng ta cũng khẳng định: “nhân tài không phải sản phẩm tự phát mà phải đƣợc phát hiện và bồi dƣỡng công phu”. Nhiệm vụ xây dựng chiến lƣợc quốc gia về đào tạo và bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc cũng đã đƣợc Đảng chú trọng. Để định hƣớng trên đi vào giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm qua các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện đƣợc tổ chức và đi vào chiều sâu nhằm chọn ra nhân tài có đầy đủ phẩm chất, năng lực cho đất nƣớc. 

Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển năng lực, phẩm chất nhƣ yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Tuy nhiên chất lƣợng dạy và học Lịch sử ở các bậc học trong đó có bậc học trung học phổ thông (THPT) còn nhiều hạn chế. Số học sinh khá, giỏi môn Lịch sử ở các trƣờng THPT là rất ít. Vì vậy việc thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ nhà giáo nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học Lịch sử trong trƣờng THPT đồng thời để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục là một trong những nhiệm vụ quyết định.  

Công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi (HSG) là một nhiệm vụ hàng đầu trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho nhà trƣờng nói riêng, cho địa phƣơng nói chung. Việc phát hiện, đào tạo và bồi dƣỡng, tạo điều kiện để nhân tài đƣợc phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một công việc rất quan trọng. Công việc đào tạo bồi dƣỡng nhân tài là bƣớc đầu tiên, là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập đất nƣớc hiện nay. 

Trong những năm gần đây các nhà trƣờng đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dƣỡng HSG nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học. Bồi dƣỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Qua thực tiễn nhiều năm dạy học và bồi dƣỡng, tôi nhận thấy điều kiện đầu tiên quyết định chất lƣợng dạy và học là giáo viên phải có phƣơng pháp dạy học hiệu quả, muốn có HSG trƣớc hết giáo viên cần có phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp.  

Từ thực tiễn thành công những năm gần đây tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở Trƣờng Trung học Phổ thông Cờ Đỏ” để trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, góp phần nâng cao kết quả môn Lịch sử của Trƣờng THPT Cờ Đỏ. 

2. Mục đích nghiên cứu 

  • Khẳng định vai trò ý nghĩa của phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi.  
  • Trên cơ sở lí luận trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi, đề tài đƣa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dƣỡng học sinh (HS) giỏi môn Lịch sử tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
  • Kiểm chứng và rút ra kết luận về phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi.  

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 

  • Nghiên cứu lý thuyết: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài về công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. 
  • Nghiên cứu thực tiễn:  

+ Phân tích, đánh giá về cách thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi của bản thân tại đơn vị qua các năm. 

+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở cấp THPT. 

  1. Đối tƣợng, thời gian và phạm vi nghiên cứu 
  • Học sinh lớp C1 các khóa 2019 – 2022 và 2020 – 2023. 
  • Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2023. 
  • Học sinh trƣờng THPT Cờ Đỏ.  

5. Tính mới và đóng góp của đề tài 

  • Đề tài lần đầu tiên đã xây dựng đƣợc hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử tại trƣờng THPT Cờ Đỏ.  
  • Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp đội ngũ giáo viên (GV) dạy môn 

Lịch sử ở trƣờng THPT Cờ Đỏ nói riêng và các trƣờng THPT nói chung có đƣợc định hƣớng, các nguồn tƣ liệu cần thiết để vận dụng vào quá trình dạy học ôn thi HSG môn Lịch sử. 

6. Phƣơng pháp nghiên cứu 

  • Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập, phân loại, tìm hiểu tài liệu làm cơ sở pháp lí. 
  • Điều tra khảo sát thực tế tình trạng học và ôn thi HSG của học sinh trong vùng nói chung và ở trƣờng THPT Cờ Đỏ nói riêng. 
  • Phân tích, tính toán, thống kê số liệu kết quả kiểm tra, đánh giá của HSG cấp trƣờng, kết quả của HSG cấp tỉnh môn Lịch sử của các trƣờng trong huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa và của trƣờng THPT Cờ Đỏ. 

 

   

PHẦN II. NỘI DUNG 

  • CƠ SỞ KHOA HỌC 

1.1. Cơ sở lí luận 

1.1.1. Quan điểm về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông 

Phƣơng pháp bồi dƣỡng là một trong những nhân tố quyết định đến chất lƣợng của đội tuyển HSG tại trƣờng trung học phổ thông. Vì vậy việc tiến hành bồi dƣỡng HSG cần dựa trên các nguyên tắc sƣ phạm nói chung và phƣơng pháp dạy học Lịch sử nói riêng.  

Môn Lịch sử “là môn khoa học nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, hay của quốc gia, dân tộc”.  

Nhƣ vậy: Học sinh giỏi môn Lịch sử đƣợc hiểu là những học sinh (HS) có trình độ cao về môn Lịch sử. “HSG là những học sinh chứng minh đƣợc trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết khoa học, cần một sự giáo dục đặc biệt để đạt đƣợc trình độ tƣơng ứng với năng lực của ngƣời đó” (Georgia Law).  

Phƣơng pháp bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử là việc giáo viên (GV) sử dụng các con đƣờng, hình thức, biện pháp tổ chức các hoạt động học tập trong quá trình tƣơng tác với HS nhằm phát triển cao hơn phẩm chất, năng lực của những học sinh có năng khiếu và khả năng học tốt môn Lịch sử.  

1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông 

Một trong những điều kiện quyết định thành công của quá trình bồi dƣỡng HSG Lịch sử ở trƣờng phổ thông là vấn đề nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa của nó. Vậy bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử có ý nghĩa và tác dụng nhƣ thế nào?  

Việc bồi dƣỡng HSG không chỉ góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục bộ môn Lịch sử nói riêng mà còn góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học nói chung, đặc biệt là việc hƣớng tới mục tiêu phát triển con ngƣời Việt Nam toàn diện, bởi thiên chức cao quý của ngƣời GV trong trƣờng phổ thông là đào tạo ra các thế hệ học trò phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực.  

Bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử ở trƣờng THPT là góp phần thực hiện chiến lƣợc đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài của Đảng và Nhà nƣớc. HSG nhƣ những viên ngọc quý, nhƣng ngọc có mài mới sáng, đó là triết lí của ông cha từ bao đời. Việc bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử ở trƣờng THPT còn góp phần làm tốt công tác phân hóa, định hƣớng nghề nghiệp cho HS, từ đó đóng góp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lƣợng cao.  

Làm tốt công tác bồi dƣỡng HSG tức là làm tốt công tác giáo dục Lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống ý thức, giáo dục khát vọng vƣơn lên của ngƣời Việt đối với HS, nhất là HS có năng khiếu bộ môn theo tinh thần “ôn cố tri tân”.  

Đặc điểm nổi bật của Lịch sử Việt Nam là quá trình dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc và yêu nƣớc trở thành truyền thống cao quý nhất của ngƣời Việt Nam. Truyền thống đó luôn đƣợc nuôi dƣỡng trong lòng dân tộc, đƣợc phát huy trong các thời đại lịch sử và đến với HS qua nhiều môn học, song Lịch sử là môn học có ƣu thế nhất. Những HSG môn Lịch sử sẽ trở thành những công dân tƣơng lai giàu lòng yêu nƣớc và tiếp lửa yêu nƣớc cho các thế hệ sau.  

Nhƣ vậy, công tác bồi dƣỡng HSG môn Lịch sử còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, ý thức dân tộc từ đó bồi dƣỡng tinh thần giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia, khát vọng ý chí vƣơn lên xây dựng quốc gia hùng cƣờng sánh vai cùng các cƣờng quốc năm châu cho các thế hệ HS. Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc phát triển năng lực, đặc biệt là các phẩm chất: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào của ngƣời học.  

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)