SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Mã tài liệu: BM1073 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1073 |
Lượt tải: | 17 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung để giải toán
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (kiểu bài 1)
2.3.3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (kiểu bài 2)
2.3.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập so sánh phương pháp giải 2 kiểu bài
Mô tả sản phẩm
1 . MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới bản lĩnh, có năng lực và chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng với thực tiễn đời sống xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học.
Trong nhà trường Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách. Trong đó môn toán giữ vai trò quan trọng, chiếm lượng thời gian tương đối nhiều. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học toán ở trường tiểu học đã có những bước cải tiến về nội dung, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Việc đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, tạo điều kiện để cá thể hoá việc học và khuyến khích học sinh phát hiện ra nội dung mới của bài học.
Chương trình sách giáo khoa có một số nội dung có sự thay đổi về cách đánh giá học sinh vì vậy cần phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đặc biệt là cách kiểm tra đánh giá, điều kiện và thiết bị dạy học, quản lý và quá trình dạy học cũng cần có sự đổi mới. Ở sách giáo khoa Toán về nội dung, yêu cầu cơ bản về tri thức và kỹ năng được thay đổi theo quan điểm Toán học hiện đại, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay. [2]
Mặt khác, môn toán ở bậc tiểu học mỗi lớp có một vị trí, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Đặc biệt đối với lớp 3 qua các hoạt động dạy học Toán, giáo viên tiếp tục giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá), phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được, diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin, cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.[3]
Căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học, vào đặc thù của môn Toán, các nhà khoa học đã xây dựng cấu trúc nội dung môn Toán phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau. Hơn nữa môn toán lớp 3 góp phần củng cố mở rộng kỹ năng giải các bài toán có lời văn, nâng số lượng phép tính để giải bài toán trong đó có một số dạng toán như tìm một trong các phần bằng nhau của một số, số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học…. vì vậy các em phải nắm chắc các cơ sở ban đầu về giải toán. Đặc biệt sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với các dạng toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế hàng ngày. Với nội dung thực tế, gần gũi với cuộc sống của các em, các em biết trình bày bài giải đầy đủ gồm các câu trả lời chuẩn các phép tính và đáp số chính xác. Để tạo điều kiện cho việc dạy học giải toán nói chung, dạy học giải toán có liên quan đến rút về đơn vị nói riêng, làm thế nào để phát huy được tính sáng tạo của học sinh, giúp các em có kĩ năng phân biệt dạng toán, kiểu bài để giải chính xác nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là lý do tôi chọn và đưa ra “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Dựa trên thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 3 nói chung, dạy học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đổi mới để giúp các em nắm chắc hơn cách giải dạng toán này, tránh không còn bị nhầm lẫn giữa hai dạng bài. Từ đó các em có kĩ năng tính toán chính xác lúc cần thiết trong cuộc sống, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Để làm rõ được mục đích này tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3 trường Tiểu học Ba Đình thành phố Thanh Hóa trong hai năm học gần đây nhất, đó là năm học: ………..và năm học ………..và đã thực hiện nghiên cứu kiểm chứng trong từng giai đoạn của hai năm sau khi dạy dạng toán này.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu, lí luận
– Phương pháp điều tra quan sát
– Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
– Phương pháp thiết kế bài dạy
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
Với một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 được áp dụng dạy với tất cả đối tượng học sinh, thực chất nó mang lại kết quả rất cao. Bởi từ phương pháp này giáo viên sẽ giúp các em nắm được các bước cần thực hiện khi giải toán, các em biết phân biệt cách giải các kiểu bài này trong cùng một dạng toán cơ bản. Đối với phương pháp này, tất cả các đối tượng học sinh sẽ nắm được quy trình giải 2 kiểu bài một cách dễ dàng dễ nhớ mà không nhầm lẫn, các em biết phân biệt được sự giống nhau và khác nhau khi thực hiện bài giải của 2 kiểu bài này. Đó cũng là mong muốn của mỗi chúng ta.
2. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
2.1.1. Cơ sở toán học:
Trong thực tế, mọi vấn đề toán học đều bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn. Phương pháp dạy học toán ở tiều học là sự vận dụng các phương pháp dạy học toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học ở tiểu học[1]. Tuy nhiên, giáo viên phải chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh “tự khám phá, tự phát hiện, và tự giải quyết” bài toán thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với các kiến thức liên quan đã học với kinh nghiệm của bản thân. Đó là các cơ sở để các em học giải tốt dạng toán rút về đơn vị nói riêng, học giải dạng toán hợp nói chung.
Ở chương trình toán lớp 3, đối với giải toán có lời văn, đặc biệt là bài toán liên quan đến rút về đơn vị, mức độ đòi hỏi khó hơn, phức tạp hơn, học sinh dễ nhầm lẫn cách xác định sự khác biệt của 2 kiểu bài. Vậy nên, đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải tìm hiểu để phân biệt, để lựa chọn câu lời giải, phép tính cho phù hợp, nắm được cách trình bày….Tức là học sinh tự phát hiện vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển khả năng phán đoán, suy luận của mình dưới sự tổ chức điểu khiển của giáo viên.
Đối với dạng toán này, trước khi hướng dẫn học sinh giải toán cần giúp học sinh nắm chắc được yêu cẩu của bài ra và các mối quan hệ giữa các yếu tố đã biết của bài toán. Biết phương pháp giải bài toán ở từng kiểu bài.
Đọc – tóm tắt bài toán.
Tìm phép tính giải bài toán và lời giải.
Trình bày bài giải và đáp số.
Kiểm tra bài giải và đáp số.
2.1.2. Cơ sở tâm lý học.
Như chúng ta đã biết tâm lý học thực sự là một cơ sở của phương pháp dạy học môn tóan ở Tiểu học, tâm lý lứa tuổi được chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu cấp: lớp 1, 2, 3.
+ Giai đoạn cuối cấp: lớp 4, 5.
Khả năng nhận thức của học sinh tiểu học cũng đang được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng song song với quá trình phát triển tâm lý.
Dạy học môn toán cũng là một quá trình quan trọng góp phần làm thay
đổi nhân cách của học sinh nhằm đào tạo được thế hệ trẻ thông minh, năng động, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của cuộc sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy trong quá trình dạy học môn toán, giáo viên cần phải nắm được đặc điểm của quá trình nhận thức của học sinh ở từng giai đoạn thì mới đạt hiệu quả cao.
2.2. THỰC TRẠNG:
Trong nhiều năm theo dõi học sinh học Toán nói chung và theo dõi học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng, để giúp các em có một kĩ năng giải toán và phân loại dạng toán tốt, tạO cơ sở tốt cho các em học tốt dạng toán về đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch sau này. Thực chất ở dạng bài này, đã phân loại cho các em thành hai kiểu bài theo chương trình học. Để các em không những có phương pháp tốt giải hai kiểu bài này mà còn giúp các em có kĩ năng nhận biết, so sánh, đối chiếu sự giống nhau và khác nhau ở hai kiểu bài, từ đó các em tránh được nhầm lẫn ở các bước giải. Vậy nên, phải có phương pháp khéo léo phù hợp với quá trình nhận thức của các em, giúp các em nhẹ nhàng tiếp thu, không gò bó, nhớ được sâu sắc kĩ năng giải.
Đặc biệt là hai năm gần đây, tôi trực tiếp theo dõi các em học sinh lớp 3 giải toán, tôi thấy các em có thói quen đó là: đọc đầu bài qua loa, sau đó giải bài toán ngay, làm xong không kiểm tra lại kết quả, khi trả bài các em mới biết là mình sai. Đối với dạng toán này, khi giáo viên hướng dẫn xong kiểu bài 1, các em làm bài khá tốt, ít nhầm lẫn, nhưng còn sai nhiều trong tính toán, đến khi dạy xong kiểu bài 2, các em làm bài có phần nhầm lẫn nhiều hơn, nhiều em thực hiện ở bước 2 (kiểu bài 2) đáng lẽ là phép chia thì các em lại làm phép nhân (giống ở kiểu bài 1). Song tôi đã để ý, quan sát các em làm bài ở lớp mỗi khi dự giờ, thăm lớp các em đã có sự nhầm lẫn. Để nắm được thực trạng học sinh lớp 3 giải dạng toán này cụ thể như thế nào, tôi đã tiến hành ra hai bài toán, thuộc hai kiểu bài của dạng toán này như sau rồi cho các em làm bài trong thời gian là 20 phút để nắm được kết quả.
* Bài toán 1: Một cửa hàng có 6 bao gạo chứa được 30 kg gạo. Hỏi 5 bao gạo như thế có thể chứa được bao nhiêu ki lô gam gạo? [1]
* Bài toán 2: Có 42 lít dầu đựng vào 6 can. Hỏi có 84 lít dầu thì cần có bao nhiêu can như thế để đựng? [1]
Sau khi chấm bài, tôi nhận thấy kết quả các em làm bài như sau:
– Có nhiều em làm đúng cả 2 bài.
– Một số em làm nhầm ở bước 2 từ kiểu bài 1 sang kiểu bài 2 và ngược lại.
Một số em có tính sai kết quả (do tính toán).
Một số em nhầm lẫn tên đơn vị.
Còn một vài em sai cả 2 bài (do không xác định được các dữ kiện và yêu cầu của bài toán).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]