SKKN Một số kinh nghiệm dạy học vần cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM1016 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1528 |
Lượt tải: | 20 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Văn Kiệt |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Văn Kiệt |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy học vần cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
2.3.2. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp
Mô tả sản phẩm
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong chương trình bậc tiểu học bởi nó hình thành và phát triển các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết cho các em học sinh, góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực, tư duy, hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, có khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn vui yêu, ghét của con người.
“ Cấp một là nền, lớp một là móng” , giúp các em thích học và học tốt Tiếng Việt là giúp các em có một cơ sở vững chắc để học tốt các môn học khác ở lớp Một cũng như ở các lớp trên. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.…
Với tất cả những người làm công tác trong ngành giáo dục nói chung và bản thân giáo viên dạy lớp Một nói riêng thì việc chú ý, quan tâm đến việc tìm tòi, khám phá, khai thác nội dung bài học; xây dựng hoạt động, vận dụng sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh. Xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ dộng, sáng tạo trong học tập là việc làm vô cùng cần thiết.
Để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cũng như phát huy hết khả năng học tập của học sinh trong giờ học vần người giáo viên vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác với cách dạy học truyền thống , ” thầy tổ chức, trò hoạt động” Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, chiếm lĩnh kiến thức mới. Giờ học sẽ đạt hiệu quả cao.
Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn suy nghĩ, nghiên cứu và áp dụng ” Một số kinh nghiệm dạy Học vần cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao ở trường Tiểu học Thị Trấn huyện Cẩm Thủy ” để áp dụng vào thực tế lớp Một nói riêng và học sinh khối Một nói chung.
1.2. Mục đích của đề tài
– Nghiên cứu thực trạng về việc dạy học phần Học vần -Tiếng Việt lớp Một, phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học Tiếng Việt ở lớp Một phần Học vần.
– Tìm ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong tiết Học vần lớp Một.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Phương pháp, điều kiện, các yếu tố liên quan đến kết quả dạy Học vần cho học sinh lớp 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
Chúng ta đều biết rằng quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục.
Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Luôn luôn phát huy tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học.
Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học – đổi mới cách thức, hình thức dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập đang được người dạy quan tâm. Song lối thoát thực sự có hiệu quả đối với từng môn học quả là vấn đề đang còn nhiều nan giải và nhất là việc tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh. V.A XuKhômlin Xki đã từng nói: “Nếu trẻ không ham muốn học tập thì mọi dự định, tìm tòi và lý luận đều tan ra mây khói và biến thành một xác ướp không hồn”.
Đồng thời với nhiệm vụ chăm lo cho các em học sinh lớp một, những học sinh nhỏ tuổi lần đầu tiên cắp sách tới trường, quan tâm tới việc dạy học phát triển toàn diện, trong đó có việc bồi dưỡng tính cách, tâm hồn mỗi công dân nhỏ tuổi có tác dụng tiếp cho các em một phương tiện để khám phá chân trời chi thức đang còn rộng mở phía trước. Việc giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong các giờ học nói chung và trong giờ Học vần nói riêng lµ viÖc lµm hÕt søc cÇn thiÕt, bëi nÕu kh«ng kÝch thÝch ph¸t huy ®îc tính tích cực, chủ động cña häc sinh th× kh«ng thÓ cã ®îc hiÖu qu¶ häc tËp, cµng kh«ng thÓ nãi ®Õn lßng ham häc, ham hiÓu biÕt cña c¸c em.
Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể dạy đọc, dạy viết, dạy nói,.. cho học sinh lớp Một, những học sinh lần đầu làm quen với sách vở, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, sự kiên nhẫn, tinh thần tận tâm với công việc.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trên thực tế, để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học Vần lớp Một, giáo viên trực tiếp giảng dạy có những thuận lợi và khó khăn nhất định, đó là:
– Chương trình sách giáo khoa được biên soạn trên cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học (Các bài học được sắp xếp theo nguyên tắc: mạch kiến thức và kĩ năng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp; có lặp lại nhưng đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao…).Việc tăng cường kênh hình của sách, cách trình bày hấp dẫn, sinh động, nhiều hình ảnh, hình vẽ phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Một tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn.
– Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ cho giáo viên và học sinh. (Tranh ảnh minh hoạ từ ứng dụng, tranh luyện nói, tranh kể chuyện và bộ thực hành Tiếng việt, của giáo viên và học sinh)
– Được sự quan tâm của Bộ – Sở – Phòng Giáo dục và đặc biệt là Ban giám hiệu của nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp (Tổ chức các tiết dạy thực hành, chốt lại quy trình tiết dạy, cách dạy từng dạng bài cụ thể…)
– Việc học tập của học sinh hiện nay cũng được nhiều bậc phụ huynh chú ý.
Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 -11 tuổi đang ở giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ về thể chất và tư duy. Các em đọc sách, học bài, nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và rất thích tiếp xúc với các sự vật hiện tượng. Trẻ hiếu động nên chóng chán, ham hiểu biết cái mới nên rất dễ hình thành cảm xúc mới. Đặc biệt, học sinh lớp Một dễ bảo nhưng hình ảnh lại chưa bền vững dễ mất đi vì tính mục đích chưa cao. Nhiều em còn phát âm sai các tiếng có phụ âm n, l, kh, th… một số em còn đọc ngọng dấu hỏi và dấu ngã, dẫn đến việc các em ngại đọc, không chủ động khi phát âm và đọc nhỏ. Nhiều học sinh học yếu, tiếp thu chậm dẫn đến tình trạng các em thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động học tập.
Ngoài ra, giờ Học vần lặp đi lặp lại, chiếm số lượng lớn trong phân phối chương trình dễ gây nhàm chán. Chính vì vậy, để tổ chức một tiết học với sự chú ý cao, phát huy được tinh thần học tập tối đa của học sinh là việc làm hết sức khó khăn.
Với một số giáo viên, việc quá quen thuộc với qui trình cũng như cách thức dạy Học Vần tạo nên lối suy nghĩ đơn giản đó là truyền thụ đúng, đủ nội dung, cung cấp rõ âm, vần mới…mà chưa quan tâm tới chất lượng đọc, tới khả năng ghi nhận lâu dài của các em…Do vậy mà tiết Học Vần vẫn là sự tiếp nhận thụ động của học sinh, là những bài đọc đồng thanh ra rả thiếu sắc màu cảm xúc, là sự nhàm chán mệt mỏi của cả cô và trò…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]