SKKN Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Mã tài liệu: BM3124 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 514 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung để giải các bài toán
2. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân (kiểu bài 1)
3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị giải bằng 2 phép tính chia: (Kiểu bài 2)
4. Hướng dẫn học sinh luyện tập so sánh phương pháp giải 2 kiểu bài
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Song song với việc dạy và học môn Tiếng Việt, việc dạy và học môn Toán ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng toán học của học sinh. Từ đây những bài học đơn giản đầu tiên sẽ là nền móng đưa các em vào thế giới toán học bao la sau này. Để phát triển tốt khả năng toán học cho học sinh thì việc học toán ở trường Tiểu học phải đặc biệt được chú trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống.
Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Đặc biệt, ở lớp 3 sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với các dạng toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong hàng ngày. Sau khi dạy giải toán ở lớp 3, tôi thấy các em nắm được kĩ năng giải toán của giáo viên truyền đạt tới như là một văn bản của lí thuyết, còn nó có ứng dụng vào thực tế như thế nào đó thì chưa cần biết. Đó là điều băn khoăn, suy nghĩ của tôi. Có những bài toán các em làm xong, không cần thử lại, không cần xem thực tế áp dụng trong thực tế như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai. Đó là những tác hại lớn khi học toán. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy tôi rất trăn trở và suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng môn toán .Vì vậy, tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 3 nói chung, dạy học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng; đồng thời dựa trên cơ sở thực tiễn về công tác giảng dạy môn toán ở trường tiểu học Đông Vệ 1, tôi muốn đề xuất những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Qua đó, tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin trong học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Giúp HS lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, lí luận:
– Đọc các tài liệu cần thiết.
– Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sách tham khảo.
- Phương pháp điều tra quan sát.
– Truyền đạt.
– Điều tra học sinh, các loại vở bài tập.
- Phương pháp so sánh đối chiếu:
– So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu bài của dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
– Đưa ví dụ cụ thể để học sinh so sánh đối chiếu.
- Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả:
– Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn.
– Thống kê kết quả ở từng giai đoạn.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Quá trình dạy học Toán 3 phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tinh huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Để tổ chức được các hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung toán cần cho học sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào? Mặt khác, nội dung dạy giải toán ở lớp 3 được sắp xếp hợp lí, đan xen và tương hợp với mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Dạy học giải toán có lời văn là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy của học sinh. Các em biết phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định. Giáo viên phải chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học. Mỗi cá nhân học sinh tự phát hiện và tự giải quyết bài toán thông qua việc biết thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với các kiến thức liên quan đã học, với kinh nghiệm của bản thân. Đó là các cơ sở để các em giải tốt dạng toán rút về đơn vị nói riêng, giải dạng toán hợp nói chung.
Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học Toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện dạy học. Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học, trong quá trình dạy học Toán, giáo viên thường phải vận dụng linh hoạt các phương pháp trực quan, thực hành, gợi mở, vấn đáp, giảng giải,… tùy theo mức độ ở từng lớp. Nhìn lại quá trình dạy dạng toán liên quan đến rút về dơn vị, về cơ bản thì ai cũng có thể cho rằng các em dễ tiếp thu, dễ làm bài, dễ nhớ, ít sai. Nhưng đi sâu hơn nữa, theo cái nhìn của tôi, với dạng toán này các em cũng có những nhầm lẫn đáng tiếc nếu như các em không nắm chắc đặc điểm cơ bản, phương pháp giải cơ bản của hai kiểu bài trong dạng toán này. Nếu hướng dẫn học sinh từng kiểu bài một trong một tiết thì các em làm bài gần như theo khuôn mẫu, ít sai sót. Nếu hướng dẫn học sinh luyện tập song song cả hai kiểu bài hoặc học xong cả hai kiểu bài rồi mới luyện tập thì các em không nắm vững kiến thức dẫn đến làm bài sai. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp giúp các em giải tốt dạng toán này ở lớp 3 sẽ phải dần từng bước được khắc phục, đổi mới, kích thích học theo nhận thức chủ đạo của học sinh thì chất lượng mới cao, phát huy tính tư duy, độc lập, sáng tạo ở tất cả học sinh.
2.2. Thực trạng của dạy và học:
Về phía giáo viên:
Việc đổi mới PPDH đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Trong thực tế dạy học vẫn còn một số giáo viên chưa chú ý đúng mức tới việc vận dụng ưu điểm về phối hợp các PPDH như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Nguyên nhân là do giáo viên chưa nghiên cứu kĩ các phương pháp cần thiết để áp dụng cho từng bài dạy, tổ chức các dạy học chưa phong phú, chưa đạt được hiệu quả. Do vậy chưa lôi cuốn được sự tập trung, chú ý nghe giảng của học sinh, chưa kích thích được khả năng tư duy của học sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa tập trung, truyền đạt thông tin còn mang tính áp đặt, giảng giải đơn điệu.
Nội dung mỗi bài học thường nằm ngay trong tiêu đề bài học, giáo viên chưa chú ý đến việc giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ trong đầu bài, chưa chú ý đến ý nghĩa thực tế của bài toán, quá trình dẫn dắt nội dung chưa logic, chưa tạo ra những tình huống có vấn đề. Trong thực hành, giáo viên cũng chưa khai thác hết những đơn vị kiến thức cần củng cố, những kiến thức mở rộng hay chốt lại cách thực hiện. Thực tế, một số giáo viên ít dành thời gian cho việc nghiên cứu, chuẩn bị đồ dùng học tập phục vụ cho tiết dạy dẫn tới việc tiếp thu bài môn toán chưa cao.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]