SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – Học tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3144 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 472 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – Học tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính 2 số hoặc nhiều số
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng thực hiện biểu thức có nhiều số, nhưng chỉ chứa dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn và có dấu ngoặc đơn.
Giải pháp 3: Khai thác những bài toán “Tính giá trị biếu thức” trong SGK thành những bài toán “Tính nhanh giá trị biểu thức ”
Giải pháp 4: Tổ chức linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao chất lượng học sinh trong quá trình giảng dạy
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mỗi môn học ở Tiểu học đều hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có vị trí quan trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. Các kĩ năng này rất cần thiết cho các môn học khác ở Tiểu học và tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở.
Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa của học sinh. Học toán kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú, phát triển hợp lý khả năng suy luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết có vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt vµ sáng tạo, hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi giáo viên không nên truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn một cách rập khuôn, máy móc. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao.
Biểu thức là mảng kiến thức của vấn đề các yếu tố đại số. Bậc Tiểu học không định nghĩa khái niệm biểu thức mà chỉ giới thiệu “hình thức thể hiện” là các số, các chữ liên kết bởi dấu các phép tính. Mục tiêu chủ yếu của môn Toán ở Tiểu học là bồi dưỡng kĩ năng tính toán, người học phải thực hiện thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Ở Tiểu học, vấn đề biểu thức được giới thiệu ngay từ lớp 1 thông qua phép cộng, trừ. Đến cuối lớp 2 dạy học về phép nhân, phép chia. Từ lớp 3 biểu thức đã trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải tư duy cao hơn, thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức chứa nhiều dấu và nhiều số hơn. Vì vậy, người giáo viên tiểu học phải nắm vững được nội dung và phương pháp dạy học để khuyến khích phát triển năng lực cá nhân của học sinh, giúp các em nắm chắc thứ tự thực hiện các phép tính.
Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 3 nhiều năm, tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về biểu thức, giúp học sinh học tốt môn Toán. Chính vì thế, tôi đã đưa ra và áp dụng “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy- học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3“.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc dạy học Tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Giáo viên, học sinh lớp 3.
– Phương pháp dạy học phần tính giá trị biểu thức ở lớp 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Một số khái niệm
– Biểu thức là sự kết hợp giữa các phép toán và các toán hạng để thực hiện một công việc nào đó trong toán học.
– Phép toán: Là các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
-Toán hạng: Tùy theo từng phép tính mà nó có các tên gọi khác nhau:
+ Phép cộng: số hạng.
+ Phép trừ: số bị trừ, số trừ.
+ Phép nhân: thừa số.
+ Phép chia: số bị chia, số chia.
– Giá trị của biểu thức: Là kết quả của việc thực hiện các phép tính trong biểu thức theo thứ tự ưu tiên của các phép toán.
Ví dụ một số biểu thức:
10 − 7, 52 × 2 + 6, 20 − 12 : 3, (chiều dài + chiều rộng) × 2, …
2.1.2. Thứ tự thực hiện trong biểu thức:
– Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– Nhân chia trước, cộng trừ sau.
– Các biểu thức chỉ có phép nhân và chia hoặc chỉ có phép cộng và trừ thì thực hiện từ trái qua phải.
2.1.3. Các dạng toán tính giá trị biểu thức thường gặp trong môn Toán
lớp 3.
– Các biểu thức đơn giản gồm phép tính 2 số hoặc các biểu thức có nhiều số nhưng chỉ có một dấu phép tính.
– Các biểu thức ở dạng phức tạp hơn.
+ Thực hiện phép tính có nhiều số, trong biểu thức chỉ chứa dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia.
+ Thực hiện phép tính không có ngoặc đơn mà có phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
+ Biểu thức có dấu ngoặc đơn.
+ Các bài toán có lời văn.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
* Về phía giáo viên:
Hầu hết giáo viên trong trường đã tâm huyết nghiên cứu và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Song, một số giáo viên chỉ cho các em học sinh hoàn thành các nội dung bài tập trong tài liệu mà chưa chú ý tìm tòi phát hiện những nội dung phong phú trong từng bài tập của chương trình. Do đó chưa phát hiện được những học sinh có năng lực học toán tốt. Trong quá trình dạy toán, giáo viên chưa khắc sâu được các tính chất cơ bản trong toán học áp dụng cho tính giá trị biểu thức cũng như tính nhanh giá trị biểu thức. Mặt khác, giáo viên cßn phụ thuộc vào phần giải trong tài liệu nâng cao, chưa chịu khó biến kiến thức sách vở bằng kiến thức của mình, dẫn đến học sinh tiếp thu cách giải từng d¹ng toán một cách máy móc, thụ động.
* Về phía học sinh.
– Trong giờ học các em sôi nổi phát biểu ý kiến, tiếp thu bài nhanh, làm được các bài toán ở dạng cơ bản nhưng chưa hiểu bản chất của dạng toán do đó dẫn đến chóng quên.
– Các em còn học máy móc, còn nhầm lẫn ở các kiến thức khó trong phần tính giá trị biểu thức phức tạp. Hầu hết các em thường học thuộc quy tắc “ Nhân chia trước, cộng trừ sau” nên thường nhầm lẫn trong cách tính. Ví dụ:
Cách tính đúng: 40 : 5 × 8 = 8 × 8
= 64
Học sinh còn tính nhầm: Phép tính đó phải thực hiện từ trái qua phải nhưng do các em nắm quy tắc không đúng nên đã đưa ra kết quả:
40 : 5 × 8 = 40 : 40
= 1
Hoặc: 75 − 60 + 4 = 15 + 4
= 19
Nhưng do nắm quy tắc sai nên học sinh đã đưa ra kết quả khác nữa.
75 − 60 + 4 = 75 − 64
= 11
Khi thực hiện phép tính có nhiều dấu, học sinh hay lúng túng không biết thực hiện như thế nào. Lúc cô giảng bài thì các em nhớ nhưng khi các em tự làm thì lại không làm được.
– Do đó trong lớp học, số lượng học sinh yêu thích môn toán, làm toán tốt chiếm khoảng từ 40% đến 45%.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]