SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phân dạng và giải bài tập nhận biết các chất vô cơ để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9066 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 638 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quang Trung |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quang Trung |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phân dạng và giải bài tập nhận biết các chất vô cơ để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Hệ thống phân loại bài nhận biết
2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp
2.3.3. Bảng một số thuốc thử dành cho hợp chất vô cơ
2.3.4. Các giải pháp cụ thể
2 3.4.1. Phương pháp vật lý
2.3.4.2. Phương pháp hóa học
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Đặt vấn đề | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm | |
2. Giải quyết vấn đề | |
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài | |
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu | |
Thực trạng | |
Kết quả của thực trạng | |
Nguyên nhân của thực trạng | |
2. 3. Những giải pháp và tổ chức thực hiện | |
2.3.1. Hệ thống phân loại bài nhận biết | |
2.3.2. Nguyên tắc và phương pháp | |
2.3.3. Bảng một số thuốc thử dành cho hợp chất vô cơ | |
2.3.4. Các giải pháp cụ thể | |
2 3.4.1. Phương pháp vật lý | |
2.3.4.2. Phương pháp hóa học | |
2.4. Hiệu quả của đề tài (kết quả nghiên cứu đề tài) | |
3. Kết quả đạt được và đề xuất kiến nghị | |
– Kết luận | |
– Đề xuất |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hoá học là một môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi học sinh cần phải có kỹ năng tư duy và sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải các bài tập. Phương pháp giải bài tập hóa học giữ vai trò quan trọng trong các phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình giải bài tập, kiến thức được mở rộng, giáo viên có điều kiện sửa sai được cho học sinh. Từ đó, các em được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào từng trường hợp cụ thể, mở rộng kiến thức hoá học vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày.
Trong quá trình giảng dạy việc phân dạng và đưa ra các bài tập cụ thể cho từng trường hợp là rất quan trọng, đặc biệt đối với bài tập dạng nhận biết lại càng cần thiết hơn, bỡi bài tập loại này có nhiều dạng với các phương pháp giải rất đa dạng. Do đó, việc đưa ra các bài tập phù hợp với từng dạng nhằm giúp các em học sinh có một tư liệu học tập và không bị lúng túng trước các dạng bài tập này. Đồng thời, cũng là một cẩm nang để các đồng nghiệp có thể sử dụng làm tư liệu trong quá trình giảng dạy đưa nhận thức của học sinh ngày một nâng cao.
Thực tiễn giảng dạy ở Trường THCS tôi thấy, học sinh thường rất lúng túng đối với các bài tập dạng nhận biết, sự đa dạng của loại bài nhận biết thường đẩy học sinh vào bế tắc trong khi dạng bài tập này lại rất phổ biến trong hầu hết các kỳ thi. Do đó việc phân loại và biết được phương pháp giải từng dạng của bài tập nhận biết là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh. Qua dạng bài tập nhận biết còn củng cố kiến thức về mặt lý thuyết mà học sinh đã được học.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học bản thân cũng rất trăn trở với việc nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn. Vì vậy, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng phân dạng và giải bài tập nhận biết các chất vô cơ để nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh lớp 9 ở Trường THCS Lê Đình Kiên” để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Chương trình hóa học THCS ngoài nhiệm vụ hình thành ở học sinh những kiến thức hóa học cơ bản thì việc bồi dưỡng các kỹ năng, năng lực nhận thức cho học sinh là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng.
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đó và dựa vào kinh nghiệm giảng dạy Hóa học ở trường THCS tôi muốn đưa ra cách phân loại và phương pháp giải bài nhận biết các chất vô cơ giúp học sinh có thể vận dụng để giải từng bài tập cụ thể. Từ đó học sinh sẽ yêu thích bộ môn Hóa học hơn và nâng cao chất lượng bộ môn Hóa của Trường THCS tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, đối tượng tôi lựa chọn nghiên cứu là:
– Tìm hiểu các dạng bài tập nhận biết các chất vô cơ và phương pháp giải từng dạng
– Tìm hiểu khả năng vận dụng các phương pháp giải dạng bài tập nhận biết các chất vô cơ của học sinh trường THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống:
– Phương pháp khảo sát
– Phương pháp thống kê toán học
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp thực nghiệm
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
– Đây là dạng bài tập phổ biến nhưng để giải được dạng bài tập này một cách nhanh chóng, ngắn gọn, khoa học thì học sinh cần phải có bảng thuốc thử đặc trưng dùng để nhận biết các chất vô cơ .
– Trong sáng kiến kinh nghiệm này bản thân cũng đã mạnh dạn đưa ra cách giải bằng sơ đồ từ đó giúp học sinh nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn.
– Bằng những kinh nghiệm của bản thân và qua tìm hiểu, tham khảo, trao đổi với đồng nghiệp đã đưa ra những bài tập phù hợp với từng dạng cụ thể.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo có viết “quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn…”. Trong dạy học Hoá học đã khẳng định “không có tri thức thì sẽ không có kỹ năng. Không có việc áp dụng tri thức sẽ không đạt được sự phát triển kỹ năng. Ngược lại nếu chỉ có tri thức mà không có kỹ năng, không biết áp dụng tri thức thì những kiến thức đó cũng trở thành vô dụng…”.
Thông qua việc giải bài tập hoá học giúp học sinh hình thành, rèn luyện củng cố kỹ năng về Hoá học. Từ đó kiến thức lý thuyết sẽ được nắm vững thực sự nên có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành bài tập lý thuyết và thực hành.
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc giải các bài tập nhận biết ở nhiều học sinh còn rất mơ hồ, lúng túng và cho là khó không những đối với Trường THCS Lê Đình Kiên nơi đang công tác nói riêng mà đó cũng là thực trạng chung của các trường THCS hiện nay. Đa phần là do nhiều học sinh chưa nắm vững lý thuyết hoặc kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức thực tế còn kém, nhưng phần lớn các em chưa biết chọn lọc kiến thức đặc trưng của từng chất để nhận biết. Muốn làm các bài tập nhận bết thành thạo các em phải dựa vào các phản ứng hóa học đặc trưng để nhận biết, nghĩa là phản ứng đó phải là phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan ta có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan; kết tủa; mất màu; tạo màu hay đổi màu… Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng. Vậy đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và biết phản ứng nào là đặc trưng, từ đó vận dụng làm bài tập. Nhưng để nhớ được tính chất hoá học đặc trưng của vô số chất thì quả là khó. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.
Từ thực tế giảng dạy, bằng hiệu quả đạt được nhất định trong năm học ………., tôi đã mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]