SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9
- Mã tài liệu: BM9004 Copy
Môn: | Công nghệ |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1165 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Trung |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Trung |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 10: Bài 6: Thực hành: Lắp đặt điện bảng điện.
2.3.2. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 22: Bài 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
2.3.3. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 25: Bài 10: Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
2.3.4. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 6: Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Môn Công Nghệ lớp 9 được xây dựng dưới dạng module kỹ năng nghề, trong đó có module “Lắp đặt mạng điện trong nhà”. Nội dung module được thiết kế chủ yếu là thực hành nhằm hình thành và rèn luyện cho các em một số kỹ năng cơ bản cần thiết, thói quen làm việc chính xác, khoa học trong lao động nghề nghiệp để các em làm quen với nghề điện. Với những điều được học, các em có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hàng ngày đồng thời góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
Trên thực tế, học sinh ở trường THCS Lương Sơn đa số là con em nông thôn, dân tộc miền núi về kinh tế còn rất khó khăn, mức độ tiếp cận thông tin mới còn chậm. Nhiều học sinh coi môn Công Nghệ là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian để nghiên cứu tài liệu cho các giờ học lý thuyết đặc biệt là các giờ học thực hành.
Là giáo viên Công Nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành, sau gần 10 năm công tác tại trường THCS Lương Sơn được trực tiếp giảng dạy môn Công Nghệ lớp 9, trăn trở với việc làm sao để nâng cao chất lượng môn học đáp ứng với mục đích, yêu cầu của module “Lắp đặt mạng điện trong nhà” do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Nghiên cứu việc sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành, tạo hứng thú học tập của học sinh giúp cho giờ dạy học thực hành đạt hiệu quả cao.
– Nghiên cứu việc đưa ra một số nội dung cần bổ sung vào tiết dạy học lý thuyết để giúp ích cho tiết dạy học thực hành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài để từ đó xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
– Nhóm phương pháp khảo sát thực tế trong dạy học thực tiễn để thấy được ưu điểm của đề tài.
– Nhóm phương pháp thực nghiệm, áp dụng vào giảng dạy thực tế để đưa ra những kết luận chính xác vấn đề nghiên cứu.
– Nhóm phương pháp thống kê, xử lý số liệu để so sánh kết quả chất lượng của đề tài.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng học sinh có học tập hứng thú? Có tích cực hay không? Có để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn của các em hay không phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy giáo.
Kinh nghiệm thu được sau những giờ lên lớp là hành trang giúp người giáo viên ngày một hoàn thiện hơn trong mỗi tiết dạy của mình. Một người giáo viên giỏi, người giáo viên tâm huyết với nghề là người giáo viên biết đúc rút kinh nghiệm và vận dụng những kinh nghiệm giảng dạy vào bài giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Dạy học thực hành module “Lắp đặt mạng điện trong nhà” của môn Công Nghệ lớp 9 đang còn khá mới mẻ với các em học sinh trung học cơ sở. Vì vậy để tiết thực hành đạt hiệu quả cao vấn đề đặt ra là người giáo viên phải dạy tốt tiết dạy lý thuyết. Ở tiết này giáo viên phải truyền đạt kiến thức sao cho ngoài việc học sinh nắm vững kiến thức còn phải kích thích hứng thú và tò mò của học sinh. Để đạt được điều này kinh nghiệm trong dạy học của mỗi giáo viên là rất cần thiết.
Với kinh nghiệm gần 10 năm trong dạy học môn Công Nghệ lớp 9 ở trường trung học sở Lương Sơn tôi mạnh dạn tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm với tên đề tài: “Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Công Nghệ lớp 9 module “Lắp đặt mạng điện trong nhà” được thiết kế theo module nghề nên thời lượng thực hành khá cao. Thường một bài có ba tiết gồm một tiết lý thuyết và hai tiết thực hành.
Học sinh trung học cơ sở, việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành còn rất khó khăn. Các em có xu hướng phụ thuộc rất cao vào lý thuyết mà lý thuyết môn Công Nghệ lớp 9 lại khô cứng mang tính hướng nghiệp, vì vậy việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học để học sinh có thể hiểu bài và vận dụng bài học một cách linh hoạt nhất luôn là vấn đề trăn trở của bản thân tôi.
Bên cạnh đó cấu trúc của một bài thực hành trong sách giáo khoa biên soạn gộp cả phần lý thuyết và phần thực hành. Vì thế giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức dạy trong tiết lý thuyết sao cho trong khoảng thời gian một tiết học có thể truyền thụ được những kiến thức cần thiết giúp học sinh có nền tảng tốt cho tiết thực hành tiếp theo.
Vì vậy để khắc phục thực trạng này, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến giúp học sinh nắm vững, hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức trong tiết học lý thuyết để tiết học thực hành đạt hiệu quả cao hơn.
Năm học ………..tôi áp dụng “Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết” của môn Công Nghệ lớp 9 ở lớp 9A, 9C và lấy lớp 9B làm lớp đối chứng.
Chất lượng khảo sát đầu năm học ………..của lớp 9A, 9B, 9C như sau:
Lớp | Sĩ số | Chất lượng giáo dục | |||||||||
Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | ||
9A | 34 | 5 | 14,7 | 10 | 29,4 | 18 | 52,9 | 1 | 3 | 0 | 0 |
9B | 35 | 4 | 11,4 | 8 | 22,9 | 20 | 57,1 | 3 | 8,6 | 0 | 0 |
9C | 31 | 4 | 12,9 | 8 | 25,8 | 17 | 54,8 | 2 | 6,5 | 0 | 0 |
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn” để dạy một số tiết lý thuyết: Tiết 10, tiết 22, tiết 25, tiết 6.
2.3.1. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 10: Bài 6: Thực hành: Lắp đặt điện bảng điện.
Khi vẽ sơ đồ nguyên lý học sinh còn thụ động phụ thuộc vào những bài đã có sẵn sơ đồ nguyên lý. Các em chưa tự vẽ được sơ đồ nguyên lý đối với một mạch điện bất kì.
Vì vậy ở tiết này giáo viên nên đưa thêm nguyên tắc khi vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện vào phần củng cố cuối bài. Khi học sinh biết tự vẽ sơ đồ nguyên lý thì khi lắp thực hành sẽ dễ dàng hơn.
5 nguyên tắc khi vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện:
– Nguyên tắc 1: Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải và phía sau cầu chì.
– Nguyên tắc 2: Cầu chì lắp ở dây pha. Cầu chì bảo vệ thiết bị, đồ dùng điện nào thì đứng trước và mắc nối tiếp với thiết bị, và đồ dùng điện đó.
– Nguyên tắc 3: Công tắc đóng cắt đồ dùng điện nào thì đứng trước và
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 1
- 174
- 1
- [product_views]
- 0
- 184
- 2
- [product_views]
- 4
- 108
- 3
- [product_views]
- 5
- 129
- 4
- [product_views]
- 2
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 135
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 552
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 423
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 223
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 1092
- 10
- [product_views]