SKKN Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3136 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 573 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Sai lầm của học sinh khi học toán là một hiện tượng phổ biến, cho đến nay trước những sai lầm của học sinh giáo viên thường cho rằng học sinh ít chú ý nghe giảng ở trên lớp, không chịu khó làm bài tập nên không nắm được kiến thức hoặc kiến thức không vững, không chắc … mà ít người để tâm theo dõi, nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, có hệ thống, các nguyên nhân sai lầm về kiến thức, suy luận trong khi học toán có phần thuộc về tinh thần, thái độ học tập của học sinh nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Trong dạy học để ngăn ngừa hoặc hạn chế học sinh mắc sai lầm ta cần phải nghiên cứu nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó.
“Bài toán giải bằng hai bước tính ở lớp 3 ” là một loại toán cần nhiều đến tư duy, bởi vì đề bài được nêu ra dưới hình thức có lời văn hoàn chỉnh. Vì vậy, để giải được học sinh cần phải tìm được sự liên quan giữa các đại lượng, các yếu tố đã học và yếu tố cần tìm của bài toán một cách lôgíc. Nói chung, nội dung được đưa ra trong đề toán đều gắn liền với thực tế hoạt động của các sự vật, các yếu tố cuộc sống để học sinh dễ liên hệ, nó mang tính chất đa dạng
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Toán đóng vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức toán học mà nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, đức tính chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động sau này. Trong quá trình dạy – học Toán thì dạy giải toán là hoạt động được chú ý nhiều nhất vì với Tiểu học nó chiếm khoảng thời gian khá lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình. Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học đồng thời rèn luyện cho học sinh tư duy lô gic, diễn đạt và trình bày một vấn đề toán học trong đời sống. Có thể nói nó góp phần hình thành nhịp cầu nối toán học trong nhà trường và ứng dụng toán học trong thực tiễn. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng. Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 3 là giải các bài toán có hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học.Cũng như các lớp trước yêu cầu của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 chủ yếu là rèn kĩ năng về “phương pháp” giải toán ( cách đặt vấn đề, tìm hiểu đề, giải quyết vấn đề); rèn khả năng “diễn đạt”; Trình bày vấn đề bằng lời nói, bằng chữ viết cho học sinh.
Vậy làm cách nào để học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất, nắm chắc bản chất của dạng toán, tìm tòi được cách giải phù hợp, từ đó, làm bài một cách độc lập, tích cực và hiệu quả là điều mà tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và trăn trở. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu kĩ bản chất của các bài toán giải ở lớp 3, tôi mạnh dạn đưa ra : “Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3”với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu một số sai lầm của học sinh lớp 3 thường mắc khi giải các bài toán có lời văn. Từ đó, tìm ra biện pháp giúp bản thân rút kinh nghiệm vận dụng linh hoạt các phương pháp , các hình thức dạy học. Từ dó, áp dụng các kỹ năng dạy học sinh giải toán sao cho phù hợp với từng bài dạy, với từng đối tượng học sinh để đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học Toán .
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Lớp 3 năm học ………. trường Tiểu học Quảng Phú.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
-Nghiên cứu sách giáo khoa Toán lớp 3,Vở bài tập Toán lớp 3.
-Nghiên cứu tài liệu sách giáo viên Toán lớp 3 và một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học và các tài liệu khác.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra: thực hiện phỏng vấn điều tra, dự giờ để tìm hiểu…
- Phương pháp so sánh : so sánh, đối chiếu kết quả của lớp thực nghiệm với lớp khác cùng khối.
- Phương pháp thống kê toán học: thống kê số liệu, phân tích kết quả điều tra thực nghiêm.
- Phương pháp thực nghiệm…
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận :
Trong quá trình dạy học hiện nay, ngoài công tác dạy – học theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kĩ năng cần đạt của môn học, thì việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 cần được chú trọng và quan tâm một cách chặt chẽ vì chủ yếu ở lớp 1, lớp 2 các em chủ yêu làm quen với cách giải các bài toán đơn. Ở lớp 3 học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán giải bằng hai bước tính, giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học ở mức độ khó hơn nên khả năng diễn đạt bài giải còn có nhiều hạn chế như sai ngữ pháp, chưa rõ ý, lủng củng. Có em chưa hiểu đề dẫn đến hiểu sai đề và làm lạc đề. Bản thân là giáo viên dạy lớp 3 tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp, biện pháp để giúp học sinh có thể hiểu và vận dụng kiến thức để giải các bài toán tốt hơn.
- Thực trạng của vấn đề dạy- học giải các bài toán giải ở lớp 3.
1.Đặc điểm tình hình:
Năm học ……….Trường tiểu học Quảng Phú có 22 lớp, trong đó có 3 lớp 5; 5 lớp 4; 4 lớp 3; 5 lớp 2 và có 5 lớp1.
Khối 3 được chia thành 5 lớp: 3A, 3B, 3C, 3D, 3Đ.Trong đó lớp chủ nhiệm là lớp 3A.
2.Thực trạng dạy- học các bài toán giải .
a.Thực trạng dạy của giáo viên.
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học được hầu hết giáo viên trường Tiểu học Quảng Phú chúng tôi tích cực tham gia. Các đồng chí không những trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp mà còn tham khảo thêm các ý kiến hay trên mạng nên trong giờ học đã biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để học sinh hoạt động tích cực, tự tìm ra kiến thức mới. Trong việc giải toán, giáo viên đã hướng dẫn học sinh tìm tòi ra nhiều cách giải. Mặt khác, khi dạy các dạng toán điển hình, giáo viên chưa khai thác hết nội dung bài dạy, còn thụ động trong cách giải ở sách giáo khoa làm cho học sinh tiếp thu bài thụ động, máy móc.
b.Thực trạng học giải toán của học sinh.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh có học lực trung bình và yếu rất ngại giải toán có lời văn. Mặt khác khả năng tư duy ở nhiều học sinh trung bình và yếu còn nhiều hạn chế, không có khả năng thiết lập các mối liên hệ giữa các đại lượng trong bài toán, gặp những bài tập biến dạng một chút là học sinh rất khó khăn.
Một số học sinh chưa đọc kĩ đề bài, khả năng phân tích để xác định dạng toán chưa đúng, thiếu suy nghĩ về dữ kiện và điều kiện đưa ra trong bài toán, các em thường làm bài theo mẫu nên rất dễ quên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]