SKKN Một số phương pháp để học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình trường Trung học mới VNEN
- Mã tài liệu: BM6004 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1265 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Minh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Minh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp để học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình trường Trung học mới VNEN” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1 So sánh cấu trúc bài học tập đọc nhạc ứng dụng phương pháp hiện hành và dạy học theo mô hình VNEN.
3.2 So sánh về cách thức tổ chức của chương trình hiện hành và mô hình VNEN
3.3 Xây dựng phương pháp học tập đọc nhạc theo mô hình VNEN
3.4 Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp
3. 5 Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
3.6 Phối hợp với gia đình để rèn đọc nhạc cho học sinh
3.7 Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa
3.8 Một số lưu ý khi dạy Tập đọc nhạc theo mô hình mới VNEN ở lớp 6
3.9 Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
3.10 Ví dụ về kế hoạch bài dạy và tài liệu hướng dẫn học dành cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Bản thân tôi là người trực tiếp tham gia giảng dạy Hoạt động giáo dục Âm nhạc theo mô hình trường tiểu học mới VNEN từ năm học ………ở trường THCS Đông Thọ -Thành phố Thanh Hóa, trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn học tập, tôi thấy rằng: học Âm nhạc là môn có đặc thù riêng cho nên không nhất thiết phải áp dụng đúng 10 bước học tập trong mô hình trường trung học cơ sở VNEN như các môn học khác. Bởi, đây là môn năng khiếu, không phải tất cả các yêu cầu khi giáo viên đã hướng dẫn là học sinh đều thực hiện đúng 100% vì nó còn phụ thuộc vào năng khiếu của từng em, những em có năng khiếu thì sẽ cảm nhận tốt và thực hiện được ngay, ngược lại nếu em nào năng khiếu âm nhạc hạn chế thì việc cảm nhận và thực hiện đúng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Chưa có tài liệu hướng dẫn nên giáo viên nhất thiết phải nghiên cứu kĩ bài dạy, xem những tài liệu liên quan đến bài học và chuẩn bị đầy đủ về phương tiện dạy học, các đồ dùng trực quan cần thiết, soạn tài liệu hướng dẫn học cho học sinh và kế hoạch bài dạy cho giáo viên.
Mặt khác, ngay từ những tiết học đầu tiên giáo viên cần lựa chọn, phân loại đối tượng, với những học sinh có năng khiếu tốt về âm nhạc cho các em thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ cũng như các hoạt động ngoại khóa. Sau đó bồi dưỡng cho các nhóm trưởng, lớp trưởng, lớp phó phụ trách về văn thể để các em có cách điều hành lớp trong giờ học Âm nhạc phù hợp nhất với khả năng của từng lớp. Giáo viên định hướng cho các em lựa chọn đặt tên cho nhóm của mình, mỗi nhóm tương ứng với nhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng hay tên nốt nhạc…….
Học âm nhạc ở THCS là học các bài hát, nhạc lí, ÂNTT, nhưng học tập đọc nhạc cũng rất quan trọng. Bởi đây là bước đầu các em được học cụ thể hơn về lý thuyết âm nhạc như: xác định tên nốt nhạc, đọc và gõ tiết tấu, học nhạc lí, đọc nhạc, ghép lời ca theo giai điệu vừa đọc…..
Qua 3 năm thực hiện dạy học theo mô hình mới, chuyển từ cô dạy trò thực hành sang các em tự hợp tác với nhau trong nhóm để khám phá bài đọc nhạc là điều không phải em học sinh nào cũng làm được vì đọc nhạc cần nhiều đến tư duy của mỗi cá nhân học sinh. Vì vậy, cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng đối với học sinh trường tôi. Do đó tôi đã không ngừng tìm tòi, thay đổi các phương pháp để làm sao mà các em có thể hiểu mà hợp tác với nhau được tốt nhất mà giáo viên và học sinh không bị phụ thuộc dạy theo phương pháp cũ và đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số phương pháp để học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình trường Trung học mới VNEN”.
- Mục đích nghiên cứu:
Giúp giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc lớp 6 theo
mô hình trường Trung học mới VNEN.
- Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh lớp 6 trường THCS Đông Thọ – Thành phố Thanh Hóa.
– Phân môn tập đọc nhạc lớp 6 theo mô hình VNEN
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp thuyết trình
– Phương pháp trực quan sinh động
– Phương pháp thực hành – luyện tập
– Phương pháp củng cố kiểm tra
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “Năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với mức độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc
Bản thân tôi là giáo viên được học chuyên ngành sư phạm Âm nhạc chính quy ra trường năm 2007, qua 11 năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, và gần 4 năm dạy học theo mô mình VNEN tại trường THCS Đông Thọ, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy việc dạy Tập đọc nhạc đầu tiên phải cho học sinh hiểu dù dạy theo phương pháp nào, mô hình nào thì bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu của bản nhạc. Vì vậy mà yêu cầu bắt buộc học sinh phải xác định chính xác tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ nốt nhạc, đọc đúng tiết tấu, đọc đúng giai điệu và biết ghép lời ca của bài tập đọc nhạc.
Tuy nhiên, qua quá trình công tác, tôi nhận thấy khả năng đọc nhạc và ghi chép nhạc của một số em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng trong việc nhớ tên nốt, nhớ cao độ để đọc bài nhạc và khi học chuyển sang mô hình mới lại càng khó khăn hơn đối với những học sinh này. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành mấy năm nay.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Việc dạy của giáo viên:
Qua thời gian giảng dạy thực tế ở trường, qua dự giờ thao giảng, trao đổi với các anh chị em đồng nghiệp ở trường bạn, tôi nhận thấy bản thân có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
* Ưu điểm:
Bản thân tuổi còn trẻ nên việc dạy âm nhạc và các hoạt động hoạt giờ có nhiều thuận lợi, luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
Là giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành sư phạm âm nhạc chính quy nên có đầy đủ vốn kiến thức .
Được nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện về phòng học riêng cũng như các trang thiết bị phục vụ cho dạy học như đàn, máy chiếu, đài, tranh ảnh, bảng phụ … tương đối đầy đủ.
* Nhược điểm:
Thời gian đầu khi dạy học, tôi tự nhận thấy mình thường vấp phải những khuyết điểm như: soạn tài liệu học tập cho học sinh học hay soạn giáo án để giảng dạy còn gặp rất nhiều khó khăn; việc hướng dẫn cho nhóm trưởng điều hành việc học của nhóm cũng rất khó và đôi khi thấy phức tạp; có đổi mới phương pháp nhưng đôi lúc vẫn chưa phù hợp với đối tượng học sinh của mình; Với giờ học tập đọc nhạc theo mô hình VNEN thì tạo không khí học tập sổi nổi thật khó …
2.2 Việc học của học sinh:
Qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ một số tiết tập đọc nhạc ở lớp 6 tôi nhận thấy rằng:
– Tâm lí học sinh rất thích học môn âm nhạc nhưng nhiều em rất ngại học tập đọc nhạc vì phải nhớ tên nốt, nhìn nhanh nốt nhạc và đọc đúng giai điệu bản nhạc .
– Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 6 rất năng động, khi đọc nhạc chưa biết kiềm chế được âm thanh, học nhóm dễ gây ồn ào cho cả lớp.
– Mức độ cảm nhận âm nhạc của học sinh không đồng đều.
Qua thực trạng trên cho thấy, việc rèn kĩ năng học tập đọc nhạc cũng như kĩ năng cảm nhận âm nhạc, khả năng hiểu biết bản nhạc là rất quan trọng. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về vấn đề giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình trường tiểu học mới VNEN.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 10
- [product_views]