SKKN Một số phương pháp giải bài tập Hóa học 9
- Mã tài liệu: BM9056 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1067 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Hai Bà Trưng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Hai Bà Trưng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp giải bài tập Hóa học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Đối với Giáo viên
– Phải hệ thống hóa kiến thức trọng tâm cho học sinh một cách khoa học.
– Nắm vững các phương pháp giải bài tập và xây dựng hệ thống bài tập phải thật sự đa dạng, nhưng vẫn đảm bảo trọng tâm của chương trình
– Luôn quan tâm và có biện pháp giúp đỡ các em học sinh có học lực trung bình, yếu. Không ngừng tạo tình huống có vấn đề đối với các em học sinh khá giỏi
b. Đối với Học sinh
Về kiến thức
– Rèn khả năng vận dụng kiến thức đã học, kiến thức tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của mình
Về kĩ năng
– Phải tích cực rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương.
Về thái độ
– Làm cho các em yêu thích, đam mê học môn hóa học khi đã hiểu rỏ vấn đề.
c. Một số phương pháp giải toán hóa học 9.
– Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
Mô tả sản phẩm
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có tầm quan trọng trong trường phổ thông. Đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và cảm thấy hứng thú, say mê trong tiết học. Tuy nhiên đó lại là môn học khô khan, nhàm chán thậm chí là sợ của một nhóm học sinh. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Như vậy, nguyên nhân của những bất cập trên là do đâu?
Giải các bài tập hóa học là một biện pháp rất quan trọng để củng cố và nắm vững các định luật, các khái niệm và tính chất hóa học của các chất. Nhưng thực tế ở các trường, thời gian giải bài tập trên lớp của các em rất ít, bản thân học sinh chưa nắm vững cách giải và hệ thống hóa được các dạng bài tập, vì thế các em không thể tự học ở nhà nhất là các học sinh lớp 9. Dẫn đến việc ít làm bài tập, chỉ học những lí thuyết suôn, không đáp ứng được yêu cầu do môn hóa học đề ra, từ từ các em cảm thấy sợ học môn Hóa. Là giáo viên dạy hóa 8-9, tôi luôn băng khoăn, trăn trở về vấn đề này?!
Từ những thực trạng nêu trên, tôi thiết nghĩ cần phải có một bộ tài liệu hệ thống hóa một số dạng bài tập cơ bản ở bậc THCS nhằm giúp các em có thể tự học, tự giải bài tập ở nhà, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập môn hóa của học sinh lớp 9. Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài “Một số phương pháp giải bài tập hóa học 9” góp phần nhỏ vào khắc phục tình trạng trên của học sinh.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian biên soạn quá ngắn, nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn. Rất mong sự góp ý của quý đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- b) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Do công việc nên thời gian có hạn, tôi chỉ nghiên cứu một số dạng bài tập hóa học 9 sau:
– Bài toán xác định công thức của hợp chất vô cơ.
– Bài toán tính theo phương trình hóa học khi biết 2 chất phản ứng.
– Bài toán kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối
– Bài toán xác định thành phần hỗn hợp.
– Bài toán về CO2 tác dụng với kiềm.
- c) Nguồn gốc thực hiện:
Với đề tài này, có thể làm tài liệu tham khảo cung cấp kiến thức cơ bản về các phương pháp giải bài toán hóa học cho học sinh đang học, đặc biệt là các em học sinh khối 9 và giáo viên đang dạy bộ môn hóa học.
Cung cấp một số kĩ năng khi giải một một số bài toán hóa học có tính khoa học, logic và sáng tạo.
Giúp học sinh nhận dạng, giải thành thạo một số dạng toán thường gặp trong thi cử, thi thuyển sinh. Từ đó tạo cho học sinh tự tin, hứng thú và say mê khi học môn hóa học.
* Biện pháp nghiên cứu.
Phương pháp tham khảo tài liệu: nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp giải các bài toán có liên quan đến phạm vi nghiên cứu, các định luật hóa học.
Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Tiến hành trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nghiệp, các kiến thức có liên quan đến việc nghiên cứu và tích lũy qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp.
* Kế hoạch nghiên cứu.
Thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy từ ………… Tập trung vào lớp 9, đặc biệt chú ý đến những: Bài toán xác định công thức của hợp chất vô cơ. Bài toán tính theo phương trình hóa học khi biết 2 chất phản ứng. Bài toán kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối. Bài toán xác định thành phần hỗn hợp. Bài toán về CO2 tác dụng với kiềm.
- d) Thực trạng:
Trong những năm gần đây, chất lượng học sinh có chiều hướng giảm, đặc biệt là môn hóa học. Rất nhiều em không giải được những bài toán cơ bản, thậm chí không viết được phương trình và cả tính số mol, điều này khiến cho những giáo viên giảng dạy môn hóa rất đau lòng, một vài em cảm thấy rất sợ khi vào tiết học môn hóa.
Để ngày càng nâng cao về chất lượng dạy học môn hóa, nhằm giúp học sinh chủ động hơn trong việc tự học ở nhà nên việc kiểm tra đánh giá học sinh có sự lòng ghép của bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan. Qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy được phần lớn học sinh còn lúng túng với việc giải bài tập hóa học chủ yếu là bài toán hóa 9, nguyên nhân là các em chưa hiểu được cách giải và phương pháp giải hợp lí. Từ đó dẫn đến chất lượng bộ môn thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện:
Chất lượng bộ môn: (năm học ………..)
TSHS | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | |
12 | 0 | 2 | 16,7% | 10 | 83,3% | 0 |
Chất lượng thi học sinh giỏi: Không đạt giải.
Sở dĩ còn hạn chế như vậy là do học sinh chưa có một phương pháp giải bài bài tập hóa học tập hóa học hợp lí, chưa có phương pháp giải cụ thể và không phân được những dạng bài tập hóa học.
Để giúp các em hiểu rõ hơn về phương pháp phương pháp giải bài tập hóa học, đặc biệt là những dạng bài tập và phương pháp rất gần gũi với các em. Tôi đã chọn vấn đề “Một số phương pháp giải bài tập Hóa học 9” để nghiên cứu và tìm biện pháp dạy phù hợp cho các em.
B, NỘI DUNG-CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1, Cơ sở thực tiễn.
Để giải tốt các dạng bài tập, đòi hỏi học sinh phải nắm vững các điểm lí thuyết quan trọng về hóa học ở cấp bậc THCS, đồng thời phải ứng dụng linh hoạt những lí thuyết đó vào từng dạng bài toán cụ thể.
Phải nắm vững một số công thức tính toán cơ bản và định luật cơ bản:
- Tìm số mol.
- Dựa và khối lượng chất.
Trong đó: ∙ m: khối lượng chất (g)
∙ M: khối lượng mol (g) |
- Dựa vào thể tích chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc)
Trong đó: ∙ V: thể tích chất khí đo ở đktc (lít) |
- Dựa vào nồng độ mol dung dịch.
n = CM.V | Trong đó: ∙ CM: nồng độ mol dung dịch (mol/lít)
∙ V: thể tích dung dịch (lít) |
- Nồng độ phần trăm (C%).
mct: khối lượng chất tan (g)
mdd: khối lượng dung dịch (g)
mdd = mct + mdm
Khi cho khối lượng riêng dung dịch D(g/ml)
mdd = D.V
Khi trộn nhiều chất lại với nhau
mdd = mtổng các chất phản ứng – mchất không tan – mchất khí
- Tỉ khối của chất khí.
Trong đó: ∙ MA: khối lượng mol của khí A.
∙ MB: khối lượng mol của khí B. |
- Định luật bảo toàn khối lượng.
Định luật: Trong một phản ứng hóa học tồng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
Phản ứng hóa học: A + B → C + D
Ta có: mA + mB = mC + mD
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]