SKKN Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)

4.5/5

Giá:

200.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Văn 6
Lớp: 6
Bộ sách: Cánh diều
Lượt xem: 536
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
29
Lượt tải:

2

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1. Các bước rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.

Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào cho có hiệu quả trong đoạn văn miêu tả.

Tổ chức cho học sinh làm một số bài tập luyện kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét.

Tổ chức cho học sinh viết một số đoạn văn (bài văn miêu tả) hoàn chỉnh có chủ đề.

Mô tả sản phẩm

I. MỞ ĐẦU

 

1. Lý do chọn đề tài

Ngữ văn là môn học đặc biệt với 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn; môn học làm nền tảng, giúp con người hiểu biết được mọi phương diện của các lĩnh vực từ trong cuộc sống đời thường cho đến các hiện tượng thế giới tự nhiên khác. Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác.

Thế nhưng trong thực tế xã hội hiện nay thì Ngữ văn là một trong những môn học mà đa số học sinh không thích học vì nhiều lý do: kiến thức nhiều, viết nhiều, đọc nhiều lại quá dài, thiếu thực tế… Đặc biệt trong phân môn Tập làm văn, kiểu bài văn miêu tả ở lớp 6. Ở cấp tiểu học học sinh đã được làm quen với bài văn miêu tả ở lớp 2 và được cơ bản hoàn thiện kỹ năng viết ở lớp 5, nhưng hầu như các em mới chỉ quen với những bài văn mẫu được học thuộc lòng. Vì lẽ thế, lên trung học cơ sở lượng kiến thức nhiều hơn, đòi hỏi yêu cầu cao hơn nên học sinh còn lúng túng chưa có phương pháp học đúng, thực tế hiện nay có nhiều học sinh khi tiến hành bài viết văn miêu tả còn thiếu các kỹ năng cơ bản, chưa nắm rõ phương pháp, cách hiểu mơ màng, lối nói, lối viết tùy tiện nghĩ gì viết nấy dẫn đến bài văn không có hồn, khô cứng, bức tranh miêu tả quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục. Chính vì thế là giáo viên đang trực tiếp dạy Ngữ văn lớp 6, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở là làm thế nào để giúp các em có cách cảm thụ văn tốt, viết đúng bài văn miêu tả, nên đã mạnh dạn đổi mới một số thao tác nhỏ trong cách nghĩ, cách làm văn miêu tả của học sinh, giúp các em yêu văn, yêu những cảnh vật xung quanh cuộc sống đời thường như: dòng sông, cánh đồng, con đò, mái đình…bước đầu có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như công cụ để tư duy và giao tiếp, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn.

Với lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số phương pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 6 theo bộ sách Cánh diều”.

2. Mục đích nghiên cứu

Tôi tiến hành sáng kiến này với các mục đích cơ bản sau:

Thứ nhất: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng của môn Ngữ văn, yêu quý bộ môn, chăm chỉ tích cực học môn học. Cùng với những môn học khác, môn Ngữ văn sẽ là hành trang giúp các em khám phá những chân trời mới, nguồn tri thức mới, thế giới xung quanh.

Thứ hai: Giúp học sinh nắm được một số vấn đề chung về văn miêu tả.

Thứ ba: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng bài văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng so sánh, nhận xét đánh giá, ngôn từ, tình cảm để học sinh viết tốt bài văn miêu tả.

Thứ tư: Cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề liên quan để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình. Đặc biệt giúp các em thấy được vị trí, tầm quan trọng, giá trị của văn miêu tả trong kể chuyện, trong thuyết minh, trong biểu cảm và trong nghị luận mà các em sẽ tiếp tục học ở các lớp 7,8,9.

Thứ năm: Hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Và những trang miêu tả sẽ luôn làm cho tâm hồn và trí tuệ của người học thêm phong phú, giúp cho học sinh có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng áp dụng sáng kiến là học sinh hai lớp 6A, 6B trường THCS…..

Thực hiện dạy lý thuyết vào những tiết học chính và tích cực thực hành vào những buổi học bồi dưỡng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà sáng kiến kinh nghiệm đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Tổ chức dạy học thực tế ở lớp 6A, 6B.

Tổ chức, khảo sát để so sánh kết quả.

Đọc, nghiên cứu tài liệu tham khảo

Tổng hợp, phân tích để đúc rút thành kinh nghiệm.

 

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Văn miêu tả đã được đưa vào chương trình tiểu học, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả, phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính …), góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ, sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trò. Chương trình Ngữ văn lớp 6 (bộ sách Cánh Diều), các em bắt đầu làm văn miêu tả từ học kì II. Mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh, như vậy so với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen, văn miêu tả ở chương trình lớp 6 có nhiều những khái niệm trừu tượng, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả phải có hình ảnh sống động, thuyết phục lòng người. Để viết được bài văn miêu tả hay như vậy nhất thiết người viết phải có năng lực rất quan trọng đó là năng lực quan sát, tưởng tượng so sánh, nhận xét đánh giá, ngôn từ, tình cảm…để học sinh viết tốt bài văn miêu tả. Xu-khôm-lin-xki nhà giáo dục Xô Viết cho rằng việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nghe thấy, nhìn thấy… là con đường có hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ. Ông phê phán cách tổ chức học tập tách học sinh với thế giới xung quanh. Ông biểu dương cách dạy để học sinh hòa mình vào thiên nhiên, miêu tả thiên nhiên “… Hết tiết dạy này đến tiết dạy khác, tôi dắt trẻ đi vào nguồn bất tận và vĩnh cửu của tri thức là thiên nhiên, vào vườn cây, vào rừng, ra bờ sông và cánh đồng. Cùng đi với trẻ, tôi bắt đầu dạy các em dùng ngôn ngữ để diễn đạt những sắc thái tinh tế của hiện tượng và sự vật”. Cũng có nghĩa là nhà giáo dục Xô Viết đang cung cấp cho học sinh của mình kỹ năng quan sát sự vật hiện tượng để từ đấy các em mới liên tưởng, so sánh thú vị. Đó cũng là những cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta thực hiện dạy học văn một cách nhẹ nhàng, đi vào tâm hồn trẻ một cách tự nhiên, đạt hiệu quả cao.

“Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Đây là loại văn bản có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn” (Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu – Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông, nhà xuất bản Giáo dục, 2003). Cần hiểu rõ: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh nhằm làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài, màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng thái…Còn hiểu rõ hơn bản chất bên trong của đối tượng. Như vậy để miêu tả và viết tốt bài văn, đoạn văn miêu tả, người viết phải nắm được các kỹ năng cơ bản cốt lõi của của văn miêu tả: quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét đánh giá.

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Thực trạng

Về học sinh:

Học sinh chưa nắm được bản chất của bài văn miêu tả, đặc biệt chưa nắm rõ đặc điểm, kỹ năng nên quan sát còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý, ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo, không biết ghi chép những ý mà mình quan sát được một cách rõ ràng.

Chưa biết sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý. Từ đó hạn chế tới việc nói và viết. Sự hướng dẫn của sách dành cho học sinh chưa thật cụ thể, dễ hiểu.

Học sinh thiếu sự liên tưởng tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi.

Bên cạnh đó các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Bên cạnh đó, hiện nay việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thông là một vấn đề được coi là bức xúc. Vì do tác động của xã hội mang lại cho học sinh nên học sinh chỉ lao vào học một số môn như: Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ mà không chú trọng học môn Ngữ văn, vì các em nghĩ rằng: “có học tốt môn Văn cũng không phục vụ gì cho mình khi chọn nghề cho tương lai” nên hầu như tất cả học sinh đều chưa tập trung vào học môn này mà có học chỉ là đối phó để thi tốt nghiệp mà thôi. Chính vì thế mà việc học môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng và các cấp học phổ thông nói chung đang gặp khó khăn về chất lượng. Chưa nói rằng trong môn Ngữ văn thì phân môn Tập làm văn là khó nhất so với phân môn Văn và Tiếng Việt. Chính vì vậy mà nhiều em ngại viết hoặc không có khả năng viết. Vì thế để tạo lập văn bản, trong đó có văn bản miêu tả cần làm thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh khi quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả?

Về giáo viên :

Hiểu được vấn đề đó, là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn trăn trở làm sao giúp học sinh chuyển hướng suy nghĩ của mình để có sự hứng thú trong học Văn, để giúp các em hiểu được học Văn là hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ, hướng tới cái đẹp của cuộc sống.

Đa số giáo viên đều yêu nghề, có trách nhiệm với công việc, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh và trong quá trình giảng dạy phân môn tập làm văn. Nhưng hiện nay giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc dạy học sinh làm văn hay, chủ yếu là chú trọng việc học sinh làm bài như thế nào cho đúng, hoặc cung cấp bài văn mẫu cho học sinh. Chưa tập cho học sinh thói quen quan sát, thói quen khai thác đối tượng, cách cung cấp vốn từ câu còn rời rạc, chưa hệ thống được phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng cảm xúc, tâm hồn để các em thật sự thả hồn trong khi chinh phục sự vật xung quanh ta.

Đặc biệt khi chấm bài cho học sinh lớp 6 phát hiện các em còn mắc lỗi khi viết bài văn miêu tả, học sinh chưa xác định đúng bản chất, các kỹ năng cần có để viết văn, chưa xác định được trọng tâm đề bài, có những em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để tả kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Thậm chí còn xảy ra tình trạng bịa đặt trong bài làm khiến hình ảnh miêu tả thiếu chân thực và hết sức vô lý, chẳng hạn như: Tả buổi trưa mùa hè trên quê hương em mà cánh đồng lúa đang thì con gái, hay hoa cúc nở vàng ruộm báo hiệu hè sang hoặc đêm cuối tháng cả bầu trời vằng vặc ánh trăng, chi chít muôn ngàn sao lấp lánh”(“Đêm cuối tháng” thì làm gì có trăng?). Thực trạng học sinh còn nhiều suy nghĩ sai lạc như vậy, đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên THCS.

Sau đấy tôi đã tiến hành khảo sát qua một số tiết tự học tập làm văn và cụ thể qua các tiết bài Tập làm văn, các bài kiểm tra khác nhau. Kết quả cho thấy khả năng sử dụng các kỹ năng quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét của học sinh còn yếu. Nhìn chung học sinh lớp 6 chưa nắm được đúng bản chất của các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét và từ chỗ còn hiểu lơ mơ dẫn đến cách dùng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu, dựng đoạn còn, đơn điệu, rập khuôn, không có cảm xúc. Hơn thế nữa còn có một số ít học sinh ngại viết văn và thậm chí là sợ học văn.

Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có những biểu hiện phổ biến như sau:

Chỉ có con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kĩ năng làm bài là qua phân tích văn mẫu.

Giáo viên hầu hết chưa coi trọng kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh nên chuẩn bị chưa chu đáo, hướng dẫn học sinh quan sát chưa đầy đủ về đối tượng.

Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đối phó với chất lượng khi kiểm tra thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp một bài tương tự thì cứ thế chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi lệ thuộc quá nhiều vào những bài văn có sẵn.

Thực trạng trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng bài Tập làm văn với học sinh lớp 6, kết quả như sau:

2.2 Kết quả của thực trạng

 

Lớp

 

Tổng số bài

Đạt yêu cầu

(Số bài điểm trên 5)

Chưa đạt yêu cầu

(Số bài điểm dưới 5)

SL

%

SL

%

6A

40

10

25.0

30

75.0

6B

40

15

37.5

25

62.5

Tổng

80

25

31.25

55

68.75

 

Muốn học sinh học tích cực thì người thầy cũng phải dạy tích cực. Xuất phát từ suy nghĩ đó và thực trạng vừa phân tích trên, bản thân tôi luôn trăn trở: làm thế nào để một tiết dạy Ngữ văn (Tập làm văn) thật sự lôi cuốn, hấp dẫn, tạo hứng thú khơi gợi sự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ qua văn bản.

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

3.1. Các bước rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của các kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.

Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào cho có hiệu quả trong đoạn văn miêu tả.

Tổ chức cho học sinh làm một số bài tập luyện kỹ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét.

Tổ chức cho học sinh viết một số đoạn văn (bài văn miêu tả) hoàn chỉnh có chủ đề.

3.2. Tiến trình thực hiện

3.2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ bản chất của các kỹ năng

Kỹ năng quan sát:

Đối tượng của văn miêu tả là những sự việc, và sự vật, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống con người. Có thể coi đó là một thế giới hết sức mới lạ, đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày và từng giờ. Tuy vậy không phải tự nhiên mà ta hiểu và nắm vững được đặc trưng của từng sự vật, sự việc, từng con người để miêu tả đúng bản chất của nó. Vì lẽ đó ta phải quan sát: “Quan sát chính là thao tác nhìn, nghe, ngửi, sờ, cầm… bằng các giác quan: tai, mắt, mũi, da”. Từ đó, tôi giúp các em phải nhận biết được quan sát một đối tượng nào đó bằng giác quan của chúng ta. Cần nhìn rõ màu sắc, hình dáng, kích thước, khoảng cách sự vận động…nghe rõ âm thanh, ngửi thấy các mùi vị và có thể nếm vị. Sau khi quan sát bên ngoài các em sẽ nhìn thấy sự việc bằng suy tưởng phán đoán bên trong. Tôi còn chú ý hướng các em vào trọng tâm của cảnh để giúp các em hiểu rõ thế nào là trọng điểm quan sát, cần xác định rõ với từng cảnh nên quan sát như thế nào để tìm ra đặc trưng của cảnh.

Tiếp xúc đối tượng – > định mục đích – > chọn vị trí -> huy động giác quan và trí tuệ quan sát bao quát – > tập trung vào trọng điểm – > lựa chọn và ghi nhớ tư liệu. Đó cũng là quy trình quan sát bắt buộc mà người miêu tả phải tuân thủ theo để đạt hiệu quả cao.

Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu: Kỹ năng quan sát là kỹ năng quan trọng nhất. Bởi vì muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Cần lưu ý rằng: Người GV phải là người thật tinh tế trong quá trình quan sát thì mới định hướng cho HS quan sát một cách tinh tế, tỉ mỉ của sự vật. Ta có thể nói “Thế giới xung quanh ta luôn luôn mới mẻ, chỉ có điều ta có nhìn thấy cái mới đó hay không?”.

Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, bản chất của sự vật, giúp người đọc như được chứng kiến tận mắt sự vật miêu tả. Nên khi dạy văn miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý như sau:

*Tả theo trình tự không gian:

Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,… (hoặc ngược lại).

Ví dụ: “Bức tranh của em gái tôi”- Tạ Duy Anh (trang 69, Tiếng Việt 6, Bộ sách Cánh diều tập 2) có miêu tả bức tranh theo trình tự từ ngoài vào trong:

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng. những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bồ, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa số, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.”

 

* Tả theo trình tự tâm lý:

Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.

Ví dụ : Nhà văn Cao Duy Sơn đã miêu tả hình ảnh chim chích bông trong bài Chích bông ơi, (trang 77, Tiếng Việt 6, Bộ sách Cánh diều tập 2) theo mạch cảm xúc riêng của mình, qua đó thể hiện nỗi nhớ về tuổi thơ của nhân vật người cha Dế Vần:

“ Theo cánh tay chỉ của Ò Khìn, Dề Vần thấy một chú chim chích bông bé xíu, lông cánh nâu đỏ, mỏ và ngực vàng sẫm, đôi chân tí tẹo như hai đóng cỏ “nhả nhùng” với những chiếc móng hồng dang giãy giụa trong bụi gai. Tiếng kêu của nó nghe hoảng hốt lắm ! Những âm thanh chích chích đó bỗng làm Dề Vân bối rối. Nhìn con trai, Dế Vần bỗng nhớ ngày ấy mình cũng chỉ mới tám tuổi như nó bây giờ.”

 

Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,…) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.

Kỹ năng liên tưởng tưởng tượng:

Có thể khẳng định rằng, nếu không có kỹ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả không thể hay được, dù là văn tả thực. Nếu chỉ quan sát và ghi chép vào bài làm đúng y nguyên những điều mà quan sát thấy thì bức tranh được miêu tả trong bài văn sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động hơn. Như vậy tưởng tượng chính là hình dung ra cái thế giới chưa có (không có)” Trong văn miêu tả, nhờ có tưởng tượng mà tất cả các hình ảnh, màu sắc âm thanh đều có thể tái hiện được trước mắt trong điều kiện chúng không nhất thiết phải xuất hiện tất cả những chi tiết đặc trưng của sự vật. Trong thực tế, không phải lúc nào cũng bộc lộ một cách tập trung, nhưng nhờ có tưởng tượng mà sự vật mới được hiện nguyên hình với tất cả những nét đặc trưng của nó.. cuối cùng nhờ có tưởng tượng mà con người có thể sáng tạo nên những hình ảnh lung linh, rực rỡ của sự vật. Liên tưởng tượng tưởng tượng sẽ giúp văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, kích thích được óc sáng tạo của người đọc, khiến người đọc không khỏi không ngẫm nghĩ, ngỡ ngàng trước “ Cái hồn của sự vật” .

Kỹ năng so sánh:

So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc đến hình dáng, từ kích thước đến trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có cùng một nét tương đồng và chính sự liên tưởng, so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. So sánh chính là dùng cái đã biết để làm rõ, nổi bật cái chưa biết. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho các em một số cách so sánh như sau:

Có thể so sánh người với người: “Với gương mặt phúc hậu và mái tóc bạc trắng, trông bà hệt như bà tiên trong truyện cổ tích”; “Nhìn nó chăm chỉ làm việc giúp bà, ai cũng tấm tắc: hệt như cô Tấm trong chuyện cổ tích xưa”…

Có thể so sánh người với các con vật (hình dáng, tính cách): “Lão ta quá ranh mãnh, xảo quyệt, y như một con cáo già”; “Trông anh ta như một con gấu”; “cậu ấy nhanh như một con sóc”…

Có thể so sánh người với cây cối: “Cô bé cứ như một cây lúa non, lặng lẽ lớn lên từ bùn đất”…

Có thể so sánh người với các hiện tượng thiên nhiên: “Giọng lão ta lúc nào cũng gầm vang như sấm”, “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”…

Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh: “cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới”( Vũ Tú Nam); “Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao hệt như một cái liềm vàng ai bỏ quên giữa cánh đồng lúa chín” (Theo Vích – to Huy gô); “ Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú)…

Có thể so sánh vật với con người: “Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên”

Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh, học sinh cần lưu ý là phải biết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh đã quá cũ, quá sáo mòn theo kiểu: “Miệng cười tươi như hoa”; “Những hạt sương long lanh như những hạt ngọc đính trên cành hoa hồng”; “Cánh đồng lúa chín trông như tấm thảm vàng trải rộng đến chân trời”; “Vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vì sao”.

Kỹ năng nhận xét:

Viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình, dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ thái độ, tình cảm riêng của con người đối với đối tượng được miêu tả. Nhận xét chính là :đánh giá, khen, chê. Vấn đề là phải vận dụng cách nhận xét như thế nào để tăng sự hấp dẫn cho đoạn văn miêu tả. Ví dụ, có thể nhận xét bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh, một thái độ: mỉa mai, giễu cợt hay ngạc nhiên thích thú…

3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả.

Ngoài nắm kỹ bản chất các kỹ năng trên, người viết cần phải lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thật chính xác, gợi hình ảnh cũng là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi phải đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn thế, người viết văn miêu tả phải có một vốn từ phong phú… tất nhiên có vốn từ phong phú chưa hẳn đã là thành công mà điều quan trọng là người viết bài phải có sự lựa chọn tinh tường, sao cho trong một hệ thống các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, có thể lấy ra được một vài từ phù hợp nhất, chính xác nhất. Điều cần lưu ý là phải luôn có thói quen tìm từ gợi hình biểu cảm với đối tượng với văn cảnh. Muốn làm nổi bật đối tượng hình ảnh của đối tượng thì phải chú ý tới hệ thống từ tượng hình (Từ màu sắc, hình dáng, trạng thái). Muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng hệ thống của từ tượng thanh (mô phỏng tiếng động). Đoạn văn, bài văn miêu tả thiếu đi các yếu tố tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay. Nhưng cũng cần ý thức được rằng, nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tuỳ tiện, hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục.

Ví dụ: Trong văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin, (trang 12,13 Ngữ văn 6, Bộ sách Cánh diều tập 2), tác giả đã tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh: êm ả, nổi sóng, dữ dội, mù mịt. Nhưng không phải là cứ miêu tả sóng thì có thể dùng được tất cả các từ ấy. Tả sóng biển lúc trời giông thì phải dùng từ “cuồn cuộn”, tả tiếng sóng biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ ì oạp,…

 

Tả cây cối có nhiều từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau: xanh non, xanh rì, xanh lá mạ…. nhưng khi đi vào thực tế thì mỗi loại cây sẽ có một loại xanh riêng: cây rau cải trong vườn hay cây lúa đang thì con gái thì phải là xanh mơn mởn, xanh rờn; cây trong rừng rậm rạp thì phải là xanh rì, xanh tốt….

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)