SKKN Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3
- Mã tài liệu: BM3115 Copy
Môn: | Tự nhiên và xã hội |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 486 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Văn Hai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Văn Hai |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Về nhận thức về trò chơi học tập
2. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi
3. Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đạt hiệu quả.
Nhóm 1: Phương pháp tổ chức trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học.
Nhóm 2: Phương pháp tổ chức trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài hoặc khởi động tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài cũ vào bài.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, sự kiện, hiện tượng tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán, Tiếng Việt và các môn học khác Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người.
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1,2,3 tích hợp những kiến thức về tự nhiên và xã hội. Môn học đóng vai trò giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4,5 của cấp Tiểu học, đồng thời góp phần làm nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở cấp học trên. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức tự nhiên và xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 được tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả?
Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh học sinh và thậm chí một số giáo viên chỉ quan tâm đến hai môn Toán và Tiếng Việt. Còn đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ dạy qua loa, đại khái hoặc cho học sinh quan sát những bức tranh rồi nói sơ qua. Do đó mà học sinh ít có cơ hội phát triển tư duy, thảo luận và sáng tạo môn học này. Điều đó cũng sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai khi phải tiếp xúc với các môn học ở các lớp trên như: Vật lí, sinh học, hóa học,..
Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang tính cách lứa tuổi hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Vì vậy, người giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em “Học mà chơi – Chơi mà học” thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Việc đổi mới mục tiêu giáo dục đã thực hiện thông qua việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa, thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp giáo dục kĩ năng sống và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhằm đổi mới căn bản về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, muốn dạy tốt môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đó trò chơi học tập được đưa vào lớp học nhằm biến việc học tập trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng và hào hứng hơn. Khi vui chơi, trong không khí cổ vũ sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu của học sinh: nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình thức “học mà chơi, chơi mà học” đang được khuyến khích ở Tiểu học và việc tổ chức trò chơi trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp HS học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Từ những lí do trên cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi vào các tiết học Tự nhiên và Xã hội.
Trong quá trình dạy học và vận dụng tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh. Vì thế tôi đã chọn: “Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trường Tiểu học Xuân Lẹ” làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành đề tài này trong năm học ………
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm khơi dạy niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh. Kích thích tính chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức, tạo không khí sôi nổi trong tiết học môn Tự nhiên và Xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào nghiên cứu các phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3A trường Tiểu học Xuân Lẹ năm học ………và năm học ………
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu. Từ đó bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế học sinh.
– Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động học tập.
Quan sát hoạt động vui chơi
Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh để chọn phương pháp tổ chức cho phù hợp.
– Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ kết quả thực hiện việc học tập của lớp chủ nhiệm qua các hoạt động học tập của môn học.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
Dựa trên số liệu về kết quả điều tra thống kê, xử lí số liệu. Từ đó đưa ra những phương pháp, giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh ở trường Tiểu học nói chung.
2/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Đối với lứa tuổi lớp 3 ngoài nhu cầu học còn tồn tại một loạt nhu cầu khác như vui chơi, vận động giao tiếp với bạn bè … Việc thoả mãn các nhu cầu này là điều kiện cơ bản để trẻ có được cuộc sống tự nhiên vốn có. Thế nhưng trong môi trường lớp học nội dung cơ bản tiến hành là “học”. Học sinh phải dồn hết tinh thần sức lực cho việc học, khiến trẻ quên đi những nhu cầu chính đáng kia của mình và mất dần vẻ tự nhiên vô tư vốn có. Trong việc giúp các em tìm lại cuộc sống tự nhiên của mình “Trò chơi” có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi “Chơi” là được sống hết mình và khác với hoạt động học: các thành tích của học tập cơ bản phụ thuộc vào bản thân trẻ, còn sự thắng thua trong trò chơi mang tính ngẫu nhiên. Trẻ tham gia chơi với hy vọng chiến thắng và để khẳng định mình. Bên cạnh đó trò chơi tạo cho trẻ sự thư giãn, thoải mái cần thiết cho bản thân.
Với đặc điểm riêng “Trò chơi” mở ra cho học sinh Tiểu học một khả năng phát triển. Các em được tiếp cận với hoàn cảnh chơi, nhiệm vụ chơi, hoạt động chơi, luật chơi… từ đó trẻ lĩnh hội các tri thức sống động về cuộc sống xung quanh và tri thức khoa học.
Áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên – Xã hội là đưa học sinh vào các hoạt động vận dụng mang tính tự nguyện. Học sinh được chủ động sáng tạo phát hiện điều cần phải học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng, khô khan, trừu tượng của các lệnh đem đến sự sôi nổi ham mê say sưa tìm hiểu khám phá và lĩnh hội tri thức trong mỗi giờ học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm:
Xuân Lẹ là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Thường Xuân, là xã thuộc vùng 135; trung tâm xã cách trung tâm huyện hơn 25km. Đường xá đi lại vô cùng khó khăn, phải qua lắm sông nhiều suối. Địa bàn xã rộng được chia thành 9 thôn bản. Dân cư phân bố không đồng đều. Vào mùa mưa lũ có nhiều thôn bản bị cô lập. Điều kiện kinh tế của nhân dân đang còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao so với mặt bằng chung của huyện.
Trường Tiểu học Xuân Lẹ được chia thành 4 điểm trường, điểm trường chính được đóng trên địa bàn trung tâm xã. Có những điểm trường cách điểm trường chính 5km, đường xá đi lại gặp rất nhiều khó khăn, lại lắm sông nhiều suối. Vào mùa mưa lũ nhiều điểm trường bị cô lập. Học sinh phải vắng học nhiều ngày.
Đặc điểm tình hình nhà trường nói riêng và các trường tiểu học miền núi nói chung: Đa số phụ huynh, thậm chí cả giáo viên chỉ quan tâm đến hai môn Toán và Tiếng Việt. Còn đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ dạy qua loa, đại khái hoặc cho học sinh quan sát những bức tranh rồi nói sơ qua.
Bên cạnh đó, cũng có một số giáo viên đã quan tâm đến việc đổi mới phương pháp để đạt mục tiêu giờ dạy cao nhất. Song qua thực tế công tác giảng dạy và dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy có giờ dạy đó tổ chức đến 3 hoạt động khác nhau mà giờ học vẫn tẻ nhạt, chán nản. Các câu hỏi thảo luận nhóm thường bị lặp chưa hiệu quả. Mỗi khi báo cáo kết quả thảo luận học sinh không những không đưa ra được kiến thức theo yêu cầu mà nội dung báo cáo có phần dập khuôn, xáo rỗng. Có những tiết giáo viên đưa tới 3 trò chơi vào giảng dạy kết quả là cả một tiết học không khí lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, tiếng reo hò. Song chính vì trạng thái tâm lí bị kích thích quá ngưỡng làm cho sự nhận thức của học sinh không đạt được hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài.
Từ những thực trạng trên, qua vận dụng đạt hiệu quả đáng khích lệ tôi xin trình bày: “Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trường Tiểu học Xuân Lẹ” mà tôi đã đưa vào thực nghiệm và đạt hiệu quả cao:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]