SKKN Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM1068 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 373 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1.Nguyên tắc thiết kế trò chơi.
2.3.2.Các yêu cầu khi tổ chức trò chơi trong môn toán.
2.3.3.Sử dụng một số trò chơi trong dạy học toán học lớp 1:
Trò chơi 1: Tô hình đúng, màu
đẹp.
Trò chơi 2: Xếp hình theo mẫu
Trò chơi 3: Xếp đúng thứ tự.
Trò chơi 4: Làm tính tiếp sức
Trò chơi 5: Xì điện
Trò chơi 6: Vua phá lưới.
Trò chơi 7: Ong đi tìm nhụy
Trò chơi 8: Đối đáp toán học.
Trò chơi 9: Đố biết số nào.
Trò chơi 10: Thợ chỉnh đồng hồ
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Đã nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc Tiểu học tôi cứ trăn trở mãi: làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, học sinh được học mà chơi, chơi mà học? Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân mạnh dạn áp dụng việc tổ chức một số trò chơi trong giờ học toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã đưa vào giờ học toán ngay từ đầu năm học và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên. Đến giờ học toán các em không còn cảm thấy căng thẳng nên kết quả học tập cao hơn, học sinh hoạt động tích cực và đồng đều. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,….từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn. Vì vậy, tôi chọn nghiêm cứu đề tài: “Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1”.
Qua thời gian thử nghiệm và được sự đóng góp của Ban giám hiệu, đồng nghiệp tôi đã thực hiện thành công. Tôi xin được trình bày trước Hội đồng khoa học. Mong các tổ chức góp ý kiến cho bản thân ngày một hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
– Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán lớp 1. Tìm hệ thống bài tập có thể thiết kế thành trò chơi.
– Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi thiết kế, sử dụng trò chơi trong giờ học toán.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
– Một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp điều tra, quan sát.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận.
Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi các em không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ… để củng cố khắc sâu kiến thức.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại nhanh chán. Đới với học sinh lớp 1, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích.
Trò chơi học Toán là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán tiểu học, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng taọ của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với trường tiểu học.
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước Ban giám hiệu và được Ban giám hiệu đồng ý. Tôi đưa vào áp dụng ngay từ đầu năm.
2.2.Thực trạng vấn đề:
Tích lũy kinh nghiệm thông qua thực hành trên lớp và sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, ban giám hiệu. Vào đầu năm học, khi nhận lớp trong những buổi dạy đầu tiên, nhận thấy tình hình học tập kém sôi nổi, thụ động của học sinh. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. Qua tìm hiểu tôi biết được các em đa số là con em gia đình làm nghề nông, điều kiện giao tiếp của các em còn hạn chế. Mặt khác, do từ mẫu giáo lên các em còn mới mẻ với việc tiếp thu kiến thức mới. Để hiểu bài các em phải tập trung rất nhiều nên đầy áp lực. Vì vậy đến giờ học em nào cũng sợ rằng mình sẽ bị cô gọi mà không trả lời được hoặc trả lời sai. Giờ học diễn ra nặng nề và buồn chán.
Tích lũy kinh nghiệm trong quá trình dạy học: Thông qua thực tế giảng dạy đến nay đã 25 năm, được giảng dạy tất cả các khối lớp Tiểu học, sử dụng các phương pháp dạy học cũ cũng như mới để so sánh, rút kinh nghiệm.
Tích lũy kinh nghiệm thông qua các đợt tập huấn chuyên môn: Bản thân tôi đã được tiếp cận nhiều với phương pháp dạy học tích cực, được học hỏi nhiều ở đồng nghiệp, chuyên môn trường, chuyên viên Phòng giáo dục và sở Giáo dục cũng như các đợt tập huấn.
Nhưng thực trạng của giáo viên và học sinh hiện nay, giáo viên ít sử dụng trò chơi trong dạy học toán, chưa chú trọng đến việc áp dụng trò chơi trong các tiết học. Từ đó học sinh tiếp thu một cách thụ động, còn lúng túng khi giao tiếp, tinh thần đoàn kết nhóm chưa có, hiệu quả học tập chưa cao.
Năm nay bản thân được phân công dạy lớp 1. Lớp tôi có 40 học sinh trong đó có: 24 em nữ và 16 em nam. Từ đầu năm lớp học rất trầm, chỉ một vài em dám phát biểu ý kiến, giờ học diễn ra rất buồn và các em cảm thấy mệt mỏi. Khi tôi đưa trò chơi học Toán vào áp dụng trong giờ học thì không khí lớp học khác hẳn, các em học tập tích cực, những em chậm chạp cũng năng động hơn. Những em có tính tự ti cũng hòa nhập cùng các bạn. Qua lần khảo sát chất lượng tôi thấy: Học sinh yêu thích môn Toán là: 19 em đạt 47,5%
Học sinh không yêu thích môn Toán là: 21 chiếm 52,5% .
Tôi thấy số học sinh không yêu thích môn học chiếm hơn nửa lớp nên tôi nhận thấy đưa “Một số trò chơi Toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học lớp 1” lồng vào các tiết Toán ở Tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học Toán của lớp 1.
2.3.Các giải pháp.
2.3.1.Nguyên tắc thiết kế trò chơi.
* Nguyên tắc vừa sức:
– Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập…)
– Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.
– Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (không quá 5 phút), thích hợp với môi trường học tập.
– Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
– Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
* Nguyên tắc khai thác: Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ học toán, ngoài những mục tiêu chung của bài dạy giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau:
– Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp.
– Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin.
– Giáo viên cần phải khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi.
– Trò chơi thực hiện trong khi làm bài tập thực hành hay củng cố tiết học.
– Mỗi trò chơi trong học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học.
– Để trò chơi đạt hiệu quả cao thì cần phải có luật chơi. Luật chơi cần phải giới thiệu rõ ràng, trước khi chơi: Nội dung trò chơi, cách tổ chức, cách tính điểm. (Nếu cần phải vừa hướng dẫn vừa thực hành.)
– Nội dung trò chơi phải phù hợp nội dung kiến thức của bài học đó.
– Trò chơi phải tổ chức sao cho tất cả các học sinh trong lớp được tham gia.
– Thời gian chơi không quá 5 phút, không để thời gian chơi kéo dài ảnh hưởng đến giờ học hay làm trẻ mất đi hứng thú.
– Thay đổi nội dung trò chơi để học sinh không bị nhàm chán.
– Luôn quan tâm khích lệ, động viên tránh làm cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ, lúng túng khi chơi.
– Học sinh tự đánh giá giám sát lẫn nhau, phần thắng thua công bằng dân chủ.
– Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện) đồ dùng của giáo viên, học sinh.
– Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (từ các phế liệu như: vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa…) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, nhưng ít tốn kém.
Từ các cơ sở và nguyên tắc trên, ta đã căn cứ và nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh để thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 1.
2.3.2.Các yêu cầu khi tổ chức trò chơi trong môn toán.
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp một nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song, muốn tổ chức được trò chơi trong dạy học toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
+ Trò chơi gây được hứng thú đối với học sinh.
* Cấu trúc của trò chơi học tập:
+ Tên trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
+ Nêu cách chơi.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]