SKKN Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM1038 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 669 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1 Phương pháp trực quan
3.2 Phương pháp đàm thoại gợi mở
3.3 Phương pháp luyện tập
Mô tả sản phẩm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1”
A . MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học. Ở phân môn Tập đọc giúp học sinh đọc thông, thì phân môn Tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy Tập viết, Tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.
Ngoài ra, tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “chữ viết cũng là một biểu hiện của người viết. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài vở của mình”.
Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “chữ viết cũng là một biểu hiện của người viết. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô và bạn đọc bài vở của mình”. Bởi vậy, vấn đề rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Để các em viết đúng quy trình, viết đẹp và đều nét chữ không phải là dễ dàng và đây cũng là một quá trình học tập, rèn luyện. Mặc dù hiện nay, vào thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới đời sống mọi mặt xã hội, có thể không cần chữ viết đẹp vì đã có máy tính. Nhưng với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu trên thì việc rèn chữ cho học sinh ngày càng cần thiết, nó góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy, trong quyết định ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 4/5/2007 số 14/2007/QĐ – BGDĐT cũng đã nêu rất rõ yêu cầu giáo viên Tiểu học phải viết đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, với ý thức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, không ngừng tích luỹ kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp học sinh có chữ viết đúng, đẹp thông qua đề tài: “Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh của trường Tiểu học Đông Vệ 2 nói chung và HS lớp 1C tôi chủ nhiệm nói riêng. Góp phần đẩy mạnh phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” của trường Tiểu học Đông Vệ 2 và của các trường Tiểu học trong thành phố Thanh Hóa.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
– Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp luyện tập
– Phương pháp so sánh, đối chứng
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
– Phương pháp thử nghiệm
– Phương pháp kiểm tra đánh giá.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CƠ SỞ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu Học nhất là đối với học sinh lớp Một. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kĩ năng viết chữ.
Dạy Tập viết cụ thể là dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, hình dáng, tên gọi các nét, độ cao, cỡ chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét hoặc liên kết chữ cái … . Từ đó hình thành ở các em về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
Dạy học sinh biết được những kĩ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm những kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy Tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm. Bên cạnh đó giáo viên cần nắm vững chương trình tập viết hiện hành của Bộ Giáo Dục và Đào tạo để không những nâng cao chất lượng dạy viết chữ mà còn phối hợp với các hợp phần khác nhằm phát huy vai trò công cụ của việc Tập viết.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong thực tế nhiều năm trở lại đây, chữ viết của học sinh Tiểu học nói chung và đặc biệt chữ viết của học sinh lớp 1 nói riêng các em viết còn chưa đẹp, vở trình bày chưa sạch sẽ. Chữ viết chưa đúng mẫu, đúng cỡ. Khoảng cách giữa các con chữ không đều, quá dày hoặc quá thưa, hoặc giữa các con chữ trong một chữ không nối liền nhau . Qua khảo sát của hai lớp ở trường tôi sau bảy tuần đầu của năm học tôi đã thống kê các loại lỗi như sau:
Chữ viết không đúng mẫu, đúng cỡ 51%
Khoảng cách giữa các chữ không đều 69%
Kĩ thuật nối chữ chưa đúng 65%
Trên đây là những chỉ số đáng lo ngại về chất lượng chữ viết. Để nâng cao chữ viết cho học sinh tiểu học nói chung và chất lượng chữ viết cho học sinh lớp Một nói riêng, bản thân tôi rất băn khoăn lo ngại, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu, bằng mọi biện pháp dạy tốt môn Tập viết để rèn chữ viết cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA LỚP TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Thuận lợi:
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa và Ban lãnh đạo của Trường Tiểu học Đông Vệ 2 rất quan tâm đến phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”. Hằng năm, Phòng Giáo dục đều tổ chức kiểm tra phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” trong các nhà trường, để thúc đẩy các nhà trường duy trì nền nếp “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”. Đối với Trường Tiểu học Đông Vệ 2 chúng tôi còn tổ chức hội thi viết chữ đẹp ở tất cả các khối lớp để khuyến khích các em viết chữ đẹp.
– Nhiều giáo viên trong trường viết chữ đẹp chuẩn mực để HS học tập theo chữ viết của cô.
– Đa số giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” và tích cực rèn luyện chữ viết cho học sinh.
– Giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiêm và có sáng tạo trong các giờ Tập viết để nâng cao chất lượng chữ viết của lớp.
– Điều kiện cơ sở vật chất và ánh sáng phòng học đầy đủ cho học sinh ngồi học. Bảng treo đúng độ cao. Học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập.
– Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bộ chữ mẫu của Giáo viên, những bảng chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát.
2. Khó khăn:
Đầu năm học khi nhận lớp, nhiều em chưa biết cầm bút, có em biết viết nhưng không viết mà chỉ cầm bút ngồi nhìn các bạn viết hoặc ngồi nghịch và nói chuyện với bạn bên cạnh. Tôi thật sự boăn khoăn lo lắng và trăn trở. Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em chưa viết được, viết chưa đẹp. Đó là một vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi. Sau đó tôi tiến hành tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng non yếu này. Có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu sau đây:
– HS lớp 1 còn hiếu động, một số em chưa tập trung trong học tập, thiếu sự kiên trì, ý thức trình bày bài viết còn yếu nên rất cẩu thả. Hơn nữa, tính thẩm mĩ của các em chưa cao nên nhận thức về cái đẹp còn hạn chế, cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, người lớn.
– Thực tế hiện nay, nhiều học sinh tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn về kĩ năng chữ viết, giữ vở cụ thể là:
+ Mẫu chữ viết không thống nhất, có những em không xác định được dòng kẻ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mải chơi, không chú ý.
+ Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ. Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu. Viết nét nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đúng, chưa đẹp.
+ Khi viết sai các em gạch xóa, tẩy tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng quy định … nên vở viết của các em rất bẩn, nhầu nát, quăn mép…
+ Giấy viết, loại bút, loại mực không đồng nhất, kém chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
– Gia đình học sinh đa số là con bố mẹ lao động tự do còn lại là bố mẹ là công chức, viên chức nhà nước nên việc tập cho các cháu biết viết là rất ít, Chỉ một số gia đình mua vở về cho các con tập tô còn lại phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em.
– Bản thân mỗi em chưa phát huy được tính tự học tự rèn ở trường cũng như ở nhà. Mặt khác phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở còn thơ ơ với việc học tập.
– Các em còn ham chơi hơn ham học.
– Học sinh chưa nắm được cấu tạo nét, điểm đặt bút, dừng bút của các nét cơ bản, các con chữ … Chưa nắm được quy trình viết hay viết ngược chữ.
– Cầm bút chưa đúng cách, ngồi viết chưa đúng tư thế, chưa khoa học.
– Dụng cụ hoc tập còn thiếu ở một số em.
– Một số học sinh chưa được qua mẫu giáo.
III.CÁC GIẢI PHÁP RÈN VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 1.
1. ĐIỀU TRA, PH N TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU NĂM HỌC:
Đây là lớp học đầu cấp, các em đến trường đang còn bỡ ngỡ với những con chữ. Nhìn thì thấy rất đơn giản nhưng để viết đúng mẫu, cỡ chữ, viết đúng khoảng cách và thành thạo thì trẻ cần phải gắng công khổ luyện dưới sự tận tình chăm sóc của thầy cô.
Ở trường Tiểu học đã từ lâu rất chú trọng đến chữ viết nhưng học sinh vẫn viết xấu là do nhiều nguyên nhân: Từ phía nội dung chương trình, từ phía phụ huynh, học sinh và giáo viên.
Như chúng ta đã biết, ngay ở học kì 1 phân môn tập viết có một tiết riêng mà 2 tuần mới viết một bài, những bài còn lại trong vở nó được lồng ghép với tiết Học vần. Do vậy, để đầu tư cho học sinh viết chữ đẹp toàn lớp thì rất khó. Những em có năng khiếu về chữ viết rất ít, giáo viên phải đi từng em để cầm tay mà thời gian thì có hạn. Đó là vở tập viết chưa kể vở âm – vần cũng không có trong chương trình học chính khóa.
Về phía phụ huynh, các bậc cha mẹ ít nắm được quy trình viết như là điểm đặt bút, điểm dừng bút của các con chữ.
Về phía học sinh các em chưa đủ ý thức để học vì còn quá nhỏ.
Chính vì vậy, việc rèn chữ viết cho học sinh chủ yếu là được thực hiện ở lúc tập viết ở vở tập viết. Vậy làm thế nào để rèn chữ đạt kết quả cao? Đây là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự tìm ra cho mình một giải pháp thích hợp góp phần nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp toàn diện cho học sinh.
2. THỰC HIỆN ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA DẠY TẬP VIẾT Ở LỚP 1
2.1. Quy định của dạy Tập viết ở lớp 1:
Chương trình Tiểu học ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể như sau:
– Lớp 1: Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị trí, làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định, tập viết các số đã học.
– Ở lớp Một việc dạy Tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy Học vần. Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu đó là: Luyện tập viết chữ trong các tiết học âm, chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các tiết tập viết. Ngoài ra, việc rèn luyện kĩ năng tập viết còn được triển khai trong các giờ học chính tả.
– Khi học tập viết, học sinh được quan sát trực tiếp chữ mẫu và cách viết mẫu của giáo viên, nghe giáo viên phân tích cách viết để hình thành biểu tượng chữ viết. Sau đó học sinh được luyện tập nhiều lần được sửa chữa rồi mới viết vào vở. Do vậy, hoạt động của giáo viên và học sinh có cao hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, ánh sáng, bàn ghế: phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Ánh sáng phòng học: Phòng học phải có đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học theo quy định của vệ sinh học đường. Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo: Độ chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200 – 500 lux (lux: đơn vị đo độ chiếu sáng Quốc tế)
2. Bảng lớp: Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải, cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp.
3. Bàn ghế học sinh: Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng học sinh.
4. Bảng viết của học sinh (Bảng con): Cần chú ý những điều kiện tối thiểu về việc chuẩn bị bảng con của học sinh. Bảng làm bằng chất liệu mica màu trắng và dụng cụ viết bằng bút dạ học sinh sẽ không chủ động khi viết chữ.
5. Phấn viết, khăn lau bảng và bút viết: Không cho học sinh dùng phấn cứng quá hoặc phấn kém phẩm chất. Khăn lau bảng cần sạch sẽ, có độ ẩm, được gấp lại nhiều lần, độ dày thích hợp. Giai đoạn đầu của lớp Một học sinh dùng bút chì đến tuần 8 mới dùng bút kim mực.
6. Vở tập viết: Vở tập viết là phương tiện luyện tập thực hành quan trọng của học sinh. Vở tập viết đã in sẵn chữ mẫu thể hiện nội dung và yêu cầu của bài tập viết. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu và đặc điểm của từng bài để hướng dẫn cách viết thích hợp.
– Để hình thành kỹ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy Tập viết phải trải qua hai giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Giai đoạn này hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết, giúp các em hiểu và ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy định viết từng chữ cái. Cái hiểu biết này giúp học sinh viết chữ một cách tự giác. Nhờ vậy, kết quả đạt được sẽ nhanh và chắc chắn hơn.
* Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ.
Tóm lại: Dạy Tập viết ở Tiểu học là truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết học sinh nắm bắt được các kiến thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái Tiếng Việt, thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở … đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu. Ngoài ra, trong việc dạy học sinh hình thành kĩ năng viết chữ cần phải tính đến các yếu tố cảm xúc về tâm lý, nếu trẻ viết với tâm lý vui vẻ, phấn chấn. Các em vui khi được tiếp xúc với thế giới các con chữ và viết được một chữ. Gooc-ki gọi là: “Yếu tố bùng nổ tâm lý”, đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt nhưng cũng rất hồn nhiên sinh động khi trẻ học viết chữ.
2.2. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1:
a. Kiến thức, kĩ năng:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
+ Kĩ năng: Viết đúng quy trình – nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kĩ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]