SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn học hát trong chương trình âm nhạc THCS cho học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6010 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 880 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lê Lợi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lê Lợi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn học hát trong chương trình âm nhạc THCS cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Chuẩn bị các tài liệu và phương tiện dạy học có liên quan
3.2.Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã sử dụng trong quá trình dạy phân môn học hát mang lại hiệu quả cao
3.3. Xác định các bước cho một giờ dạy phân môn học hát
3.4. Kết hợp việc dạy bài hát với việc dạy các kỹ năng ca hát
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Trong âm nhạc, ca hát là một bộ phận rất quan trọng, đã trở thành nhu cầu bản năng của con người. Chính vì thế mà âm nhạc đã có mặt từ rất sớm ngay từ những buổi đầu sơ khai của con người, gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến lúc giã từ cuộc sống. Có thể nói âm nhạc như là một người bạn đồng hành trong suốt cuộc đời của mỗi con người.
Gắn với sự phát triển kinh tế, ngoài đời sống vật chất ra, con người lại quan tâm hơn đến các giá trị của đời sống tinh thần vì nó như một món ăn không thể thiếu được, đặc biệt là về âm nhạc. Nhu cầu thưởng thức âm nhạc là một sự đòi hỏi tất yếu. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến các giá trị đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay, đặc biệt trong đó là đối tượng học sinh, đây là lứa tuổi mà tâm hồn các em còn rất ngây thơ và trong sáng. Đặc điểm tâm sinh lý của các em rất nhạy cảm, mọi ảnh hưởng tác động của môi trường xã hội đều làm các em chú ý và ghi nhớ một cách chính xác trong tâm hồn các em. Các nghiên cứu cũng mang lại những bằng chứng cho thấy rằng, đơn thuần chỉ nghe nhạc từ lứa tuổi nhỏ có thể giúp cho trí não phát triển. Vì thế một chương trình giáo dục âm nhạc được soạn thảo dài hạn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Có thể nói, giáo dục âm nhạc khiến trẻ em trở nên thông minh hơn và trở thành những nhân cách tốt hơn. Hai nhà tư tưởng lớn của châu Á và châu Âu, đã đánh giá rất cao vai trò của giáo dục Âm nhạc và nghệ thuật. Từ xưa, Khổng Tử đã nói: “Đi qua nhà nào nghe thấy tiếng nhạc, biết được nhà đó có hiền đức”; còn Víc-to Huy-gô thì đánh giá: “Nghệ thuật làm cho một dân tộc nô lệ trở thành tự do, làm cho một dân tộc tự do trở thành vĩ đại”. [1]
Vì vậy với âm nhạc, ngoài năng khiếu bẩm sinh của mỗi người cũng cần phải có môi trường thuận lợi thì khả năng ca hát của mỗi người sẽ được phát huy, tiềm năng âm nhạc mới được phát triển một cách hài hòa. Trong các hình thức hoạt động của nghệ thuật âm nhạc thì ca hát là hình thức dễ phổ cập nhất và đạt hiệu quả nhất trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Sự phong phú hấp dẫn về nội dung ở các bài hát sẽ bổ sung thêm kinh nghiệm, kiến thức khi vốn sống các em còn hạn hẹp. Những giai điệu đẹp, những lời ca hay ở các bài hát sẽ làm giàu thêm trí sáng tạo. Những tiết tấu lôi cuốn, những sắc thái đa dạng ở những bài hát sẽ làm cho xúc cảm thẩm mỹ âm nhạc của các em thêm phong phú và hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế trên, bản thân là một giáo viên dạy môn âm nhạc, tôi luôn trau dồi, học hỏi nâng cao kiến thức về lĩnh vực âm nhạc để truyền dạy cho học sinh sao cho đạt kết quả tốt nhất. Từ thực tế giảng dạy những năm qua tại trường, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm, biện pháp khả thi nhất nhằm giúp học sinh học tốt hơn, nhận thức đúng hơn về bộ môn âm nhạc trong nhà trường nhất là môn dạy hát cho học sinh. Đó cũng là đề tài mà tôi suy nghĩ và lựa chọn để nghiên cứu “Nângcao chất lượng giảng dạy phân môn học hát trong chương trình âm nhạc THCS cho học sinh lớp 6″
- Mục đích nghiên cứu:
Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy âm nhạc và các mặt tồn tại, tôi đã tìm ra những biện pháp mang tính thực tiễn, để bổ sung vào phương pháp dạy học tại đơn vị nhằm giúp học sinh có thể học được tốt hơn về lĩnh vực học hát và tiếp cận dễ dàng với các phương tiện giáo dục âm nhạc hiện đại. Với đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn học hát “. Vì thế mục đích của tôi là:
– Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hiệu quả để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
– Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình
– Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm nhằm tạo cho học sinh sự mạnh dạn tự tin khi biểu diễn, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong việc học hát cũng như thể hiện các bài hát trước tập thể.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là: Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn học hát trong chương trình Âm nhạc THCS cho học sinh lớp 6
Phạm vi nghiên cứu là học sinh khối lớp 6 Trường THCS Xuân Lộc và phân môn học hát.
- 4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành tìm hiểu bằng các phương pháp sau:
– Phương pháp tích lũy kinh nghiệm.
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp điều tra khảo sát.
– Phương pháp quan sát, thực hành.
– Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm sư phạm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện.
Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS nói chung và lớp 6 nói riêng, mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Mặt khác, qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học mang tính nghệ thuật cao, môn học còn rất mới mẻ và không giống những môn học khác, học sinh học theo phương châm “học mà chơi – chơi mà học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất cần thiết.Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công. Đặc biệt là đối với học sinh, do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt và khi hoạt động, nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của sự hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng.
Để từ đó nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm bắt kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn.
Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Nhưng riêng bộ môn Âm nhạc thì bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Việc tạo cho các em lòng say mê khi học hát không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái hơn về tinh thần. Đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Những năm gần đây do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lý giáo dục đã liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp dạy học: Các buổi dự giờ, chuyên đề, các đợt thao giảng … đã được tổ chức, động viên được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên ở các cấp học. Cơ sở vật chất của nhà trường được sửa sang, đời sống giáo viên từng bước được cải thiện trong đó nhiều giáo viên giỏi được ưu tiên khuyến khích. Những cố gắng đó đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy vậy đi sâu vào thực tế có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm.
Thực tế giảng dạy cho thấy đối với các môn học nói chung thì kết quả giáo dục còn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố tác động như: khả năng sư phạm, năng lực chuyên môn của giáo viên, sự yêu nghề…và bên cạnh đó có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bộ môn này cũng rất quan trọng. Trong điều kiện kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Việc nhận thức về vai trò của các môn giáo dục nghệ thuật cho học sinh có nhiều chuyển biến tích cực, ngành giáo dục đã có những biện pháp cụ thể đầu tư từng bước cho bộ môn này. Vì vậy, những năm gần đây việc đưa âm nhạc vào trường học là môn học bắt buộc là điều đáng mừng, học sinh bước đầu sẽ được tiếp xúc với âm nhạc một cách cơ bản vì ở lứa tuổi các em, môn học này là một môn học rất gần gũi.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 10
- [product_views]