SKKN Nâng cao kĩ năng giải bài toán hóa học cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua bài toán axit – bazơ
- Mã tài liệu: BM9067 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 818 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Tâm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Tâm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao kĩ năng giải bài toán hóa học cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua bài toán axit – bazơ” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Học sinh học thuộc những kiến thức cơ bản
– Giáo viên đưa ra phương pháp chung để giải bài toán hóa học:
+ Tính số mol các chất có trước phản ứng ( nếu có).
+ Viết các PTHH xảy ra.
+ Đặt số mol của các chất tìm được vào PTHH, đặt ẩn số nếu bài toán là hỗn hợp.
+ Lập phương trình toán học, giải hệ phương trình toán học tìm ẩn (nếu là bài tập hỗn hợp). Hoặc biện luận chất dư.
+ Tính toán theo yêu cầu của bài.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích đề bài:
+ Phân tích định tính: có những phản ứng hóa học nào có thể xảy ra trong thí nghiệm.
+ Phân tích định lượng: số liệu bài cho dạng khối lượng hay thể tích, số liệu của hỗn hợp hay của một chất.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
- Lí do chọn đề tài:
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng. Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Kiến thức và sự hiểu biết về nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, logic tất yếu đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng phải tốt hơn. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành và phát triển năng lực – phẩm chất tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người giáo viên cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết xây dựng các bài tập định hướng phát triển năng lực.
Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chất. Nắm vững được kiến thức cơ bản sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Để đạt được mục đích đó, hệ thống các bài tập Hóa học đóng vai trò quan trọng, bởi từ việc giải bài tập thì học sinh sẽ nắm bắt được kiến thức, đào sâu mở rộng, các thiếu sót của học sinh sẽ được sửa chữa.
Trong kinh nghiệm giảng dạy của mình, trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tôi nhận thấy hệ thống bài tập Hóa học rất đa dạng với nhiều dạng bài khác nhau: bài toán tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học, bài toán hỗn hợp, bài toán biện luận chất dư, bảo toàn khối lượng, biện luận bằng phương pháp trị số trung bình, bài toán lưỡng tính, bài toán oxit axit yếu tác dụng với dung dịch kiềm, bài toán axit – bazơ, bài toán lập công thức.
Để giúp học sinh giải bài tập nhanh gọn và chính xác, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp giải bài tập áp dụng cho một số dạng bài tập khác nhau trong đó có bài toán axit – bazơ. Sau khi đọc xong đề bài, học sinh phải biết phân loại bài tập thuộc dạng nào, sử dụng một phương pháp hay kết hợp nhiều phương pháp giải khác nhau. Từ việc phân loại bài tập và hướng dẫn học sinh tìm phương pháp giải tôi đã áp dụng cho việc dạy các bài tập cơ bản trên lớp, dạy các bài tập khó hơn khi bồi dưỡng học sinh khá giỏi và đã có nhiều kết quả tiến bộ.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài: ” Nâng cao kĩ năng giải bài toán hóa học cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua bài toán axit – bazơ ” nhằm giúp học sinh khá giỏi có kinh nghiệm trong việc giải toán biện luận. Qua nhiều năm vận dụng đề tài, tôi thấy học sinh khá giỏi đã tự tin hơn và giải quyết có hiệu quả khi gặp những bài tập loại này.
- Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu các kinh nghiệm về bồi dưỡng kĩ năng giải bài toán Hóa học cho
học sinh lớp 9.
– Nêu ra các dạng bài tập và phương pháp giải bài toán axit – bazơ theo dạng
(phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu các phản ứng axit – bazơ trong Hóa vô cơ), giúp học sinh khá giỏi lớp 9 nhận dạng, giải nhanh và chính xác.
- Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh khá giỏi lớp 9
- Phương pháp nghiên cứu:
– Xây dựng cơ sở lý thuyết là phương pháp chung cho mỗi dạng.
– Trên cơ sở điều tra thực tế khả năng phát hiện, xử lý số liệu trong bài và giải quyết bài tập của học sinh
- Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
- Cơ sở lí luận:
1.1. Để giải được các dạng bài tập, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản:
* Định nghĩa axit, bazơ theo chương trình THCS:
– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
– Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH).
* Axit đơn(chứa 1 nguyên tử H trong phân tử): HCl, HBr, HI, HNO3
* Axit đa(chứa từ 2 nguyên tử H trở lên trong phân tử): H2SO4, H3PO4, H2SO3.
* Bazơ đơn(chứa 1 nhóm nguyên tử -OH): KOH, NaOH, LiOH.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]