SKKN Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng “kim loại tác dụng với dung dịch muối” môn Hóa học 9
- Mã tài liệu: BM9068 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 902 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Hoàng Quốc Việt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Hoàng Quốc Việt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng “kim loại tác dụng với dung dịch muối” môn Hóa học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Trước hết chúng ta phân chia các dạng bài tập lớn thành những dạng nhỏ.
2. Hướng dẫn cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của từng bài tập.
3. Sau khi học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản chúng ta đưa ra các bài tập dạng lý thuyết để học sinh khắc sâu kiến thức.
4. Rèn luyện học sinh khả năng phân tích để dựa vào lí thuyết cơ bản để giải các bài tập hoá học.
5. Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán cơ bản.
6. Đưa ra cho học sinh các dạng bài tập từ dễ đến khó để học sinh luyện tập
Mô tả sản phẩm
PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC DẠNG “KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI” MÔN HÓA HỌC 9
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Đối với chương trình hóa học THCS việc rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên ở trường THCS học sinh chưa định hướng tốt được phương pháp giải dạng bài tập cụ thể, học sinh chưa thành thạo nhận dạng các bài tập, phân tích đề bài “áp dụng kiến thức lí thuyết đã biết để vận dụng vào các dạng bài tập” do đó có một số các em có tâm lí ngại làm bài tập hóa học, nếu làm cũng chỉ là đối phó với giáo viên chứ chưa thực sự say mê. Rèn luyện và hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học cho học sinh giúp các em có tư duy toán học tốt, vì giải bài tập không phải chỉ áp dụng rập khuôn những bài giáo viên giải mẫu mà phải tuỳ từng trường hợp để áp dụng. Thông qua kĩ năng phân tích đề, tính nhẩm, kĩ năng viết, cân bằng phương trình hoá học, tính toán cụ thể để đưa đến kết quả thành công.
Trong giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là truyền thụ, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, rèn luyện các kỹ năng, thao tác thực hành thí nghiệm, biết giải thích, vận dụng, tính toán để áp dụng trong thực tiễn vì môn hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển chung của cả xã hội.
Là một Phó hiệu trưởng đang trực tiếp giảng dạy và cũng là người nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn hoá học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn hoá học của học sinh những năm gần đây tôi nhận thấy rằng:
Hoá học là một môn học còn mới đối với học sinh vì đến lớp 8 các em mới được làm quen. Những khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ dùng trong hoá học học sinh cảm thấy trừu tượng và khó hiểu dẫn đến học sinh tiếp thu môn hoá học chậm không hứng thú. Nhiều đối tượng học sinh nhàm chán tiếp nhận những kiến thức hoá học một cách hời hợt, bế tắc nhất là phương pháp giải toán hoá học.
Cái khó của học sinh đối với môn hoá học chính là bài tập. Học sinh thường rất lúng túng đối với các bài tập hoá học. Sự đa dạng của bài tập hoá học thường đẩy học sinh đến chỗ bế tắc, không có phương pháp giải toán cụ thể, tiếp thu một cách thụ động, nhớ máy móc không khoa học về những bài toán mà giáo viên làm mẫu.
Khi học sinh đã nắm được phương pháp giải toán, áp dụng thành thạo từng loại bài toán tạo động lực hứng thú cho học sinh thích học môn hoá học hơn. Đồng thời củng cố vững chắc những kiến thức cơ bản mà các em đã được học. Chính vì vậy tôi đã đi sâu vào nghiên cứu để đưa ra một số phương pháp giải toán hoá học phù hợp với từng dạng toán hoá học. Đây là những dạng cơ bản và thường gặp nhất ở lớp 9 trường THCS đặc biệt hay gặp trong các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. Để giúp các em có một tư liệu học tập và không bị lúng túng trước các bài toán hoá học, nếu chúng ta hướng dẫn và hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học dạng: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối” cho các em làm tốt phần này sẽ tạo tiền đề tốt cho các em kĩ năng giải toán hoá học dạng khác tốt hơn, các em ham học hơn tự tin hơn khi giải bài tập hoá học trong sốt chương trình hoá học lớp 9 và các năm tiếp theo. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : Phương pháp hình thành và nâng cao kĩ năng giải bài tập hoá học dạng: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối môn hoá học lớp 9” trường THCS làm kinh nghiệm cho bản thân và giới thiệu cho đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức tổng hợp để giải các dạng bài tập định lượng môn hoá học THCS đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng mục tiêu đổi mới PPDH, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp hình thành và nâng cao kĩ năng giải bài tập hoá học dạng: “Kim loại tác dụng với dung dịch muối” môn hoá học lớp 9 trường THCS Hạnh Phúc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phườn pháp thống kê, sử lí số liệu, phân tích, tổng hợp.
thống kê toán học
1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài: Lí luận dạy học sinh, SGK, SGV Hóa học 9,
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- a) Điều tra thực trạng dạy và học phần kim loại tác dụng với dung dịch muối trong bài “Tính chất hoá học của muối’’ hoá học 9.
* Điều tra chất lượng học tập của học sinh
– Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 9
– Hình thức kiểm tra: 45 phút
Câu hỏi của bài kiểm tra mang tính vừa sức với học sinh, hướng vào việc kiểm tra kiến thức cơ bản của bài học, sự vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn. Sau tiết học tôi đã kiểm tra đánh giá cá em như sau:
Đề bài kiểm tra đánh giá (thời gian 45 phút)
* Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên:
Trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy hóa học đồng nghiệp trường bạn, dự một số phương pháp dạy học được sử dụng.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, phân tích, tổng hợp.
– Hướng dẫn cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của từng bài tập, sau đó đưa ra các bài tập dạng lý thuyết để học sinh khắc sâu kiến thức.
– Phân chia các dạng bài tập lớn thành những dạng nhỏ. Rèn luyện học sinh khả năng phân tích để dựa vào lí thuyết cơ bản để giải các bài tập hoá học, kĩ năng tính toán cơ bản từ các dạng bài tập từ dễ đến khó để học sinh luyện tập.
1.5. Điểm mới của sáng kiến:
Học sinh biết cách phân tích được các giai đoạn phản ứng xảy ra triệt để từ đó viết PTHH và bài giải đạt kết quả cao, tạo hứng thú học tập bộ môn cho tất cả đối tượng học sinh trong lớp.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học “dạng kim loại tác dụng với dung dịch muối” đối với học sinh là quá trình tiếp thu kiến thức cơ bản, trên cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu vận dụng để làm các dạng bài tập thành thạo.
Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Mặt khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực. Một học sinh có kinh nghiệm là HS sau khi học bài xong, chưa hài lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi tự mình giải được các bài tập.
Với học sinh trường THCS mà tôi đang dạy là vùng ít dân, bố mẹ đi làm ăn xa dẫn đến ý thức học tập của học sinh cũng như gia đình còn nhiều hạn chế. Việc hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học là cả một qúa trình. Do vậy, trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ là: Phương pháp hình thành và nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học dạng “Kim loại tác dụng với dung dịch muối” môn hoá học 9.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng:
Năm học 2002-2003 tôi được phân công về công tác tại trường THCS Hạnh Phúc. Năm học ……….tôi được được cấp trên bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng nhà trường đã trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá học.
Qua nhiều năm qua tôi nhận thấy: Trường THCS Hạnh Phúc là địa bàn chỉ cách trung tâm huyện khoảng 1,5 km song trình độ dân trí thấp, công tác xã hội
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]