SKKN Phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3062 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 553 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phân loại học sinh
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài và nắm chắc ý nghĩa của tác phẩm
3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm
4. Tổ chức các hình thức rèn đọc diễn cảm cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
- 1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục bậc Tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nhất là hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy của trẻ để tiếp thu các môn học khác.
Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc – học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn, học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
Phân môn Tập đọc có tác dụng giúp học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.
Phân môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp, vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.
Ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, phân môn Tập đọc có 2 yêu cầu chính là:
– Rèn kĩ năng đọc.
– Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn, bài thơ.
Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại, việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Thật vậy, học sinh có đọc thông thạo được văn bản và trên cơ sở đã hiểu nội dung mới thể hiện được cảm xúc, có nghĩa là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy Tập đọc lớp 3 việc luyện rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của phân môn. [1]
Qua lớp học dưới, học sinh lớp 3 đã có điều kiện và kĩ năng để đọc diễn cảm tốt. Đọc diễn cảm chính là nghệ thuật đọc thơ, văn.
Với tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 nói riêng trong giờ Tập đọc, để có kết quả cao, mỗi giáo viên phải có nhận thức rõ trong phương pháp giảng dạy.
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do đâu? Vì sao có tình trạng đó? Mình phải làm gì để nâng cao được chất lượng đọc cho học sinh? Đó là băn khoăn của bản thân và cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Hình thành và phát triển kỹ năng đọc đúng theo yêu cầu cho học sinh.
– Góp phần phát triển năng lực tư duy cùng các môn học khác.
– Giúp học sinh hình thành nhận thức tình cảm, cảm nhận được cái hay cái đẹp qua các bài đọc mà tác giả gửi gắm, nắm vững nội dung bài đọc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Thị Trấn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:[2]
– Phương pháp làm mẫu.
– Phương pháp luyện tập theo mẫu.
– Phương pháp luyện tập củng cố.
– Phương pháp hỏi đáp (đặt câu hỏi để học sinh tự tìm và phát triển ra từ, tiếng khó).
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận:
- a) Tầm quan trọng của môn Tập đọc.[3]
Môn Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên bốn kỹ năng đọc đúng,đọc nhanh,đọc hiểu và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau.
Vì vậy tổ chức dạy Tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này. Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được của dạy học này. Đối với học sinh đầu cấp thì đọc thành tiếng còn là điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc.
- b) Khái niệm đọc diễn cảm: [3]
Đọc diễn cảm là một điều đặt ra khi đọc những văn bản, văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu , chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng. Để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được thể hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
- c) Tầm quan trọng của việc luyện nói, đọc diễn cảm: [3]
– Việc đọc diễn cảm trong các giờ học văn giúp cho việc phân tích văn học trở nên sinh động và tính truyền cảm hơn, giúp cho việc cảm thụ tác phẩm văn học và hiểu nghệ thuật viết văn một cách sâu sắc hơn, tạo ra sức hấp dẫn có tác dụng trong việc giảng dạy văn học đạt được kết quả toàn diện .
– Trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ, việc đọc diễn cảm làm cho học sinh thấy rõ mặt âm thanh của ngôn ngữ, giúp cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ngữ điệu và kết cấu cú pháp, nâng cao trình độ năng lực nói cho học sinh.
– Việc đọc diễn cảm cũng góp phần hình thành thế giới quan của học sinh và là phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mỹ.
Ở bậc tiểu học người ta chú ý rèn luyện bốn kỹ năng cho học sinh trong quá trình học Tiếng Việt. Vì vậy việc luyện nói , đọc diễn cảm càng quan trọng và cần thiết đối với học sinh. Thông qua quá trình luyện tập chúng ta sẽ hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc và kỹ năng nói cho các em.
2.2. Thực trạng:
2.2.1. Đặc điểm tình hình lớp:
– Năm học ……….. tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3C và dạy môn Tiếng Việt, Toán. Sĩ số học sinh lớp 3C : 33 em . Trong đó nam : 18 em , nữ : 15 em.
– Thuận lợi :
+ Các em đều có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
+ Hầu hết các em đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
– Khó khăn;
+ Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn Tiếng việt nên nhiều em còn ngại đọc bài, chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó.
+ Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ chưa đúng chỗ.
+ Giọng đọc của học sinh còn ấp úng; Nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]