SKKN Phương pháp rèn luyện các kĩ năng Tập đọc nhạc của học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6017 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 697 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đống Đa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đống Đa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp rèn luyện các kĩ năng Tập đọc nhạc của học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Xác định nốt nhạc trên khuông, hiểu được các kí hiệu trên bản nhạc.
2.3.2. Cách luyện tập cao độ để giải quyết những quãng khó trong bài TĐN
2.3.3. Phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc đúng trường độ.
2.3.4. Phương pháp rèn luyện kĩ năng thể hiện tính chất, sắc thái.
2.3.5. Luyện tai nghe thông qua trò chơi.
2.3.5.1: Tên trò chơi: NGHE THẤU ĐOÁN TÀI.
2.3.5.2 Tên trò chơi: AI NHANH HƠN.
2.3.6. Hướng dẫn về nhà
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người từ xưa tới nay. Để tạo không khí vui vẻ giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Vì vậy theo chủ trương của Bộ GD – ĐT, Âm nhạc đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp Mầm non, tiểu học, và đặc biệt ở bậc THCS. Âm nhạc không chỉ đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên vốn có ở trẻ em như nhu cầu về: c hơi, giải trí, đọc sách, khám phá… Sự phát triển về Âm nhạc còn giúp các em phát triển tốt các chức năng tâm lý như: Khả năng hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Âm nhạc rèn luyện cho học sinh có được một số kĩ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. Âm nhạc còn là phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Âm nhạc còn đem đến cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ, những rung động cảm xúc, sự hoà hợp cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo… Âm nhạc có mặt ở khắp mọi nơi: trong lao động, trong học tập và cả trong vui chơi nữa. Vì vậy, để hướng tới mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh đòi hỏi người giáo viên Âm nhạc phải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em.
Với phương châm “Học vui – Vui học”, chương trình Âm nhạc ở trường THCS có nhiều nội dung đa dạng, phong phú với ba phân môn: Học hát, Nhạc lí – Tập đọc nhạc (TĐN) và Âm nhạc thường thức, qua đó mang lại cho các em nhiều niềm vui và sự hứng thú đối với môn học. Âm nhạc không chỉ là một môn học mang giá trị động viên, cổ vũ tinh thần mà còn góp phần giáo dục, hình thành nhân cách học sinh. Việc học môn Âm nhạc giúp cho học sinh tích hợp các môn học khác một cách có hiệu quả hơn. Nhận thấy vai trò quan trọng của Âm nhạc nói chung cũng như phân môn TĐN nói riêng tôi thấy để hiểu được Âm nhạc thì học sinh phải biết và hiểu TĐN. Qua những bài TĐN đồng thời cũng giáo dục nhạc cảm và giúp các em phát huy khả năng sáng tạo Âm nhạc của mình. Chính vì vậy, tôi luôn nghĩ cần tìm giải pháp phù hợp giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc nhạc cũng như giúp các em hoàn thiện đầy đủ những phẩm chất: Đức – Trí – Thể – Mỹ.
Đề tài tôi áp dụng ở đây là Phương pháp rèn luyện các kĩ năng Tập đọc nhạc của học sinh lớp 6 ở trường THCS Xuân Phong từng bước đọc, chép thuần thục các bài TĐN.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Khơi dậy cho các em lòng say mê học tập phân môn Tập đọc nhạc
– Hướng cho học sinh là những người cảm thụ nhạc thông minh.
– Phát triển trí nhớ và tri thức nghe nhạc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
HS khối 6 trường THCS Xuân Phong
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Đưa ra một số phương pháp rèn luyện thông qua nghe nhạc và trò chơi, để hình thành các kĩ năng TĐN của học sinh lớp 6:
– Phát triển thị hiếu âm nhạc thông qua nghe có sáng tạo.
– Củng cố kiến thức tập đọc nhạc nhanh và hiệu quả hơn
– Góp phần bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc sáng tạo một cách tinh tế hơn
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình dạy học bậc THCS, phân môn TĐN không thể đạt được mục tiêu như ở trường Âm nhạc chuyên nghiệp là “đọc thông, viết thạo” bản nhạc, vì thời lượng học quá ít và đối tượng học sinh là đại trà. Đối với phân môn này, giáo viên cần cho học sinh biết rằng: Tập đọc nhạc không phải như “Tập đọc chữ”, tập đọc nhạc sẽ không thể đọc“như nói” mà phải đọc“như hát”. Tập đọc nhạc chính là cho các em làm quen với chữ “nhạc”. Dạy TĐN ở trường THCS với mục tiêu bước đầu tập luyện “giải mã” các kí hiệu ghi chép nhạc và học các bài TĐN để cho các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, từ đó giúp học sinh hát lời ca chính xác hơn. Với mục đích và yêu cầu đó giáo dục văn hoá Âm nhạc ở trường THCS, chúng ta phải tổ chức như thế nào để cho các em tiếp thu nhanh và nhẹ nhàng bài đọc nhạc, nắm được kỹ năng đọc nhạc kết hợp với gõ phách để từ đó tạo nên sự hứng thú, sự yêu thích đối với môn học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 6, các em còn rất bỡ ngỡ và cũng dễ dàng uốn nắn, hình thành kĩ năng ngay từ đầu cho các em là rất quan trọng. Đó là vấn đề mà tôi luôn luôn suy nghĩ khi thực hiện giáo án lên lớp và trong thực tế, bản thân luôn tự tìm tòi, rút kinh nghiệm để nhằm tìm cho mình một phương pháp tối ưu trong hoạt động giảng dạy.
Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại khó khăn trong việc đọc nhạc. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng để một bài tập đọc nhạc học sinh đọc tốt cao độ, trường độ và thực hiện tốt các ký hiệu âm nhạc của bài thì người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn phù hợp, đơn giản nhưng lại dễ hiểu và mang lại hiệu quả nhất. Ngoài ra, người giáo viên cần tổ chức tiết học một cách hợp lý, tạo hứng thú để các em thích thú mỗi khi được học bài TĐN mới. Đối với các em lớp 6 việc đọc nhạc đem lại cho các em năng lực cảm thụ âm nhạc tốt hơn đồng thời giúp các em nắm vững nhạc lí cơ bản làm nền tảng để học tập môn Âm nhạc. Hơn nữa, cùng với khả năng của học sinh và phương pháp dạy học mới: Học sinh chuyển từ thụ động sang chủ động, tích cực, sáng tạo…tôi nhận thấy trình độ âm nhạc phổ thông của các em dần được nâng cao rõ rệt. Trên cơ sở chỉ mang tính thực nghiệm, tôi xin mạnh dạn trình bày một vài sáng kiến mà tôi đã vận dụng có hiệu quả trong hoạt động giảng dạy phân môn TĐN – Âm nhạc 6. Hy vọng rằng đây sẽ là những ý kiến bổ ích để cho các đồng nghiệp có thể tham khảo trong hoạt động giảng dạy của mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 139
- 1
- [product_views]
- 2
- 124
- 2
- [product_views]
- 3
- 147
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 992
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 12
- 680
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 773
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 408
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 918
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 977
- 10
- [product_views]