SKKN Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Tiếng Việt (CD) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3039 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 982 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Tiếng Việt (CD) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ so sánh
2. Hướng dẫn học sinh cách học từng mạch kiến thức về so sánh thông qua các bài tập cụ thể
3. Tập hợp một số dạng bài tập về biện pháp tu từ so sánh
4. Tổng hợp một số bài tập về so sánh trong cuộc sống để có thêm vốn kiến thức trong quá trình giảng dạy
Mô tả sản phẩm
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
- Tên biện pháp: Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Tiếng Việt (Cánh Diều)
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Tiếng Việt
- Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 3… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Giáo dục phổ thông 2018 đã nêu rõ mục tiêu trong giáo dục : “Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”. Chính vì thế, bộ sách Cánh Diều đã có sự thay đổi hoàn toàn chương trình sách mới cho các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Trong đó, môn Tiếng Việt lớp 3 cũng được thay đổi để phù hợp theo yêu cầu mới của bộ giáo dục.
Môn Tiếng Việt lớp 3 là một môn học rất quan trọng đối với sự phát triển của học sinh. Trong đó, với phân môn luyện từ và câu, học sinh được học về biện pháp so sánh. So sánh là thao tác thường trực của tư duy, mặt khác, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ phép so sánh, người nói, người viết có thể gợi ra những hình ảnh so sánh cụ thể, gợi cảm một cách hiệu quả.
So sánh có vai trò và tác dụng rất lớn tới người đọc, người nghe. Do vậy phân môn luyện từ và câu lớp 3 đã đưa biện pháp tu từ so sánh vào nội dung học tập với mục tiêu giúp học sinh: Nhận biết biện pháp so sánh; mục đích, sử dụng biện pháp so sánh; rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh.
Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng biện pháp so sánh có nhiều lợi ích quan trọng cho học sinh lớp 3 trong môn Tiếng Việt. Kỹ năng nhận biết và sử dụng biện pháp so sánh giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm, đặc điểm của các đối tượng đang được so sánh. Bằng cách so sánh các đối tượng, học sinh có thể tạo ra các liên hệ và phân biệt sự khác nhau giữa chúng, từ đó cải thiện khả năng hiểu và ghi nhớ thông tin. Bên cạnh đó, khi học sinh thực hiện các bài tập so sánh, các em sẽ được tiếp xúc với các từ vựng mới và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh khác nhau. Điều này giúp mở rộng vốn từ vựng và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Ngoài ra, bằng cách so sánh và miêu tả các đối tượng, học sinh có thể tập trung vào việc lựa chọn từ ngữ phù hợp và xây dựng câu văn logic, giúp cải thiện khả năng viết và sắp xếp ý trong văn bản. Không những vậy, rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng biện pháp so sánh giúp xây dựng khả năng tư duy phản biện và logic của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm học, bản thân tôi nhận thấy việc nhận biết, sử dụng biện pháp tu từ so sánh còn gặp nhiều khó khăn dẫn tới hiệu quả dạy học về so sánh chưa có hiệu quả cao.
Học sinh tìm những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu, thơ hoặc văn bản… nhưng chưa dựa trên căn cứ, cơ sở lý thuyết chính xác mà chỉ cảm nhận mơ hồ trong nhiều trường hợp.
Nhiều giáo viên còn thiếu vốn từ, cách giải thích, hướng dẫn cho học sinh một cách chi tiết, chính xác về lí thuyết của biện pháp so sánh (Do sách giáo khoa môn Tiếng Việt 3 không có bài về lý thuyết mà chỉ có bài luyện tập thực hành về so sánh) từ đó việc giảng dạy, chọn lựa phương pháp phù hợp để dạy học về biện pháp tu từ về so sánh chưa hiệu quả.
Kết quả khảo sát 17 học sinh lớp 3… về khả năng nhận biết và sử dụng biện pháp so sánh
Bảng khảo sát khả năng nhận biết và sử dụng biện pháp so sánh của học sinh lớp 3… trước khi áp dụng biện pháp
Nội dung | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | |
Nhận biết biện pháp so sánh | 2 | 11,7% | 4 | 23,6% | 11 | 64,7% |
Sử dụng biện pháp so sánh | 4 | 23% | 6 | 20% | 20 | 67% |
Qua bảng phân tích số liệu, tôi nhận biết được tỉ lệ học sinh nhận biết và sử dụng được biện pháp so sánh còn ít, đa số các em còn mơ hồ, chưa rõ ràng trong việc nhận biết và sử dụng so sánh.
Qua các nội dung như trên, tôi lựa chọn chuyên đề: “Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Tiếng Việt” thông qua bộ sách Cánh diều, để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng thực tiễn
2. Nội dung giải pháp
2.1. Nghiên cứu các dạng bài tập có biện pháp tu từ so sánh.
Cần nghiên cứu nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 3 cụ thể, nắm chắc các dạng bài tập thường gặp trong khi dạy biện pháp tu từ so sánh. Mục đích của việc làm này là để định hình quy trình giảng dạy phù hợp nhất cho các em học sinh. Từ đó, vừa nâng cao chất lượng giảng dạy, vừa tạo ra môi trường và tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, tối ưu hóa khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
+ Bài tập dạng xác định các dạng so sánh: Thường là các bài tập tìm sự vật được so sánh với nhau, tìm hình ảnh so sánh.
+ Bài tập dạng vận dụng: Điền khuyết, đặt câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
2.2. Phân biệt các dạng so sánh trong chương trình lớp 3.
Đây là biện pháp áp dụng cho các hình thức so sánh cụ thể qua các bài tập sách giáo khoa, bài tập rèn luyện thêm do giáo viên hướng dẫn. Phân biệt các dạng so sánh giúp xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho học sinh từ giai đoạn sớm. Bằng cách phân biệt các dạng so sánh khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ cách sử dụng câu so sánh một cách chính xác.
* So sánh theo đối tượng so sánh
Có các dạng so sánh đối tượng được dạy ở lớp 3 như sau:
+ So sánh về sự vật – Sự vật.
+ So sánh về sự vật – Con người.
+ So sánh về hoạt động – Hoạt động.
+ So sánh về âm thanh – Âm thanh.
Để hướng dẫn học sinh nắm chắc nội dung kiến thức, giáo viên cần phân tích cụ thể các dạng so sánh để học sinh phân biệt từ đó áp dụng vào làm bài tập.
+ Dạng so sánh về sự vật – Sự vật.
* Ví dụ: Bài 2 – trang 37 SGK Tiếng Việt 3 – bộ sách Cánh Diều
Dạng bài tập này cần hướng dẫn học sinh nhận biết các dấu hiệu so sánh thường dùng là các từ ngữ như: là, bằng, như là… cần nhận biết hiện các từ chỉ sự vật được so sánh trước sau đó tìm sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ câu văn trên.
+ Dạng so sánh về sự vật – Con người.
Ví dụ: Bài 1 – Trang 43 SGK Tiếng Việt 3 – bộ sách Cánh Diều
Với dạng bài tập này cần hướng dẫn các em tìm sự vật so sánh trước, sau đó xác định hình ảnh so sánh: Trẻ em được so sánh với búp trên cành, ông trăng được so sánh với cái mâm vàng.
+ Dạng so sánh về hoạt động – Hoạt động.
Ví dụ: Bài “Ngày em vào đội” – trang 60 SGK Tiếng Việt 3 – bộ sách Cánh Diều
Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
Với ví dụ trên cần hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau: Hoạt động bướm bay giống như lời hát.
+ Dạng so sánh về âm thanh – Âm thanh:
Ví dụ: Bài 2 – trang 109 SGK Tiếng Việt 3 – bộ sách Cánh Diều
Âm thanh của “tiếng suối” được so sánh với âm thanh của “tiếng hát” qua từ so sánh “như”.
* So sánh theo mức độ so sánh
Về mức độ so sánh, có so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. So sánh ngang bằng là khi ta so sánh hai sự vật, hiện tượng hoặc tính chất và nói rằng chúng có cùng mức độ, cùng một đặc điểm. So sánh hơn là khi chúng ta nói đối tượng A “hơn” đối tượng B, có nghĩa là A có thuộc tính, đặc điểm hay khả năng tốt hơn B. So sánh kém là khi chúng ta nói đối tượng A “kém” đối tượng B, có nghĩa là A có thuộc tính, đặc điểm hay khả năng kém hơn B.
Ví dụ so sánh ngang bằng: Bài 1 – Trang 43 SGK Tiếng Việt 3 – bộ sách Cánh Diều
Ở đây, hình ảnh của ông trăng được so sánh với cái mâm vàng thể hiện hình ảnh tròn trịa của trăng
Ví dụ về so sánh hơn:
Bế cháu ông thủ thỉ:
Cháu khỏe hơn ông nhiều
Sức cháu được so sánh với sức ông: Cháu khỏe hơn ông nhiều.
Ví dụ về so sánh kém:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Hình ảnh những ngôi sao được so sánh với hình ảnh mẹ: Ngôi sao thức không bằng mẹ thức vì đàn con thơ
2.3 Hướng dẫn học sinh làm các bài tập vận dụng trong chương trình lớp 3.
Bài tập vận dụng so sánh giúp học sinh thực hành và làm quen với cách sử dụng câu so sánh một cách chính xác. Các em có thể áp dụng kiến thức đã học để so sánh các khái niệm, đối tượng hoặc thuộc tính khác nhau. Qua việc làm các bài tập vận dụng, các em hiểu và ghi nhớ lý thuyết một cách dễ dàng hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]