SKKN Rèn kỹ năng đặt tính và tính đúng các dạng toán phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 môn Toán lớp 1 (CD) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT1040 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 1029 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 11 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kỹ năng đặt tính và tính đúng các dạng toán phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 môn Toán lớp 1 (CD) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Dạng cộng, trừ số có hai chữ số với số có một chữ số
2. Dạng toán cộng, trừ số có hai chữ số với số tròn chục
3. Dạng toán cộng, trừ một số có 2 chữ số với một số có 2 chữ số
Mô tả sản phẩm
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
- Tên sáng kiến: Rèn kỹ năng đặt tính và tính đúng các dạng toán phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 môn Toán lớp 1 (CD).
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán cộng, trừ
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: Lớp 1… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng sáng kiến: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn biện pháp
– Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay đất nước ta cần có những con người có tri thức và trí tuệ, có khả năng nắm bắt khoa học kĩ thuật. Để có những con người như thế chỉ có con đường giáo dục. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tri thức, trí tuệ thẩm mỹ, tạo tiền đề cho việc học tập tiếp theo và phát triển toàn diện.
– Chương trình GDPT 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
– Bộ sách giáo khoa Cánh Diều, do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm được xem là bộ sách giáo khoa duy nhất được biên soạn bằng hình thức xã hội hóa tại Việt Nam. Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
– Mỗi môn học đều có vai trò quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách học sinh. Trong đó môn toán ở lớp 1 giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng tính toán và tư duy, giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện mình. Hiện nay, chương trình toán tiểu học cao đòi hỏi học sinh đạt được chuẩn về kiến thức, kỹ năng. Ngoài ra học sinh còn được tăng cường kiến thức, kỹ năng vào buổi 2. Điều đó rất khó khăn, với yêu cầu là học sinh học tập một cách chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự phán đoán, giải quyết các bài tập.
– Phép cộng và phép trừ là hai trong bốn phép tính cơ bản trong dạy toán tiểu học. Phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) là một phần kiến thức quan trọng giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng cơ bản tạo nền tảng cho học sinh học lên lớp trên.
– Xuất phát từ thực tiễn, các em vừa mới vào lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới. Giáo viên đôi khi còn tập trung nhiều vào việc đọc và viết của học sinh, chưa thực sự quan tâm sát sao tới kĩ năng tính toán và tư duy của học sinh.
– Vì vậy làm thế nào để học sinh học tốt môn toán lớp 1, chất lượng môn toán được nâng cao là việc làm vô cùng quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
– Khi dạy toán ở tiểu học vừa phải đảm bảo tính chính xác của toán học vừa phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Kết hợp yêu cầu đó là một việc làm khó, đòi hỏi tính khoa học và nhận thức, tốt cả nội dung lẫn phương pháp.
– Trong mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng một cách sáng tạo nhất, thông minh nhất trong việc học toán trong cuộc sống sau này. Chính vì vậy, người giáo viên cần biết phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học toán.
– Vì thế, để giúp cho học sinh có thể học tốt môn toán nói chung, thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) nói riêng, nên tôi đã chọn đề tài: “Rèn kỹ năng đặt tính và tính đúng các dạng toán phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 môn Toán lớp 1 (CD)”
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1…năm học 2022-2023.
– Phạm vi nghiên cứu là chương trình học môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh diều.
– Nội dung nghiên cứu về: Mạch kiến thức thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ).
3. Mục đích nghiên cứu
– Nhằm nâng cao chất lượng học sinh thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100 đạt hiệu quả.
– Cung cấp cho học sinh cách học, cách làm để nắm được các kiến thức và có các kỹ năng cơ bản khi thực hiện phép tính cộng và phép trừ . Từ đó giúp các em có cơ sở học tốt môn Toán cũng như tạo điều kiện để thực hiện tốt phép tính cộng, trừ ở các lớp trên. Các em không còn nhầm lẫn phép cộng và phép trừ dẫn tới làm sai kết quả. Đáp ứng mục đích dạy Toán nói chung và dạy cách thực hiện phép cộng và phép trừ ở lớp 1 nói riêng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng lĩnh hội tri thức của HS Tiểu học. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
– Tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong việc dạy phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
III. PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung biện pháp mà tác giả đã thực hiện
1.1. Dạng cộng, trừ số có hai chữ số với số có một chữ số
Để học sinh thực hiện đúng và thành thạo vào bài “Phép cộng dạng 14 + 3” (trang 126 Toán 1 bộ sách Cánh diều), khi dạy phần này tôi tiến hành như sau:
Tôi hướng dẫn học sinh lấy ra 14 que tính (gồm 1 bó 1 chục và 4 que tính rời) và hỏi học sinh có bao nhiêu que tính? (có 14 que tính).
Tôi hướng dẫn học sinh lấy thêm 3 que tính nữa. Tôi vừa thao tác vừa nói có 4 que tính thêm 3 que tính có tất cả mấy que tính? (7 que tính).
1 bó chục với 7 que tính là mấy que tính? (17 que tính). Như vậy 14 + 3 = ? (HS: 14+ 3 = 17).
Tôi gợi ý cho học sinh cách nhầm như sau: Tách 4 ở số 14, 4 cộng 3 bằng 7, viết 7 (xa dấu = 1 chút), hàng chục giữ nguyên; viết 1 sang bên phải dấu =, bên trái số 7 vừa viết.
Ta có: 14+ 3 = 17
Từ đó tôi nêu ra biện pháp thực hiện:
+ Lấy số đơn vị cộng với số đơn vị, số chục giữ nguyên. Cộng từ phải sang trái, từ trên xuống dưới
+ Sau đó tôi hướng dẫn học sinh cách đặt tính rồi tính
14
+
3
—–
Viết số 14, viết số 3 thẳng cột với số 4. Đặt dấu cộng bên trái, giữa hai số, dùng thước gạch ngang dưới số 3.
Thực hiện phép cộng:
14
+
3
——
17
Ta có: 14+ 3 = 17.
+ Lấy 4 cộng 3 bằng 7, viết 7 ( thẳng cột với 3)
+ Hạ 1, viết 1
1.2. Dạng toán cộng, trừ số có hai chữ số với số tròn chục:
Ví dụ 1: 60 – 10 (bài 2 trang 133 Toán 1 bộ sách Cánh Diều)
Giáo viên lấy ra 60 que tính (gồm 6 bó chục), lấy tiếp 10 que tính (1 bỏ chục).
Giáo viên hướng dẫn học sinh: Lấy số chục trừ với số chục.
Như vậy: 60 que tính trừ 10 que tính bằng 50 que tính.
Ví dụ 2: 30+10 Giáo viên cũng thực hiện tương tự như đối với phép trừ. Giáo viên nhấn mạnh: Nếu trừ 1 số có hai chữ số với số tròn chục thì số ở hàng đơn vị giữ nguyên chỉ thực hiện cộng, trừ số tròn chục.
Từ đó chuyển sang đặt tính viết và tiến hành như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]