SKKN Rèn kỹ năng làm bài tập chính tả môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3037 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 1026 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 10 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 10 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kỹ năng làm bài tập chính tả môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a) Khắc phục lỗi s – x
b) Khắc phục lỗi tr- ch
c) Khắc phục lỗi r – d – gi
d) Phân biệt và ghi nhớ các vần khó, vần dễ lẫn
e) Khắc phục những lỗi sai khi viết hoa
Mô tả sản phẩm
- Lí do chọn biện pháp
– Lí luận:
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Một trong những môn học đóng góp vai trò quan trọng trong trường tiểu học là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ giúp học sinh lĩnh hội được hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản về Tiếng Việt để góp phần đào tạo thế hệ trẻ năng lực sử dụng Tiếng Việt.
Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt việc viết đúng chính tả của học sinh là vô cùng quan trọng. Học sinh viết đúng, viết nhanh mới có điều kiện học môn Tiếng Việt và các môn học khác được thuận lợi. Hiện nay, Bộ Giáo dục đã ra quyết định một trong những định hướng cơ bản của đổi mới giáo dục theo GDPT 2018 là chuyển đổi từ nền giáo dục mang tính hàn lâm truyền thống sang một nền giáo dục chú trọng việc phát huy tinh thần chủ động, tích cực cho học sinh. Theo đó, chương trình dạy và học sẽ tập trung tiếp cận năng lực người học, từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì chuyển sang học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Bộ sách Chân trời sáng tạo được thiết kế bám sát mục tiêu, nội dung chương trình GDPT 2018 được xây dựng với đầy đủ hệ thống kiến thức Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt theo bộ sách Chân trời sáng tạo được chia thành nhiều phân môn nhỏ. Tập đọc, tập viết, luyện từ và câu, riêng phân môn chính tả thì kỹ năng viết đúng chính tả có vai trò đặc biệt lớn đối với học sinh. Vì viết là một hoạt động giao tiếp, đồng thời là công cụ để học tập các môn học khác. Tuy nhiên do chưa nắm chắc những quy tắc chính tả dẫn đến việc viết đúng chính tả trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy học sinh hiện nay còn nhiều em mắc lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Việc rèn cho học sinh ở các lớp đầu cấp khắc phục lỗi chính tả để viết đúng là rất cần thiết.
– Thực tiễn:
Đối với chính tả tập chép, những chữ các em chưa nắm vững âm tiết nhưng vẫn có thể nhìn để viết đúng. Còn với chính tả nghe viết, nếu chữ nào các em đọc chưa đúng hoặc chưa nắm vững âm tiết thì rất dễ viết sai. Do đó rèn luyện bài tập chính tả lớp 3 có một vị trí quan trọng trong trường Tiểu học. Đó là làm thế nào để học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, các từ khó, các hiện tượng chính tả bất quy tắc. Từ đó rèn luyện để các em có khả năng ghi nhớ chúng, giúp cho việc nghe – đọc – viết chuẩn chính tả. Đây là điều mà nhiều giáo viên quan tâm với mong muốn thực hiện tốt chương trình, nội dung, phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu của môn học. Do đó, tôi mạnh dạn đúc rút biện pháp: “Rèn kỹ năng làm bài tập chính tả môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 (sách Chân trời sáng tạo)”.
2. Nội dung biện pháp
2.1. Thực trạng:
* Thuận lợi
Về phía giáo viên: Giáo viên nhìn chung có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, say sưa với sự nghiệp trồng người. Giáo viên cùng học sinh luôn luôn coi trọng công tác vở sạch – chữ đẹp.
Về phía phụ huynh: Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em. Đầu năm học, phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập cho các em. Nhiều phụ huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở nhà.
Về phía học sinh: Nhìn chung học sinh chăm ngoan học tập, luôn chú ý đến rèn chữ viết và giữ gìn sách vở của mình.
* Khó khăn
Tiếng Việt là môn học khó, khả năng viết không đồng đều, khả năng ghi nhớ chưa sâu, vốn từ còn hạn chế.
Một số học sinh còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập. Phần đa hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, do đó phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình.
Mặt khác, các em còn rất nhiều bỡ ngỡ khi đọc cũng như khi viết các âm: ch/tr, s/x, r/d, l/n, ….
Một số giáo viên nói chưa chuẩn tiếng phổ thông, giọng nói còn mang đặc trưng tiếng địa phương nên ảnh hưởng đến việc luyện viết chính tả cho học sinh, đặc biệt là chính tả nghe viết.
2.2. Các giải pháp thực hiện
* Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập và ghi nhớ mẹo luật chính tả.
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách hữu hiệu.
Giáo viên có thể sửa ngay khi học sinh làm các bài tập chính tả, khắc sâu thêm kiến thức bằng cách đưa ra hệ thống bài tập ôn luyện cho học sinh vào các giờ học tăng buổi.
Sau mỗi dạng bài tập giáo viên cho học sinh luyện phát âm lại các từ có tiếng âm, vần đã ghép. Vừa rèn đọc vừa cho viết lên bảng con hoặc giấy nháp để ghi nhớ.
a) Khắc phục lỗi s – x
Việc nắm rõ quy tắc chính tả, tìm hiểu kĩ các lỗi sai của học sinh khi viết s – x từ hệ thống bài tập, tôi cung cấp cho học sinh một số mẹo để phân biệt s – x thông qua các dạng bài tập như sau:
Ví dụ:
- Bài 3 trang 98 Tiếng Việt 3 Bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1
- Bài 3 trang 18 Tiếng Việt 3 Bộ sách Chân trời sáng tạo tập 1
- Bài 2 trang 19 Tiếng Việt 3 Bộ sách Chân trời sáng tạo tập 2
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số mẹo để phân biệt s – x như sau:
– Tên thức ăn thường đi với x (ví dụ: xôi, xúc xích, xà lách, cải xoong, …..)
– Đa số các từ chỉ người, tên cây, tên con vật, hiện tượng thiên nhiên, tên đồ vật mà viết với s là những từ như sau:
Ví dụ: * Chỉ người: sứ giả, bà sãi, ông sư…
* Chỉ cây: cây si, cây sả, cây sắn, cây sung, cây su su…
* Hiện tượng thiên nhiên: sao, sông, sương…
* Nói đến đồ vật: hòn sỏi, sợi dây, súc vải….
* Chỉ con vật: con sam, con sán, con sáo, con sóc, con sên….
– Ngoài ra còn một số trường hợp ngoại lệ khác. Ví dụ như: xương, cây xoan, trạm xá, mùa xuân, cái xuồng, cây xoài, cái xe, sạch sẽ …
– Chữ s không đứng trước: oa, oă, oe, uê, uâ. Ngoại trừ các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó nếu gặp các vần này ta chọn x đứng trước chứ không chọn s (Ví dụ: xuề xòa,….)
b) Khắc phục lỗi tr- ch
Khi viết những âm đầu mà khi phát âm gần giống nhau. Giáo viên cần thường xuyên chú ý giúp học sinh so sánh, phân biệt sao cho chính xác tức là giúp học sinh nắm chắc nguyên tắc chính tả để phân biệt được tr – ch. Tôi tiến hành khắc phục những lỗi này qua những dạng bài tập như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]