SKKN Rèn kỹ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 1 thông qua cách đặt tính (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT1039 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 822 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Lê Thị Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Văn Trị |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 13 |
Tác giả: | Lê Thị Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phan Văn Trị |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách cánh diều (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Cho học sinh học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
a. Trước hết phải cho học sinh thực hiện thao tác “gộp” và “bớt” để tìm ra kết quả của phép tính.
b. Cho học sinh thực hiện các thao tác nghe, nhìn, đọc, viết để thuộc từng kết quả phép tính
c. Cho học sinh luyện tập để luyện thêm kết quả phép tính khi vòng số được mở dần
d. Cho học sinh luyện tập để thuộc kết quả của phép tính xuất hiện bất kì.
2 Áp dụng cơ sở khoa học của cách đặt tính để hướng dẫn học sinh tính nhẩm
a. Cộng, trừ số có hai chữ số với số có một chữ số.
b. Cộng nhẩm số có một chữ số với số có hai chữ số
c. Ở dạng tính nhẩm phép tính cộng và phép tính trừ số có hai chữ số số có hai chữ số (không nhớ)
d. Cộng một số với 0
e. Số 0 cộng với một số
g. Cộng số tròn chục với số có một chữ số
h. Cộng, trừ các số tròn chục
i. Cộng, trừ số có hai chữ số với số tròn chục
k. Cách tính cộng, trừ nhẩm chung
Mô tả sản phẩm
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
- Tên biện pháp: Rèn kỹ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 1 thông qua cách đặt tính (CTST)
- Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Bài tập đặt tính trong môn Toán lớp 1 (bộ sách Chân trời sáng tạo)
- Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 1… Trường Tiểu học…
- Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
- Tác giả:…
II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Yêu cầu của GDPT 2018 đã nêu rõ định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. Đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Thực hiện theo yêu cầu Bộ giáo dục đã đề ra, bộ sách Chân trời sáng tạo đã có sự thay đổi trong việc thiết kế bài giảng và nội dung chương trình học của môn Toán lớp 1.
Như chúng ta đã biết, môn Toán là môn học bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong chương trình Giáo dục nói chung và giáo dục lớp 1 nói riêng. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. Học Toán lớp 1 giúp học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng: đọc, viết, đếm, so sánh các số, cộng trừ các số, kỹ năng vẽ, đo lường, ước lượng và kỹ năng giải toán. Đồng thời, học toán sẽ rèn cho học sinh tư duy logic, sự tự tin, năng động, kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.
Kiến thức Toán lớp 1 khá đơn giản, hầu hết bắt đầu từ cuộc sống, giáo viên có thể hoàn toàn hướng dẫn học sinh từ kinh nghiệm đã có để hình thành kiến thức mới trong môn Toán. Nhưng nhiều năm dạy lớp 1 tôi thấy học sinh tính nhẩm vẫn chưa nhanh và còn sai rất nhiều. Bản thân tôi nhận thấy giáo viên cần có biện pháp thay đổi để giúp học sinh tính nhẩm nhanh và đúng, sao cho các em đều thích học Toán, tạo hứng thú và niềm tin cho học sinh về khả năng học Toán của mình.
Trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1 tại trường Tiểu học… tôi thấy các em học sinh hầu hết ngoan và nghe lời thầy cô giáo. Tuy nhiên, đa số các em tư duy chưa cao, thiếu tập trung trong tiết học nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, việc tính toán còn bị sai nhiều. Về phía thầy cô giáo giảng dạy môn Toán trong trường đều là những giáo viên có chuyên môn cao, nhiệt huyết với công việc. Tuy nhiên thầy cô vẫn đang duy trì phương pháp giảng dạy truyền thống khiến cho học sinh chưa có hứng thú trong tiết học.
Xuất phát từ những lý do trên, với kinh nghiệm của bản thân và tham khảo đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp “Rèn kỹ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 1 thông qua cách đặt tính” dựa vào bộ sách Chân trời sáng tạo, từ đó giúp học sinh dễ nhớ, thực hành tốt và có nền móng vững chắc để học tiếp môn Toán ở các lớp trên.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là biện pháp
Để rèn kỹ năng tính nhẩm cho học sinh thông qua cách đặt tính, tôi đã tiến hành nghiên cứu biện pháp một cách tỉ mỉ và trình bày cụ thể theo từng phần dưới đây:
2.1. Cho học sinh học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Việc học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 là điều rất cần thiết trước khi học sinh rèn luyện kĩ năng tính nhẩm. Để học sinh có thể học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 các em cần:
a. Trước hết phải cho học sinh thực hiện thao tác “gộp” và “bớt” để tìm ra kết quả của phép tính.
Để các em hiểu phép tính, giáo viên tiến hành cho các em tự làm việc với que tính
Ví dụ: Trang 56 – SGK Toán 1 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Phép tính cộng 4 + 3 = 7 tôi cho học sinh thực hiện 2 công việc sau:
– Đếm lấy 4 que tính (tức là vừa đếm vừa lấy từng que 1,2,3,4). Sau đó tiếp tục đếm lấy 3 que tính. Gộp hai nhóm que tính này thành một nhóm. Đếm số que tính của nhóm rồi viết: 7. Công việc này gọi là thao tác gộp, giúp học sinh hiểu được phép cộng một cách khái quát nhất.
Ví dụ: Trang 64 – SGK Toán 1 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Phép trừ 7 – 3 = 4. Giáo viên cho học sinh thức tiện thao tác bớt sau:
– Đếm lấy 7 que tính. Từ 7 que tính này, đếm lấy bớt 3 que tính và đếm số que tính còn lại: 1,2,3,4 viết 4.
b. Cho học sinh thực hiện các thao tác nghe, nhìn, đọc, viết để thuộc từng kết quả phép tính
– Thuộc thông qua nghe: Nghe giáo viên đọc phép tính, thuộc phép tính đó như nhớ và thuộc một bài hát sau khi nghe
– Thuộc thông qua nhìn: Quan sát học sinh viết phép tính, thuộc phép tính giống như nhớ hình ảnh một bức tranh sau khi xem
– Thuộc bằng cách đọc: Đọc đi đọc lại nhiều lần phép tính để ghi nhớ
– Thuộc bằng cách viết: Học sinh viết phép tính vào bảng con nhiều lần theo giáo viên đọc .
c. Cho học sinh luyện tập để luyện thêm kết quả phép tính khi vòng số được mở dần
Phép cộng, trừ trong phạm vi 10 được giới thiệu từng phần theo nguyên tắc mở rộng vòng số trong suốt năm học. Đầu tiên, giáo viên dạy cho học sinh các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 2 (sử dụng các số khác số 0)
1 + 1 = 2
2 – 1 = 1
Giáo viên dạy cho học sinh bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 3:
Bảng tính cộng trong phạm vi 3 | Bảng tính trừ trong phạm vi 3 |
1 + 1 = 2
1 + 2 = 3 2 + 1 = 3 |
2 – 1 = 1
3 – 2 = 1 3 – 1 = 2 |
Mỗi bảng này có 3 phép tính, học sinh chỉ cần phải học thêm 2 phép tính mới, đấy là các phép tính cộng mà có kết quả bằng 3 và các phép tính trừ dạng 3 trừ đi một số, vì phép tính còn lại đã có trong bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 2.
Để học sinh ghi nhớ các phép tính mới này, cách tốt nhất là cho các em thực hiện thao tác tách: tách 3 que tính thành 2 phần. Đến bảng cộng, bảng trừ trọng phạm vi 4 thì học sinh chỉ cần học 3 phép tính mới và cứ như thế tiếp tục cho đến bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
Sự lặp lại, mở rộng vòng số tự nhiên như trên cùng góp phần nâng cao năng lực tư duy của học sinh, rèn luyện thói quen tìm hiểu vấn đề một cách có hệ thống
d. Cho học sinh luyện tập để thuộc kết quả của phép tính xuất hiện bất kì.
Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến bảng cộng, bảng trừ đọc rất trôi chảy, chính xác nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và phải nhẩm lại từ đầu. Điều đó chứng tỏ học sinh nắm kiến thức một cách máy móc.
Trong bảng cộng và bảng trừ, các phép tính được liệt kê theo một trật tự logic nhưng phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, phải nói ngay được một kết quả bất kì, xuất hiện ngẫu nhiên. Vì thế, cần luyện tập cho học sinh thuộc phép tính đến mức cao này.
Cách đơn giản và hiệu quả là mỗi buổi học dành 5 – 10 phút để luyện tập tính nhẩm đồng nghĩa với học sinh học thuộc lòng. Cách tổ chức luyện tính nhẩm có nhiều hình thức phong phú.
– Giáo viên đọc phép tính bất kì, học sinh nói nhanh kết quả.
– Một học sinh đọc phép tính, học sinh khác đọc kết quả.
– Tổ chức các trò chơi, trong đó cần cộng, trừ nhanh.
Ngoài tất cả những cách để giúp cho học sinh thuộc bảng cộng và bảng trừ nói trên, nên treo một bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 dưới dạng thu gọn để giáo viên luôn nhắc nhở học sinh, 100% học sinh phải thuộc hai bảng đó, còn học sinh ngày nào cũng thầy và ghi vào trong trí nhớ một cách bền vững.
2.2. Áp dụng cơ sở khoa học của cách đặt tính để hướng dẫn học sinh tính nhẩm
Đối tượng dạy học của chúng ta là học sinh lớp 1. Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng trị giác của các em rất tốt, hứng thú học tập ngày càng bộc lộ. Tuy nhiên, khả năng tư duy của các em còn mang tính trực quan, cụ thể. Do đó, khi dạy học sinh về tính nhẩm, giáo viên cần có những biện pháp, cách nhẩm riêng đối với từng dạng bài cụ thể dựa trên cơ sở khoa học của cách đặt tính.
a. Cộng, trừ số có hai chữ số với số có một chữ số.
Áp dụng bài Các phép tính dạng 12 + 3, 15 – 3 Trang 90 SGK Toán 1 – bộ sách Chân trời sáng tạo
Phép tính: 12 + 3
12 Đặt tính: Viết 12
+ Viết 3 (đơn vị) thẳng cột với 2 (đơn vị)
3 Tính: 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
. Hạ 1, viết 1
15
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm như sau:
12 + 3 = 15
Bước 1: Ta cộng hàng đơn vị, 2 đơn vị cộng 3 đơn vị bằng 5 đơn vị, viết 5
Bước 2: Chuyển một chục sang, viết 1 ở hàng chục
Phép tính: 15 – 3
15 Học sinh đã học cách đặt tính như sau:
- Đặt tính: Viết 15
3 Viết 3 đơn vị đặt thẳng cột với 5 đơn vị
Tính: 5 trừ 3 bằng 2, viết 2
12 Hạ 1, viết 1
Giáo viên cho học sinh tính nhẩm như sau:
Bước 1: 5 đơn vị trừ 3 đơn vị bằng 2 đơn vị, viết 2 ở hàng đơn vị
Bước 2: Chuyển 1 chục sang, viết 1 ở hàng chục
b. Cộng nhẩm số có một chữ số với số có hai chữ số
Học sinh đã được học đặt tính như sau:
Phép tính: 6 + 23
6 Đặt tính: Viết 6
- Viết 23 sao cho 3 đơn vị thẳng cột với 6 đơn vị
23 Tính: 6 cộng 3 bằng 9, viết 9
Hạ 2, viết 2
29
Đối với dạng bài này, học sinh khi cộng nhẩm rất dễ nhầm lẫn. Rất nhiều em tính nhẩm ra kết quả 6 + 23 = 83
Do vậy giáo viên cần khắc sâu cho học sinh: Ta cộng hàng chục với hàng hàng chục, hàng đơn vị với hàng đơn vị và hướng dẫn học sinh tính nhẩm như sau:
6 + 23 = 29
Bước 1: Ta cộng từ hàng đơn vị, 6 đơn vị cộng 3 đơn vị bằng 9 đơn vị, viết 9
Bước 2: Chuyển 2 chục sang, viết 2 ở hàng chục
c. Ở dạng tính nhẩm phép tính cộng và phép tính trừ số có hai chữ số số có hai chữ số (không nhớ)
Áp dụng bài “Các phép tính dạng 34 + 23, 57 – 23” – Trang 120 SGK Toán 1 – Bộ sách Chân trời sáng tạo
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]