Sử dụng kĩ thuật KWL và kĩ thuật tia chớp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 khi học bài Ki-lô-gam (Bộ sách Kết nối tri thức)
- Mã tài liệu: HT2033 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 429 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Huân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Huân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng kĩ thuật KWL và kĩ thuật tia chớp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 khi học bài Ki-lô-gam (Bộ sách Kết nối tri thức)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1. Sử dụng kỹ thuật KWL giúp học sinh hình thành kiến thức theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo
Biện pháp 2. Sử dụng kĩ thuật tia chớp giúp tăng hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với học sinh lớp 2, Toán học là một bộ môn đóng vai trò quan trọng trong chương trình dạy học. Đây là một môn có tính ứng dụng thực tế rất cao trong đời sống hằng ngày. Chính vì thế mỗi giáo viên cần phải không ngừng phấn đấu nỗ lực và đổi mới, nâng cao được trình độ kiến thức chuyên môn và cả các kỹ năng dạy học để mang đến những tiết học thực sự hiệu quả. Mỗi giáo viên cần có trách nhiệm đối với việc tìm tòi học hỏi thêm kiến thức đồng thời nâng cao kỹ năng dạy học của bản thân mỗi ngày để đáp ứng được quá trình đổi mới trong phương pháp dạy học trở nên hiệu quả. Đổi mới kỹ thuật dạy học là một trong các biện pháp của giáo viên áp dụng vào trong quá trình thực hành dạy giúp học sinh giải quyết được các tình huống, những khó khăn trong học tập nhằm thực hiện và điều khiển các hành động trong suốt quá trình dạy học.
Nhằm đáp ứng được sự thay đổi trong phương pháp dạy học mỗi giáo viên cần có trách nhiệm tìm tòi và nâng cao kỹ năng dạy học của bản thân. Kỹ thuật dạy học là một trong những biện pháp, cách thức thực hành của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhằm thực hiện và điều khiển trong quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị thành phần nhỏ của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật phương pháp dạy học chung, cũng có những kỹ thuật đặc thù riêng của từng phương pháp dạy học. Việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt là trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích được tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.
Trong chương trình toán lớp 2, bài học về Ki-lô-gam là bài học vô cùng quan trọng và là kiến thức nền tảng để học sinh có thể phân biệt và làm nhiều dạng bài tập liên quan trong toàn bộ chương trình học của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của những kiến thức về Ki-lo-gam trong chương trình toán lớp 2 tôi đã lựa chọn nghiên cứu và phát triển đề tài “Sử dụng kỹ thuật KWL và kĩ thuật tia chớp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 khi dạy bài Ki-lô-gam” để có được những phương pháp hiệu quả và tạo một môi trường học tập tốt nhất dành cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu nhằm rút ra được những kinh nghiệm để phục vụ cho việc dạy tốt hơn, giúp các em học sinh nắm bài một cách dễ dàng.
– Thay đổi cách tiếp cận bài học, và tư duy học mới với phương pháp dễ dàng hơn. Áp dụng kết hợp hai kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giờ học môn toán cho học sinh
– Truyền cảm hứng học tập tốt, khơi gợi tinh thần ham học.
3. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vào trong quá trình nghiên cứu biện pháp nhằm đưa ra được hướng đi cụ thể, chính xác và hiệu quả từ chi tiết nhất.
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích hiểu và nắm được cách triển khai biện pháp đó như thế nào, xem liệu rằng biện pháp đó có phù hợp với chương trình học và học sinh của mình hay không.
4. Đối tượng và phạm nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Các kỹ thuật dạy học tích cực (kỹ thuật kỹ thuật KWL và kĩ thuật tia chớp) được áp dụng khi dạy bài Ki-lô-gam.
– Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 2A trường tiểu học …..
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Một trong những phương pháp dạy học nhận được sự quan tâm và đang được chứng minh rằng rất hiệu quả, được nhiều giáo viên áp dụng trong cách dạy học của mình đó chính là phương pháp sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực. Đây là một tên gọi tắt của nhiều phương pháp chiếm ưu thế về sự phát huy tích cực của học sinh trong học tập, cũng như giúp học sinh được tham gia một cách chủ động và nâng cao độ hào hứng khi tiếp nhận luồng kiến thức mới.
Việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học mà còn giúp phát huy sự tham gia tích cực của các em học sinh vào trong quá trình dạy học từ đó kích thích được tư duy sáng tạo của các em trong quá trình học. Đồng thời sự tương tác sôi nổi trong giờ học cũng giúp việc hiểu và nắm bài trở nên dễ dàng hơn. Quá trình cộng tác làm việc giữa học sinh và giáo viên giúp cho giáo viên có thể nắm được tình hình và mức độ hiểu bài của cả lớp.
Một số kỹ thuật dạy học tích cực tiêu biểu mà tôi nhận thấy có những ưu điểm nổi trội và có thể áp dụng tốt trong dạy học môn toán như: kỹ thuật KWL, tia chớp, hoạt động nhóm, kỹ thuật mảnh ghép,..
Đối với bài Ki-lô-gam chương trình toán lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống yêu cầu sau khi học xong bài học sinh cần nắm được các đơn vị kiến thức:
- Kilôgam (viết tắt là kg) đây là đơn vị đo khối lượng, một trong bảy đơn vị đo cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI). Nó được định nghĩa là một “khối lượng của khối kilôgam chuẩn quốc tế”
- Nhận biết được biểu tượng, ký hiệu của đại lượng Ki-lô-gam
- Biết đến cái cân là một vật dụng dùng để đo lường khối lượng. Biết cách đọc các chỉ số đo trên cân theo đơn vị là Ki-lô-gam
Để học sinh có thể hình thành và tiếp cận được đơn vị kiến thức này một cách chủ động và tích cực nhất, việc sử dụng kỹ thuật KWL và kỹ thuật tia chớp vào dạy học bài Ki-lô-gam là rất cần thiết và phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn
Giáo viên đã nắm bắt được các kỹ thuật dạy học tích cực, tuy nhiên việc áp dụng vào giảng dạy chưa hiệu quả. Học sinh chưa thực sự tham gia vào quá trình dạy học và đồng hành cùng giáo viên từ đó dẫn đến việc tiếp thu bài kém và ảnh hưởng đến kết quả học tập cuối cùng của học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên chưa thực sự đặt ra mục tiêu để phát triển và nghiên cứu các phương pháp dạy học nhằm áp dụng vào thực tiễn do đó, tình trạng học tập của học sinh cũng không có dấu hiệu được cải thiện tuy chương trình học đổi mới đã được đưa vào chương trình giảng dạy cấp tiểu học từ lâu.
* Thuận lợi:
Về phía nhà trường: Được sự quan tâm của nhà trường đối chất lượng dạy học, sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ lúc bắt đầu nghiên cứu cho đến khi tiến hành thực hiện phương pháp. Luôn nhận được những ý kiến đóng góp cũng như sự hỗ trợ đến từ nhà trường và đồng nghiệp.
Về phía giáo viên: Giáo viên trẻ, được tập huấn và hỗ trợ trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên được nhà trường hỗ trợ những buổi tập huấn để trau dồi thêm về kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề giáo. Những kiến thức của toán lớp 2 được phân chia rõ ràng từ những kiến thức đơn giản cho đến phức tạp. Vì vậy việc thực hiện và áp dụng các phương pháp dạy học cũng trở nên khá thuận tiện.
Về phía phụ huynh: Nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các phụ huynh, khi về nhà các gia đình cũng hướng dẫn cho con học theo những phương pháp mà giáo viên đề xuất.
Về phía học sinh: Học sinh ngoan ngoãn, tiếp thu bài tốt và nắm vững được những nền tảng kiến thức từ lớp 1.
* Khó khăn:
Về phía giáo viên: đội ngũ giáo viên chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu để vận dụng kỹ thuật giảng dạy vào bài học cho phù hợp. Trong một tiết, nội dung kiến thức nhiều, giáo viên cố gắng truyền tải kiến thức cho học sinh nên thời gian vận dụng các kĩ thuật vào bài giảng còn hạn chế.
Về phía học sinh: Đa số các em học sinh trong lớp còn thụ động trong đóng góp ý kiến, chưa mạnh dạn phát biểu trong quá trình học tập.
3. Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1. Sử dụng kỹ thuật KWL giúp học sinh hình thành kiến thức theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo
* Mục đích:
Biện pháp được thực hiện nhằm giúp học sinh hình thành kiến thức theo hướng tích cực, chủ động từ đó nâng cao chất lượng kiến thức môn toán cho học sinh lớp 2. Bên cạnh đó việc sử dụng kỹ thuật KWL còn rèn cho học sinh những kỹ năng tự tìm hiểu, khám phá và hình thành kiến thức mới theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo. Đồng thời nâng cao được tư duy nhận thức và khả năng áp dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập.
* Nội dung và cách thực hiện:
KWL được Donna Ogle giới thiệu vào năm 1986, vốn đây là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất hoạt động, đọc hiểu. Học sinh sẽ bắt đầu phương pháp bằng cách động não tất cả những gì mà các em đã biết đến về chủ đề bài đọc. Các thông tin này sẽ được ghi nhận lại vào cột K trên biểu đồ. Sau đó học sinh đưa ra lên danh sách các câu hỏi về những điều mà các em muốn biết thêm trong chủ học đề này. Những câu hỏi này sẽ được ghi nhận vào cột W trên biểu đồ. Trong quá trình thực hiện hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho câu hỏi xuất hiện ở cột W. Những thông tin này sau đó sẽ được ghi nhận vào cột L trên biểu đồ.
Kỹ thuật KWL được sử dụng để ghi lại những ý tưởng đã được tạo ra từ quá trình thảo luận nóng, hoặc từ cuộc thảo luận của cả lớp. Kỹ thuật KWL có thể được hoàn thành một cách riêng lẻ. Việc áp dụng kỹ thuật KWL vào giảng dạy có một số ưu điểm sau:
Về ưu điểm của kỹ thuật KWL:
– Kích thích được sự hứng thú học tập cho học sinh.
– Tăng khả năng định hướng về học tập cho mỗi cá nhân.
– Giáo viên và học sinh tự đánh giá về kết quả dạy và học.
Cách thực hiện:
Nhận thấy những ưu điểm và hiệu quả tiềm năng mà phương pháp này có học thực tế thể mang lại. Tôi áp dụng kỹ thuật KWL vào dạy học bài Ki-lô-gam toán lớp 2 qua các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn thực hiện kẻ bảng KWL
Trong bài giảng này tôi hướng dẫn các nhóm tự kẻ bảng vào một phiếu chung của cả nhóm nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn những điều các em cần thực hiện. Tôi tiến hành hướng dẫn các nhóm kẻ bảng, mỗi bảng bao gồm 3 cột và phổ biến cách làm bài: Cột thứ nhất là cột K (Know) liệt kê những điều học sinh đã biết về chủ đề bài học. Cột thứ hai là cột W (Want) liệt kê các câu hỏi học sinh muốn biết về chủ đề bài học. Cột thứ 3 là cột L (Learn) hệ thống các kiến thức học sinh đã học được sau khi tự tìm hiểu bài học.
Minh họa phiếu học tập KWL
Bước 2: Hướng dẫn học sinh liệt kê những điều đã biết về Khối lượng và điền vào cột K của phiếu học tập.
Tôi hướng dẫn các nhóm hoàn thành cột K bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý giáo viên đưa ra:
– Em có biết về cân nặng của mình không, cân nặng của em là bao nhiêu?
– Em đã từng theo mẹ đi chợ và quan sát cách tính của người bán hàng như thế nào chưa?
– Em đã thử đặt một vật gì đó lên bàn cân và em có quan sát được sự thay đổi của chiếc cân đó không?
Bước 3: Các nhóm suy nghĩ và nêu câu hỏi, xác định những điều muốn biết về Khối lượng và ghi vào cột W của phiếu học tập.
Tôi hướng dẫn các nhóm hoàn thành cột W bằng cách gợi ý một số từ khóa của bài: nặng hơn, nhẹ hơn, nặng bằng, ki-lô-gam, khối lượng…
Một số câu hỏi về những điều muốn biết của các nhóm:
– Khối lượng dùng để làm gì?
– Làm sao để phân biệt được một vật nhẹ hơn, nặng hơn hay bằng nhau với vật khác?
– Ki-lô-gam là gì?
Xem thêm:
- SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả lớp 4 – KNTT
- SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy môn Mỹ thuật lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) (W+PPT)
- SKKN Tổ chức trò chơi học tập nâng cao hiệu quả môn âm nhạc cho học sinh lớp 2 (Bộ sách Kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]