SKKN Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp 1 nhằm đá ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 (CTST)
- Mã tài liệu: HT1046 Copy
Môn: | Đạo đức |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 622 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp 1 nhằm đá ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 (CTST)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Phương pháp động não
b. Phương pháp đóng vai
c. Phương pháp trò chơi
d. Phương pháp thảo luận nhóm
Mô tả sản phẩm
1. Tên báo cáo biện pháp:
Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp 1 nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Chân trời sáng tạo)
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Trong chương trình đổi mới GDPT 2018, thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua sự xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là: “Tài và Đức”. Muốn làm được điều này, ngành giáo dục phải tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực về văn hóa cũng như về phẩm chất đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, không quên cập nhật các đơn vị kiến thức mới, phù hợp với bối cảnh cuộc sống và điều kiện giảng dạy thực tế trong các bộ sách mới như Chân trời sáng tạo.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi, phẩm chất đạo đức cho các em là vô cùng cần thiết. Thông qua môn học Đạo đức các em có những hiểu biết ban đầu về một số những chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, từng bước hình thành cho học sinh những kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi ứng xử phù hợp của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành cho các em thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, biết yêu thương tôn trọng mọi người; luôn mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với hành vi, việc làm sai.
Thực tiễn cho thấy kết quả giáo dục đạo đức đang có sự giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay, trong điều kiện của kinh tế thị trường và cạnh tranh. Do bị xoáy vào vòng xoáy của cơ chế thị trường mà nhiều phụ huynh ít còn thời gian, sức lực dành cho việc kiểm tra, giáo dục con cái. Hoặc không ít phụ huynh chiều chuộng con quá mức, muốn gì được đó… Ngoài ra, sự bùng nổ của công nghệ thông tin (cả tích cực lẫn tiêu cực), các trò chơi bạo lực trên mạng Internet … đã ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. Mà tâm lí học sinh tiểu học thích “bắt chước” nên hành vi đạo đức của các em có thể thu nhận qua việc giao tiếp, tranh ảnh, sách báo, phim, truyện … nhưng các em chưa biết phân biệt để tự lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp trong quá trình giảng dạy và đạt được một số hiệu quả nhất định với biện pháp: “Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp 1 nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 (Chân trời sáng tạo)” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng môn đạo đức.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học…
– Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Đạo đức.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa về chất lượng môn Đạo đức cho học sinh lớp 1- Trường Tiểu học …
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
a. Phương pháp động não:
Đây là phương pháp giúp cho học sinh, trong một thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
– Giáo viên cần nêu vấn đề được tìm hiểu trước lớp hoặc trước nhóm.
– Khích lệ học sinh phát biểu, đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. Đồng thời trong quá trình các em đưa ra ý kiến cần tìm hiểu bằng những câu hỏi tạo cho các em được giao lưu với nhau, cùng làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõ ràng.
– Giáo viên liệt kê tất cả các ý kiến mà học sinh phát biểu sau đó phân loại, thảo luận sâu từng ý để làm rõ những ý kiến chưa rõ ràng. Cuối cùng là tổng hợp ý kiến của các em và hỏi xem các em cần thắc mắc hay bổ sung gì thêm không.
– Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn, bằng một từ hay một câu thật ngắn. Đặc biệt tất cả mọi ý kiến đều cần được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không cần phê phán, nhận định đúng, sai.
– Phương pháp động não có thể dùng để lý giải bất kì một vấn đề đạo đức nào, song đặc biệt phù hợp với các vấn đề học sinh đã có kinh nghiệm ứng xử.
b. Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Qua sử dụng phương pháp này học sinh được thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định, gây sự chú ý và hứng thú cho học sinh khi đóng vai tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của các em theo chuẩn mực hành vi đạo đức. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm thông qua các vai diễn.
– Để áp dụng phương pháp đóng vai vào trong bài giảng một cách tự nhiên và đạt hiệu quả cao:
+ Trước tiên giáo viên phải chia nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm và quy định thời gian chuẩn bị.
+ Giáo viên đưa tình huống phải phù hợp với chủ đề nội dung bài học, với trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
+ Tình huống mở, gần gũi với đời sống thực tế hàng ngày. Không cho trước kịch bản và lời thoại.
+ Yêu cầu học sinh phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lúng túng và lạc đề. Cố gắng nhập mình với vai diễn một cách tự nhiên, không gò bó, phải biết phối hợp tốt các vai “diễn” khi thực hiện. Đặc biệt nên khích lệ cả những học sinh còn nhút nhát chưa mạnh dạn cùng tham gia.
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
+ Các nhóm lên thực hiện vai diễn.
+ Cả lớp thảo luận nhận xét sau khi đóng vai. Đây là bước quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc sử dụng phương pháp đóng vai:
* Yêu cầu các em học sinh tham gia đóng vai nêu cảm xúc khi thể hiện vai “diễn” của mình trước lớp:
+ Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa? Chưa phù hợp ở chỗ nào?
+ Cảm xúc của các em khi thực hiện cách ứng xử? Và khi nhận được cách ứng xử ( Đúng hoặc Sai)?
* Yêu cầu các học sinh khác nhận xét cách ứng xử và sự nhập vai của các vai “diễn”. Ở bước này giáo viên tạo điều kiện để học sinh đưa ra nhiều cách ứng xử khác nhau:
+ Thực tế nếu là các em trong trường hợp đó em thể hiện cách ứng xử như thế nào?
+ Giáo viên chốt lại định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực, cần thiết trong tình huống.
– Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp đóng vai:
+ Đối với học sinh lớp 1, tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục của bài, vừa sức đối với các em.
+ Chỉ tổ chức đóng vai khi cần thiết, có tác dụng giáo dục thiết thực trong đời sống hàng ngày của các em.
+ Khi tổ chức đóng vai nên hóa trang, đạo cụ đơn giản sẵn có nhằm tăng tính hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh nhập vai dễ dàng.
Ví dụ: Bài 10: Cùng thực hiện nội quy trường, lớp (trang 40 Đạo đức 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
– Giáo viên chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai theo một tình huống của một bài tập 1.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm đóng vai các tình huống sau:
+ Tình huống 1: Em gặp thầy giáo, cô giáo trong trường và khoanh tay chào hỏi.
+ Tình huống 2: Em đưa sách vở cho thầy giáo cô giáo bằng một tay.
– Các nhóm chuẩn bị đóng vai trước lớp.
– Sau mỗi tình huống các nhóm lên đóng vai, cả lớp thảo luận, nhận xét
* Cho các học sinh tham gia đóng vai nêu cảm xúc của mình khi thể hiện vai diễn:
Tình huống 1:
+ Khi chào hỏi thầy, cô xong em có cảm giác gì?
+ Em cảm thấy thế nào khi được thầy giáo, cô giáo khen em là học sinh lễ phép?
Tình huống 2:
+ Việc làm của em trong tình huống này là đúng hay sai?
+ Em nên khuyên các bạn mình điều gì qua tình huống em vừa diễn?
* Yêu cầu các học sinh khác nhận xét các nhập vai ứng xử của bạn trong nhóm, em thấy:
+ Các nhóm đóng vai cả hai tình huống đã thể hiện được sự lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo chưa?
+ Các em nên làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo em phải làm gì?
Giáo viên kết luận:
+ Khi gặp thầy giáo, cô giáo các em cần chào hỏi lễ phép.
+ Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo các em cần đưa bằng hai tay kèm theo lời nói phù hợp.
Qua bài học giúp các em hình thành được kỹ năng sống trong hành vi đạo đức của mình đó là kĩ năng giao tiếp, cách ứng xử lễ phép với thầy cô giáo. Có thể mở rộng hơn trong phạm vi nhà trường các em ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày. Khi gặp người lớn tuổi, người quen với bố mẹ cũng cần phải chào hỏi lễ phép. Đưa hoặc nhận vật gì từ người lớn cũng cần đưa hai tay…. Như thế là các em đã thực hiện tốt chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua bài học bằng phương pháp đóng vai.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]