SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3
- Mã tài liệu: BM3134 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 941 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Trò chơi thứ 1: “Truyền điện”
Trò chơi thứ 2: “Ai nhiều phần thưởng nhất”
Trò chơi thứ 3: “Tìm lá cho hoa”
Trò chơi thứ 4: “ Vui cùng hình chữ nhật”
Trò chơi thứ 5: “Tìm đường đi đúng”.
Trò chơi thứ 6: “ Trò chơi xếp hàng thứ tự”
Trò chơi thứ 7: “ Bác đưa thư”.
Trò chơi thứ 8: “Rồng cuốn lên mây”
Trò chơi thứ 9: “Bác mặt nạ thông thái”
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Mỗi một bộ môn trong nhà trường đều có tiềm năng và những đặc thù riêng của nó trong giáo dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh. Toán học là một bộ môn rất quan trọng, nhất là ở bậc giáo dục phổ thông. Trong những năm gần đây ở đất nước chúng ta đang diễn ra xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong đó có dạy học Toán nói riêng, đó là xu thế HS tự hoạt động, tự tìm tòi, khám phá kiến thức của bài học. Tính tự lập trong học tập của học sinh ngày càng được coi trọng. Chính vì vậy, chúng ta đã có những cải tiến về nội dung chương trình ở các sách giáo khoa Toán, nhưng phương pháp giảng dạy vẫn còn mang tính thụ động cho học sinh, nhất là ở bậc Tiểu học ” Phương pháp dạy và học toán ở số trường Tiểu học còn nhiều hạn chế, giáo viên và học sinh vẫn còn bị phụ thuộc vào tài liệu có sẵn, dạy học còn nặng nề truyền thụ kiến thức, giờ học khô khan. HS chưa tự lập, chưa tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, giờ học chưa gây được hứng thú học tập, chưa tạo cho các em tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo để sẵn sàng thích ứng với xã hội để có khả năng học tiếp ở các cấp học cao hơn.
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, tạo cơ hội rèn kĩ năng hợp tác cho học sinh, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Tuy nhiên khi tổ chức trò chơi nếu giáo viên không chú ý, học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
Hiện nay một số tiết học toán còn đơn điệu, khô khan chưa thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh cho nên giờ dạy chưa cao. Để việc dạy học môn Toán đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần tạo được cho học sinh tính tích cực, chủ động, thu hút học sinh hứng thú vào các hoạt động học để từ đó học sinh sẽ yêu thích môn Toán.
Chính vì những lí do nêu trên mà tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy Toán lớp 3 ở trường TH&THCS Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”.
- Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức phương pháp trò chơi trong dạy học Toán lớp 3 ở trường TH&THCS Đông Khê.
- Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy và học Toán lớp 3 để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Xuất phát từ một số đặc điểm tâm lí của học sinh nói riêng và người học nói chung: nội dung học tập càng hấp dẫn thì người học càng hứng thú cao và hiệu quả học tập do đó càng cao; việc học gắn với thực hành thì sẽ giúp cho người học nhớ lâu kiến thức và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống giải quyết vấn đề cụ thể; người học muốn thể hiện năng lực của mình trong một môi trường học tập hợp tác (có nhiều bạn học cùng tham gia một hoạt động).
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyền tải mục tiêu của bài học, luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Có thể sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay khi bắt đầu bài học mới.
Để sử dụng trò chơi có hiệu quả thì đòi hỏi người tổ chức ( giáo viên) phải biết cách tổ chức (tức phải nắm được quy trình tổ chức trò chơi), mà quy trình sử dụng phương pháp trò chơi là trình tự (logic) các hoạt động khi sử dụng phương pháp trò chơi của người dạy nhằm đạt được mục đích yêu cầu của trò chơi. Việc sử dụng phương pháp trò chơi theo quy trình là hoạt động của giáo viên được tiến hành theo các bước đã lập trình sẵn. Việc sử dụng phương pháp trò chơi theo quy trình nhằm nâng cao hiệu quả của trò chơi từ đó chuyển tải được mục tiêu của bài học, nâng cao được chất lượng giảng dạy.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Về phía học sinh
Các em phải chịu rất nhiều áp lực: áp lực từ phía gia đình vì nhiều phụ huynh lúc nào cũng nóng lòng mong con cái mình học giỏi – Học sinh chịu nhiều áp lực: áp lực từ bố mẹ, áp lực từ thầy cô nên gây cho các em cảm giác mệt mỏi, buồn chán, không hứng thú trong học tập. Các em chỉ biết học và học hơn nữa tiết học toán thường “ khô khan” mà hoạt động học tập không được kết hợp với các trò chơi, điều đó sẽ làm không khí lớp học luôn căng thẳng.
- Bản tính nhút nhát của các em cũng làm cho lớp học trầm và buồn.
- Một số trẻ học chưa tốt thường chán học và tự ti, mặc cảm nên các em không dám gần gũi cô giáo và bạn bè, ít tham gia các hoạt động trong học tập.
Chúng ta biết rằng ở tuổi các em phải được: “Học mà chơi, chơi mà học” thì mới gây được hứng thú và cuốn hút các em vào hoạt động học tập. Việc tổ chức trò chơi sẽ giúp các em gắn kết, gần gũi với cô giáo và tự tin hơn, hứng thú học tập hơn.
- Về phía giáo viên
Qua quá trình công tác, qua dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy đa số giáo viên không sử dụng trò chơi vào tiết học và đặc biệt là các tiết học trong môn Toán. Nếu có chỉ diễn ra ở một số tiết dạy thao giảng dự giờ và tổ chức các trò chơi còn đơn điệu chưa gây hứng thú đối với học sinh. Khi trao đổi về vấn đề sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học với đồng nghiệp, tôi thấy rõ được lý do của thực trạng trên như sau:
- Đa số giáo viên lại chỉ lo lắng và quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức đến học sinh mà thôi, mà ít quan tâm đến không khí lớp học, đến thái độ học tập của học sinh.
- Giáo viên ngại phải chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi.
- Đôi khi giáo viên vẫn mang tâm lý sợ lớp học ồn, sợ quá thời gian của 1 tiết học.
- Việc sử dụng phương pháp trò chơi chưa nhiều và chưa đúng quy trình, giáo viên còn khá lúng túng khi tổ chức trò chơi, tổ chức trò chơi
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]