SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học STEM chủ đề THIẾT KẾ KĨ THUẬT môn Công nghệ 10
- Mã tài liệu: MP0594 Copy
Môn: | Công nghệ |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 578 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học STEM chủ đề THIẾT KẾ KĨ THUẬT môn Công nghệ 10“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học
2.3.2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.3.4. Phân tích nội dung và cấu trúc chủ đề 5: THIẾT KẾ KĨ THUẬT
2.3.5. Những nội dung của chủ đề “Thiết kế kĩ thuật” có thể thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp STEM
2.3.6. Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học chủ đề “Thiết kế kĩ thuật” theo định hướng giáo dục STEM
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, khoa học và công nghệ tác động tích cực tới tất các các lĩnh vực của đất nước kể cả nền giáo dục. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, học sinh phải thay đổi cách học, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thế nào”. Trong dạy học, môn Công Nghệ được đánh giá là môn học thiết thực, giúp học sinh hình thành những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng, thiết kế, kiểm tra và đánh giá được các sản phẩm công nghệ xung quanh mình. Đây là nền tảng ban đầu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho các ngành nghề trong cuộc cách mạng công nghệ số.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Để thực hiện tốt được các mục tiêu trên, giáo viên phải vận dụng sáng tạo và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực vào từng bài dạy, chủ đề bài học cụ thể mới mang lại hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu đổi mới về cách tiếp cận trong dạy học. Phương pháp dạy học STEM đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó, hiện nay phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tế. Mới đây nhất, thực hiện công văn số 6389/BGDĐT – GDTrH ngày 05/12/2022 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về hỗ trợ tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THPT tổ chức hoạt động giáo dục STEM, hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 STEM là phương thức giáo dục trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thường được ứng dụng với các bộ môn thuộc khối khoa học tự nhiên, trong đó có môn công nghệ. Đây là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy giáo dục STEM khi môn học này thể hiện được hai lĩnh vực (công nghệ, kĩ thuật) trong bốn lĩnh vực thuộc STEM.
Năm học 2022-2023 tại trường THPT nơi chúng tôi công tác, có hai lớp lựa chọn học môn công nghệ 10 – thiết kế và công nghệ. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện dạy và học chương trình 2018 ở khối 10 cấp trung học phổ thông. Môn học chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống từ đó phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Trong chương trình bộ môn, phần vẽ kĩ thuật được đánh giá có tính ứng dụng thực tiễn cao nhưng người học lại cảm thấy khó tiếp thu, kiến thức vừa cụ thể với những con số chỉ kích thước, vừa mang tính trừu tượng với các hình vẽ, yêu cầu người học phải có kiến thức về hình học không gian, có năng lực giải quyết vấn đề, khi gặp phải vướng mắc không ỷ lại người khác mà phải bền bỉ tìm cách để tháo gở vướng mắc. Vì vậy chúng tôi luôn trăn trở phải làm sao để học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích môn học này và truyền cảm hứng tới các giáo viên dạy môn Công nghệ. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, giáo viên đã mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học STEM vào một số bài học/chủ đề và nhận thấy có sự chuyển biến tích cực trong thái độ, ý thức học tập cũng như phát huy, phát triển được các năng lực và phẩm chất của học sinh. Đây chính là động lực thôi thúc chúng tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11-công nghệ 10 ( thiết kế và công nghệ ) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, để làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp phù hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NLGQVĐ&ST) cho học sinh trung học phổ thông (THPT) thông qua dạy học chủ đề Hình chiếu trục đo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ 10 ở trường phổ thông.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
– Mô hình giáo dục STEM ở trường THPT
– Hoạt động dạy và học chương 2. vẽ kĩ thuật – công nghệ 10
– Các năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh trong dạy học
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
– Đề tài áp dụng cho tổ chức hoạt động dạy Stem Bài 11. Hình chiếu trục đo – Đề tài hướng dẫn học sinh đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc, biết cách vẽ hình chiếu trục đo và cắt gọt “mút xốp” để tạo ra được mô hình thật của vật thể. – Đề tài tập trung phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tư duy sáng tạo.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
– Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu phương pháp luận về mô hình giáo dục stem
+ Dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM vào môn Công nghệ THPT + Các phẩm chất và năng lực học sinh đạt được thông qua dạy học chủ đề STEM – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh.
+ Khảo sát tình hình dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM hiện nay.
+ Tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi, bài kiểm tra học sinh ở lớp được thực nghiệm trong trường THPT tại nơi công tác và một trường khác trên địa bàn.
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng là học sinh lớp 10 tại trường THPT – Nghệ An.
– Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm từ đó khẳng định hiệu quả của việc áp dụng đề tài.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
– Triển khai và vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Phương pháp hoạt động nhóm; Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; Kĩ thuật phòng tranh; Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật KWL kết hợp với kĩ thuật phân tích phim;…
– Sáng kiến góp phần hệ thống hóa, xây dựng được quy trình thiết kế chủ đề dạy học “Hình chiếu trục đo” theo định hướng giáo dục Stem góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng vận dụng giáo dục Stem vào dạy học.
– Thông qua việc thực hiện đề tài này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các chủ đề khác theo định hướng giáo dục Stem đối với bộ môn công nghệ 10 – thiết kế và công nghệ.
– Xây dựng được các công cụ rèn luyện, đánh giá năng lực học sinh nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh
– Sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá Stem tạo cho người học một phong cách học tập mới, người học đóng vai trò là nhà sáng chế.
7. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.
TT Thời gian Nội dung công việc
1 Tháng 8/2022 – Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu
2 Tháng 9/2022 – Nghiên cứu phần lí luận của đề tài bao gồm: vai trò, hình thức tổ chức dạy học stem
– Khảo sát thực trạng dạy học stem đối với bộ môn, tổng hợp số liệu.
-Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng kiến kinh nghiệm
3 Tháng
10;11 /2022 – Viết sơ lược sáng kiến
– Xin ý kiến của đồng nghiệp
4 Tháng
12/2022;
1/2023 – Tiến hành thực nghiệm
– Hoàn thành sáng kiến
5 Tháng 2;3/2023 -Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp trường
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT
KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC STEM TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG
NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1. Tổng quan về giáo dục STEM.
1.1.1.Khái niệm giáo dục STEM.
Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Thuật ngữ STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh vực” bao gồm: Khoa học(Science), Công nghệ(Technology), Kĩ thuật(Engineering) và Toán học (Mathematics ). Bốn lĩnh vực này được mô tả như sau:
– Khoa học(Science) là môn học nhằm phát triển khả năng sử dụng kiến thức khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất) của học sinh, không chỉ giúp HS hiểu về thế giới tự nhiên mà có thể vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày.
– Kĩ thuật(Engineering) là môn học nhằm phát triển sự hiểu biết ở học sinh về cách công nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật. Kĩ thuật cung cấp cho học sinh những cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn học, giúp cho những khái niệm liên quan trở nên tường minh trong cuộc sống của họ.
– Công nghệ (Technology) là môn học nhằm phát triển khả năng sử dụng, quản lí, hiểu và đánh giá công nghệ của học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những cơ hội để hiểu về công nghệ được phát triển như thế nào, những kỹ năng để có thể phân tích được sự ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống hàng ngày cho học sinh và của cộng đồng,…
– Toán học (Mathematics) là môn học nhằm phát triển ở HS khả năng phân tích, biện luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra.
Đoạn trích trên cho thấy Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường. Nói một cách đơn giản, đó là sự giao thoa hội tụ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học; nó sử dụng hợp nhất các lĩnh vực này để giải quyết hết một vấn đề (Hình 1.1). STEM trong trường phổ thông được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh
Hình 1.1 vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Những kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống thường ngày.
1.1.2. Vai trò của dạy học STEM. Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là.
– Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất.
– Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
– Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
– Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.
– Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường trung học cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1.1.3. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM.
Tuỳ thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt ba hình thức tổ chức giáo dục STEM, cụ thể như sau: – Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM.
Đây là hình thức tổ chức GD STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này các bài học, hoạt động GD STEM được triển khai ngay trong quá trình DH các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức GD STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.
– Hoạt động trải nghiệm STEM.
Trong hoạt động trải nghiệm STEM, HS được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, Công nghệ, kĩ thuật và Toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới GD STEM.
– Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề khác nhau thuộc các lĩnh vực rôbốt, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp, công nghệ cao… Hoạt động này không mang tính đại trà mà dành cho những HS có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoaṭ động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn. Tổ chức tốt hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS THPT được tổ chức thường niên.
1.1.4. Tầm quan trọng của phương pháp dạy học STEM đối với môn công nghệ. – Chương trình môn công nghệ 2018 gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường cộng đồng” thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này cần phải áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào dạy học công nghệ – lĩnh vực rất được quan tâm trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Phương pháp dạy học này học sinh không những được trang bị những kiến thức, kĩ năng khoa hoc, ̣ kĩ thuât, công nghê ̣mà các em hình thành và phát huy các phẩm chất thiết yếu mà còn góp phần phát triển tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng diễn đạt và thuyết trình, kỹ năng công tác.
– Khi áp dụng phương pháp dạy học STEM vào môn công nghệ, học sinh sẽ thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các môn khoa học với nhau. Từ đó sẽ thay đổi dần về cảm nhận của môn khoa học kĩ thuật, tưởng chừng là khô khăn, khó học, nay trở thành một niềm hấp dẫn, mới mẽ, khơi gợi niềm say mê học tập cho bản thân học sinh. Trong các hoạt động STEM học sinh được học và trải nghiệm trong môi trường an toàn, nơi mà các em có thể thoải mái thất bại rồi được làm lại.
– Phương pháp giáo dục STEM đề cao giá trị của sự thất bại như một công cụ giảng dạy quý giá, giúp các em biết coi trọng sự thất bại và biết vươn lên sau sự thất bại. Điều này giúp học sinh rèn luyện sự tự tin và tính bền bỉ, hai đức tính không thể thiếu để các em biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. – Qua các buổi tập huấn về giáo dục STEM chúng tôi cảm thấy thích thú và hào hứng với cách giáo dục này, đã áp dụng vào dạy học bộ môn thấy bước đầu mang lại hiệu quả và sẽ nhân rộng hơn nữa. Từ đó chúng tôi mạnh dạn trình bày những sáng kiến cũng như kinh nghiệm của bản thân chúng tôi và mong muốn cùng với các đồng nghiệp giúp học sinh được trãi nghiệm sáng tạo. Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến: Thiết kế và tổ chức dạy học STEM thông qua chủ đề “Hình chiếu trục đo” của bài 11- công nghệ 10 (thiết kế và công nghệ ) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. đây là nội dung thích hợp cho việc thiết dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong chương vẽ kĩ thuật cơ sở môn công nghệ thiết kế và kĩ thuật lớp 10 chương trình giáo dục 2018.
– Qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy để đạt được những kết quả cao thì:
+ Đối với GV: Cần huy động kiến thức của nhiều môn học về khoa học, kĩ thuật, toán học và tin học, coi trọng học hỏi tham vấn ý kiến chuyên môn với các đồng nghiệp ở những bộ môn khác. Qua mỗi lần soạn bài như vậy kiến thức của GV không những được nâng lên mà các kỹ năng được rèn luyện như kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức quản lí HS bên ngoài lớp học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,…
+ Đối với HS: Ngoài những mục tiêu mà một tiết học mang lại là nội dung kiến thức, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn thì bài học giúp người học hiểu rõ bản chất, thấy được mọi sự vật hiện tượng trong thế giới luôn có mối liên hệ biện chứng với nhau ở đây các em đã biết tận dụng các vật liệu có sẵn ở trong gia đình như hộp giấy, mút, xốp, …. để tạo ra sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn, thân thiện với môi trường.
1.2. Tổng quan về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống không có quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn. Người giải quyết vấn đề xác định được mục tiêu hành động, nhưng không phải ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạt được nó. Sự am hiểu tình huống vấn đề và lý giải dần việc đạt mục tiêu đó trên cơ sở việc lập kế hoạch và suy luận tạo thành quá trình giải quyết vấn đề.
– Năng lực sáng tạo (NLST) là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó. Như vậy, NLGQVĐ&ST trong môn công nghệ là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình GQVĐ được biểu hiện trong một bước nào đó, có thể là một cách hiểu mới về vấn đề, hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề, hoặc một sự cải tiến mới trong cách thực hiện GQVĐ. Cái mới, cái sáng tạo là một sự cải tiến so với cách giải quyết thông thường.
Những chủ đề trong phần vẽ kĩ thuật có nội dung gắn với thực tiễn thường tạo cho giáo viên (GV) nhiều cơ hội để khai thác phát triển NLGQVĐ&ST cho HS vì qua những chủ đề này, HS không chỉ có điều kiện vận dụng các kiến thức Công nghệ một cách linh hoạt mà còn vận dụng cả kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân vào việc GQVĐ và qua đó thể hiện những nét sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.
1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Trên cơ sở xem các tài liệu tham khảo, chúng tôi tổng hợp và đề xuất cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS gồm 6 năng lực thành phần và 10 biểu hiện/ hành vi như hình sau:
Hình1.2. Cấu trúc của NLGQVĐ&ST
1.2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực GQVĐ và ST trong dạy học môn Công nghệ.
Biện pháp 1: Vận dụng các phương pháp sáng tạo kĩ thuật, phương pháp này có điểm mạnh tạo cho HS Sáng tạo ngay từ khi phát hiện vấn đề, nhu cầu cần giải quyết đến việc đề xuất và lựa chọn giải pháp thiết kế. Một số phương pháp sáng tạo kĩ thuật sử dụng hiệu quả trong dạy học công nghệ giúp hình thành và phát triển năng lực thiết kế kĩ thuật cho học sinh như tập kích não, sáu mũ tư duy, phương pháp đối tượng tiêu điểm…thông qua các bài học:
Bài 11. Hình chiếu trục đo: trong bài này, học sinh có thể lựa chọn các phương pháp biểu diễn vật thể trên hai loại HCTĐ khác nhau là HCTĐ vuông góc đều hoặc HCTĐ xiên góc cân. Tùy theo cấu tạo của vật thể cần biểu diễn, học sinh cần phải biết lựa chọn để biểu diễn trên loại HCTĐ nào cho đơn giản và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bài 15. Bản vẽ xây dựng: để vận dụng tối đa phương pháp sáng tạo kĩ thuật, giáo viên có thể chuẩn bị bản vẽ một ngôi nhà bất kì. VD như hình 1: Trong các hình biểu diễn, giáo viên có thể bớt đi một số hình biểu diễn trong các bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà. Sau đó hướng dẫn học sinh tự bài trí ngôi nhà theo ý thích cá nhân, với yêu cầu cần đạt là việc bài trí phải đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo công năng sử dụng, thể hiện được quan điểm cá nhân. Ớ mức độ cao hơn, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đánh giá về mặt kiến trúc của ngôi nhà như: kết cấu của các phòng, vị trí của các cửa đi,…và đưa ra sự điều chỉnh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 3
- 101
- 1
- [product_views]
- 1
- 116
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 525
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 10
- 578
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 280
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 422
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 288
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 227
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 398
- 10
- [product_views]