SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9
- Mã tài liệu: BM9057 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 649 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1. Sưu tầm nguồn tư liệu cung cấp thông tin hỗ trợ trong dạy học tích hợp GDBVMT trong chương trình hóa học THCS
Biện pháp 2. Vận dụng các PPDH tích cực trong dạy học tích hợp GDBVMT thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS
Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học tích hợp
Mô tả sản phẩm
Mô tả bản chất sáng kiến: Thông qua dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9, hình thành và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho Học sinh THCS
-
Tình trạng giải pháp đã biết:
Môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động lên con người cũng như mọi sinh vật. Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy mà môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Tuy nhiên môi trường ngày nay đang bị ô nhiễm nặng nề do nền sản xuất phát triển và ý thức của con người. Do vậy, việc giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường đóng vai trò rất quan trọng, nhằm giúp nâng cao ý thức của mỗi người về bảo vệ môi trường, đồng thời trang bị cho mọi người những kĩ năng và hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Trong các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường thì giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và hiệu quả, bởi vì nhà trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước thực hiện việc sử dụng các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường nên giáo dục bảo vệ môi trường ngay từ khi đi học sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên từ đó có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường sau này.
Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đến Học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép, tích hợp trong các môn học như: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Lịch sử, Toán,… Trong đó, Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học khác như: Vật lí, Sinh học,… đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, bộ môn Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường, từ đó góp phần rất quan trọng vào việc giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều giáo viên đã chú ý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh xong chưa thường xuyên, hệ thống và triệt để nên hiệu quả về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh chưa cao. Với những lí do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường Trung học cơ sở”.
-
Nội dung biện pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
-
- Mục đích của giải pháp: Trong đề tài này, tôi hướng tới các mục đích: Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phần hóa học hữu cơ lớp 9 THCS.
-
Nội dung của giải pháp:
-
- Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường THCS
- Xây dựng một số bài tập có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn hóa học lớp 9 – phần hữu cơ .
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất trong đề tài.
Nội dung cụ thể của đề tài gồm các phần sau:
-
Một số biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường THCS.
-
Biện pháp 1. Sưu tầm nguồn tư liệu cung cấp thông tin hỗ trợ trong dạy học tích hợp GDBVMT trong chương trình hóa học THCS
-
-
- Các loại tư liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học THCS
-
Nguồn tư liệu để hỗ trợ giáo viên trong quá trình áp dụng dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số loại tư liệu sau:
- Các loại tranh ảnh, hình vẽ, mô phỏng các hiện tượng MT và giải thích
- Các video nói về các hiện tượng MTvà các nghiên cứu khoa học MT
- Các trang web, cuốn sách, bài báo nói về MT
- Cách thức sử dụng tư liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học hóa học cấp THCS
Khi dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở THCS sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, chúng ta có thể sử dụng tư liệu lịch sử với nhiều mục đích khác nhau.
- Sử dụng hình ảnh để tạo tình huống có vấn đề, hoặc để minh họa các hiện tượng môi trường không thể quan sát trực tiếp.
Thí dụ 1: Khi dạy bài: “Dầu mỏ và khí thiên nhiên”, chúng ta có thể sử dụng một số hình ảnh sau để dạy về tính chất vật lí của dầu mỏ cũng như tác hại của thảm họa tràn dầu. GV cho HS xem các hình ảnh về sự cố tràn dầu và yêu cầu các em quan sát, nhận xét về tính chất vật lí của dầu mỏ đồng thời nêu tác hại của sự cố này với môi trường…
Sự cố tràn dầu
Thí dụ 2: Sử dụng hình ảnh để tạo tình huống có vấn đề
Khi dạy bài “Polime”: Khi nghiên cứu về hiện tượng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các polime, GV có thể cho học sinh xem một vài hình ảnh về tác hại mà ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilong, …được sản xuất từ polime gây ra 🡪 phát hiện vấn đề đặt ra là rác thải từ các polime thường ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sống 🡪 cần có biện pháp gì để hạn chế rác thải từ các Polime?
- Sử dụng các video để tạo tình huống có vấn đề hoặc minh họa
Thí dụ 1: khi dạy bài “Rượu etylic”, chúng ta có thể cho HS xem video về tác hại của rượu bia đối với con người. Từ đó đã tạo ra một tình huống có vấn đề cho học sinh là chúng ta nên sử dụng rượu như thế nào và để giải quyết tình huống này học sinh cần vận dụng kiến thức hóa học và thực tế để thấy rõ tác hại của rượu, bia đối với con người cũng như môi trường (Sử dụng video). Sử dụng các loại tranh ảnh, bảng thống kê số liệu môi trường để dạy học.
Thí dụ 1: khi dạy bài “Polime”, phần liên hệ thực tiễn, chúng ta có thể cho HS quan sát bảng số liệu thống kê về việc sử dụng túi nilon. Từ đó cho HS nhận biết về mức độ có thể gây ô nhiễm cho MT của nilon trong đời sống và sản xuất.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 1174
- 10
- [product_views]