SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9
- Mã tài liệu: BM9075 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1174 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS DL Ngô Thời Nhiệm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS DL Ngô Thời Nhiệm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Thực hiện các thí nghiệm vui lồng ghép vào bài học.
2. Kết hợp giải thích, liên hệ các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học.
3. Tích hợp với kiến thức của các môn học khác.
4. Liên hệ các vấn đề thời sự đang nổi cộm trong cuộc sống.
5. Tổ chức các trò chơi kiến thức.
6. Sử dụng các câu thơ, các mẩu chuyện vui, các truyện ngắn lịch sử
lồng ghép vào kiến thức bài học.
7. Biểu diễn các thí nghiệm vui trong các buổi ngoại khóa hoặc sinh hoạt tập thể đầu tuần.
8. Tổ chức “Sân chơi trí tuệ” lồng ghép vào mỗi sáng thứ 2 hàng tuần
trong tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Đề mục | Trang |
PHẦN I: MỞ ĐẦU | |
I. Lý do chọn đề tài | |
II. Mục đích nghiên cứu | |
III. Đối tượng nghiên cứu. | |
IV. Phương pháp nghiên cứu. | |
PHẦN II: NỘI DUNG | |
I. Cơ sở lý luận. | |
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
1. Thuận lợi. | |
2. Khó khăn. | |
3. Chất lượng HS. | |
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
1. Thực hiện các thí nghiệm vui lồng ghép vào bài học. | |
2. Kết hợp giải thích, liên hệ các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học. | |
3. Tích hợp với kiến thức của các môn học khác. | |
4. Liên hệ các vấn đề thời sự đang nổi cộm trong cuộc sống. | |
5. Tổ chức các trò chơi kiến thức. | |
6. Sử dụng các câu thơ, các mẩu chuyện vui, các truyện ngắn lịch sử
lồng ghép vào kiến thức bài học. |
|
7. Biểu diễn các thí nghiệm vui trong các buổi ngoại khóa hoặc sinh hoạt tập thể đầu tuần. | |
8. Tổ chức “Sân chơi trí tuệ” lồng ghép vào mỗi sáng thứ 2 hàng tuần
trong tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần. |
|
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường |
|
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
I. Kết luận. | |
II. Kiến nghị. | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Hóa học là môn khoa học tự nhiên mà học sinh THCS được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong trường phổ thông. Môn Hóa học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những đức tính cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ và yêu thích khoa học. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập của học sinh tôi nhận thấy đa số học sinh tiếp thu kiến thức môn Hóa học rất chậm, từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh trong môn Hóa học ở những năm học sau. Nhiều học sinh hiện nay, bước vào bàn học với tâm trạng ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích “nuốt vào bụng” mớ công thức hóa học, phương trình hóa học đầy số và chữ cái Latinh – ký hiệu. Đó là một cách học tập rất tiêu cực, bị động khi các em không có hứng thú với nó và nhanh chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu mau quên, dễ chán.
“Hãy làm những gì bản thân yêu thích, và yêu thích những gì bản thân đang làm” là phương châm đang được giới trẻ hiện nay áp dụng nhiều và biến thành quan điểm học tập, làm việc của mình.
Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú với môn học, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. Để đạt được điều đó mỗi người giáo viên trong ngành đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra phù hợp với bộ môn. Có thể tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, nhưng các hướng đều đi đến mục đích chung, đó là làm thế nào để có thể có những giờ dạy thật tốt, nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn Hóa học nói riêng, nâng cao chất lượng dạy và học, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học 9”.
Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường ngắn nhất giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực và sự đam mê của người học. Đây cũng chính là một trong những lý do quyết định giúp tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này.
- Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu áp dụng đề tài là 46 học sinh khối 9 – Trường THCS Thị Trấn Lang Chánh, học bộ môn Hóa Học năm học ………..
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong thời gian từ tháng ……….
- Phương pháp nghiên cứu:
- 1. Phương pháp quan sát khoa học.
Quan sát trực tiếp, theo dõi và phân loại HS (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém) để đưa ra giải pháp hợp lý cho từng đối tượng.
- Phương pháp phỏng vấn.
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng tổ chuyên môn, tham khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
- 3. Phương pháp lịch sử.
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, nguồn gốc của nguyên tố hóa học, nguồn gốc tên gọi, lịch sử các nhà khoa học,…
- 4. Phương pháp thống kê toán học.
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi tiến hành kiểm tra học sinh các kiến thức đã học, so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả của của việc dạy học môn Hoá học ở trường THCS.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận.
Thực hiện mục tiêu đào tạo những con người có khả năng đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế – xã hội đó là thế hệ thanh niên chủ động, sáng tạo và có khả năng thích ứng cao với cuộc sống thực tế. Như vậy, cần chủ động nắm bắt kiến thức cơ bản, tự tìm hiểu và phát hiện những kiến thức mới có liên quan là điều rất quan trọng đối với học sinh.
Trong lí luận về phương pháp dạy học cho thấy, sự thống nhất giữa sự hướng dẫn của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động. Dạy học theo phương pháp mới phải làm cho học sinh chủ động suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Quan điểm dạy Hóa học là phải dạy suy nghĩ, dạy khả năng quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên,… để từ đó phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa,… Trong đó, phân tích – tổng hợp có vai trò trung tâm, tự mình phát hiện và nêu vấn đề, dự đoán được các kết quả và chứng minh được dự đoán đó. Vì vậy, tổ chức đa dạng các hoạt động học tập trong bộ môn Hóa học 9 không những giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sáng tạo mà còn kích thích, tạo hứng thú học tập để học sinh say mê nghiên cứu, tìm tòi,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
30.000 ₫
- 6
- 972
- 1
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 712
- 2
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2803
- 3
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 2675
- 4
- [product_views]
30.000 ₫
- 8
- 785
- 5
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 1485
- 6
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 772
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1067
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 893
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 9
- 1427
- 10
- [product_views]