SKKN Tổ chức một số trò chơi có nội dung toán học cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3150 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 627 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức một số trò chơi có nội dung toán học cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ về mục đích, ý nghĩa của mỗi trò chơi khi vận dụng vào mỗi bài dạy.
Biện pháp 2: Phải lựa chọn bài tập cho phù hợp để tổ chức trò chơi
Biện pháp 3: Các bước tổ chức trò chơi.
Trò chơi 1 : Truyền điện
Trò chơi 2 : Ai nhiều điểm nhất
Trò chơi 3 : Ong đi tìm nhụy
Trò chơi 4 : Thi quay kim đồng hồ
Trò chơi 5 : Bác đưa thư
Trò chơi 6 : Mua và bán
Trò chơi 7 : Hái hoa dân chủ
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, ngành giáo dục nước ta đang có sự phát triển mạnh mẽ với các chương trình lớn, các giải pháp tiên tiến, những phương án giáo dục toàn diện và hiện đại để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta“ Ngày càng giàu đẹp, văn minh ”
trở thành một nước công nghiệp, hiện đại.
Cũng như các môn học khác, môn Toán rất cần có sự đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui cho học sinh.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt kiến thức một cách áp đặt, dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.Với yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học, người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học rất lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, giúp củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã tập trung nghiên cứu “Tổ chức một số trò chơi có nội dung toán học cho học sinh lớp 3”.
- MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mục đích tôi chọn sáng kiến này là:
– Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Các kiến thức về trò chơi học tập môn Toán 3
– Các biện pháp dạy học, hình thức tổ chức về trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Đọc các tài liệu, sách, báo, tạp chí giáo dục…có liên quan đến nội dung đề tài.
– Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tài liệu tham khảo, toán tuổi thơ, giúp em vui học Toán.
4.2. Phương pháp khảo sát, điều tra.
– Dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học.
Điều tra học sinh, các loại bài tập để tìm hiểu về những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện tổ chức các trò chơi học tập.
4.3. Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu.
– Tổ chức so sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm ra những điều chỉnh, khắc phục hợp lí.
4.4. Phương pháp thực nghiệm.
-Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp.
– Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơ bản.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận
Trò chơi học tập có nội dung toán học là những trò chơi được đưa vào lớp học nhằm giúp học sinh học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn. Từ đó giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng một cách hiệu quả. Trò chơi học tập có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của con người, buộc người chơi phải vận dụng sự hiểu biết cùng các thao tác trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nó luôn thu hút được sự tham gia của các đối tượng học sinh, hình thành ở học sinh sự hứng thú tích cực và bền vững. Trò chơi học tập là hoạt động sáng tạo, đầy yếu tố mới mẻ, bất ngờ. Trong thực tế, nhiều trò chơi được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia. Bởi lẽ, cả quá trình chơi cùng kết quả vui chơi luôn là ẩn số bất ngờ với tất cả. Trong quá trình tham gia, người chơi luôn thể hiện sự sáng tạo của mình. Trò chơi đối với trẻ em là một hoạt động mang tính tự lực. Trẻ em rất hứng thú với trò chơi vì trong trò chơi có cả phần sáng tạo, trẻ sẽ là người trưởng thành, đang thử sức lực của mình và tự tổ chức công việc của mình.
Trò chơi học tập là hoạt động luôn có quy tắc nhất định buộc người chơi phải tuân thủ. Quy tắc này còn gọi là luật chơi. Luật chơi khiến trò chơi hấp dẫn, bởi nhờ nó có sự bình đẳng giữa những người chơi, tất cả đều phải phục tùng luật chơi, ai vi phạm là tự đánh mất quyền lợi của bản thân mình.
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Thông qua việc tổ chức trò chơi học tập không khí lớp học sẽ sôi nổi hơn, không còn căng thẳng, nặng nề.
- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Qua thời gian tôi đã dạy trên lớp, tôi đã đưa ra một số dạng bài tập như: Cộng trừ các số trong phạm vi 1000 (có nhớ), bảng nhân 6, nhân số có một chữ số với số có một chữ số (có nhớ), giải toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Nhìn chung các em nắm kiến thức còn chưa chắc, khi thực hiện các bài tập dạng này các em còn hay quên: như làm các phép tính có nhớ thì còn hay quên chưa nhớ, hay khi học bảng nhân các em đọc được nhưng khi hỏi về một phép tính nhân bất kì trong bảng thì các em chưa nhớ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]