SKKN Ứng dụng CNTT vào dạy vần mới và rèn kĩ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy Học vần lớp 1
- Mã tài liệu: BM1017 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 967 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Lợi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Lợi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng CNTT vào dạy vần mới và rèn kĩ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy Học vần lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy
2.3.2 Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
2.3.3 Lựa chọn hình ảnh, tài liệu cho bài học
2.3.4 Lựa chọn, thiết kế bài dạy
2.3.5 Ứng dụng CNTT vào dạy vần mới
2.3.6 Rèn kỹ năng luyện đọc hiểu từ ứng dụng
2.3.7 Tìm từ ngoài bài có vần đã học
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1.1
Lí do chọn đề tài
1.2
Mục đích nghiên cứu
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1
Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy
2.3.2
Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
2.3.3
Lựa chọn hình ảnh, tài liệu cho bài học
2.3.4
Lựa chọn, thiết kế bài dạy
2.3.5
Ứng dụng CNTT vào dạy vần mới
2.3.6
Rèn kỹ năng luyện đọc hiểu từ ứng dụng
2.3.7
Tìm từ ngoài bài có vần đã học
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3
Kết luận, kiến nghị.
3.1
Kết luận
3.2
Kiến nghị
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là một môn học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông,…Vì thế mục tiêu của GD&ĐT, nhằm giúp giáo viên phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) một cách mạnh mẽ. Nó có tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự hiểu biết về văn hóa – xã hội ngày càng được nâng cao. Nhận thấy tầm quan trọng, tác dụng to lớn của CNTT Bộ GD & ĐT trong cuộc hội thảo Dự Án phát triển Tiểu học đã khẳng định: “Đã đến lúc việc ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng cần được quan tâm đúng mức hơn”.
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy và học. Cán bộ giáo viên trường Tiểu học Nga Vịnh đang ứng dụng CNTT vào dạy học, công tác quản lí… Giáo viên soạn bài trên máy tính, lưu giữ tài liệu, khai thác thông tin, ra đề kiểm tra, thiết kế bài dạy điện tử, lấy tài liệu trên Internet để áp dụng vào soạn giảng trên máy chiếu để củng cố kiến thức, tạo hình ảnh sinh động, cụ thể cho HS dễ hiểu, nhớ lâu … các em rất thích thú khi học tập.
Đặc biệt với các em lớp 1, là HS đầu cấp đang chuyển sang một giai đoạn mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát ở mẫu giáo sang hoạt động mới là hoạt động học. Tư duy của các em còn đơn giản mang tính trực quan, cụ thể. Sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em còn hạn chế. Làm thế nào để tạo hứng thú trong giờ học, thu hút các em vào hoạt động học tập một cách chủ động, say mê yêu thích giờ học, thích đến trường đến lớp, điều này đã làm tôi trăn trở rất nhiều.
Qua nghiên cứu chương trình lớp 1 tôi thấy môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, chiếm thời lượng rất lớn trong chương trình (10 tiết/tuần). Học tốt môn Tiếng Việt sẽ giúp các em học tốt các môn khác cũng là điều kiện để các em tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Bởi dạy Tiếng Việt là dạy ngôn ngữ để giao tiếp thông qua các hình thức: nghe, nói, đọc, viết. Nếu học xong lớp 1 mà các em không biết đọc, biết viết thì tương lai các em sẽ mù chữ cả đời. Để các em đọc thông, viết thạo thì phần Học vần đóng vai trò rất quan trọng. Các em có học tốt được phần Học vần thì các em mới có thể đọc tốt, viết tốt được đây là chìa khóa để các em chiếm lĩnh nội dung các môn học khác.
Sau nhiều năm dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để tiết Học vần đạt hiệu quả cao đồng thời mang lại hứng thú cho các em trong giờ học. Vì vậy năm học ………..)tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn “Ứng dụng CNTT vào dạy vần mới và rèn kĩ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy Học vần lớp 1” với mong muốn đem lại cho HS những tiết học sinh động, những hình ảnh phong phú, dễ hiểu, gần gũi với HS tạo hứng thú trong giờ học để các em nắm bài tốt. Mở rộng thêm sự hiểu biết về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Giúp các em giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt qua ngôn ngữ giao tiếp.
– Củng cố kiến thức cho bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy phân môn Học vần ở trường Tiểu học hiện nay về đọc vần mới và từ ứng dụng cho các em.
– Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em.
– Đưa một số phương pháp giúp học sinh nghe, nói, đọc, viết tốt hơn.
– Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh lớp 1A của trường Tiểu học Nga Vịnh năm học ………..).
– Dạy Học vần lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc các tài liệu dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp tìm hiểu, điều tra.
– Phương pháp trải nghiệm thực tế.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực hành theo mẫu.
– Phương pháp khảo nghiệm.
– Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu”. Đảng và Nhà nước đưa ra những định hướng, hướng dẫn …cho sự nghiệp giáo dục phát triển phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới.
– Chỉ thị 29/2001/CT-Bộ GD&ĐTcủa Bộ Trưởng Bộ GD&ĐTcũng nêu rõ: “Đối với GD&ĐT CNTT có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện tiến tới một xã hội học tập.”
Nếu như ở bậc Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, múa hát thì đến bậc học Tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Để giúp HS học tập được tốt chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lí HS Tiểu học, đặc biệt là HS đầu cấp.
Ví dụ:
– Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
– Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát.
– Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học:
Ở đầu cấp Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,…Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Từ đặc điểm tâm lí của HS lớp 1 tôi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say mê, yêu thích môn học thích đến trường, lớp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Về phía giáo viên:
– Qua quá trình giảng dạy, dự giờ thăm lớp của các GV trong nhà trường tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết GV chỉ thực hiện trong những tiết thao giảng, thi GV giỏi còn lại các giờ học khác GV đều dạy “chay”. Bởi một tâm lí chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại tốn thời gian.
– Nhiều GV cho rằng dạy Học vần lớp 1 không cần thiết phải ứng dụng CNTT bởi mọi người thường nghĩ: dạy sao miễn HS biết đọc, biết viết là được. Tranh có trong SGK, giải nghĩa từ giáo viên cùng HS giải nghĩa. HS chỉ cần nhận diện đúng mặt chữ để biết đọc, biết viết là được. Vì vậy tiết học thường diễn ra một cách rập khuôn, tẻ nhạt HS ghi nhớ một cách máy móc, nghĩa của từ trôi qua nhanh chóng không đọng lại trong trí nhớ của các em.
– Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn thiếu thốn. Đa phần các nhà trường thường chỉ có 1 bộ máy chiếu, chưa có máy Scan, máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học.
* Về phía học sinh:
Trong những năm giảng dạy ở trường Tiểu học Nga Vịnh cũng như qua khảo sát đầu năm học. Tôi thấy hầu hết các em đều là con em nhà nông kinh tế còn rất khó khăn. Điều kiện để tiếp cận với CNTT còn rất hạn chế. Các em chỉ mới tiếp xúc gián tiếp qua: tivi, đài… Nên sự hiểu biết về CNTT là hoàn toàn xa lạ với các em. Vì vậy qua tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 tôi thấy phần Học vần chiếm rất nhiều thời lượng (103 tiết). Quy trình tiết Học vần thống nhất. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi thiết kế bài giảng điện tử.
* Qua khảo sát tình hình:
Ngay sau khi có Công văn HD của Phòng GD và ĐT Nga Sơn về công tác tuyển sinh đầu tháng 8. Tôi đã cùng các đồng chí trong tổ khối tiến hành khảo sát chất lượng HS theo phiếu của Nhà trường với 2 nội dung: nhận diện mặt chữ cái, tô chữ.
Kết quả khảo sát lớp 1A, năm học ………..như sau:
Sĩ số
24 hs
HS nhận diện mặt chữ cái và tô chữ tốt
HS nhận diện mặt chữ cái và tô chữ đạt yêu cầu
HS nhận diện mặt chữ cái và tô chữ chưa đạt yêu cầu
SL
tỉ lệ
SL
tỉ lệ
SL
tỉ lệ
Cuối tháng 8
1
4,2%
7
29,1%
16
66,7%
Qua khảo sát chất lượng tôi thực sự rất lo lắng bởi tỉ lệ HS chưa đạt yêu cầu rất nhiều. Hầu hết các em đều chưa nhận diện được các mặt chữ cái. Tay cầm bút để tô rất ngượng, không đúng quy định. HS rất rụt rè khi giao tiếp với thầy cô. Vì vậy chất lượng khảo sát đầu năm rất thấp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để tạo được tiết học sinh động, hấp dẫn thu hút được các em đồng thời vẫn đảm bảo đầy đủ được nội dung kiến thức. Tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
2.3.1. Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy:
Đây là tiêu chí quan trọng. Ngay từ khi được Ban giám hiệu phân công dạy học lớp 1. Tôi đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu cần đạt của HS lớp 1 trong môn Tiếng Việt để tìm hiểu lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả nhất.
Về nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 được xác định như sau:
+ Về kĩ năng:
– Nghe: nghe trong hội thoại, nghe hiểu văn bản.
– Nói: nói trong hội thoại, nói thành bài.
– Đọc: đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng một số bài văn vần.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]