SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM1057 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 832 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Văn Kiệt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Võ Văn Kiệt |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu phân loại đối tượng HS để tạo nhóm học tập cho phù hợp
2. Nghiên cứu kĩ nội dung chủ đề luyện nói.
3. Ứng dụng CNTT để tạo không khí thoải mái, tự tin cho HS khi luyện nói.
4. Ứng dụng CNTT để giúp HS quan sát tranh tốt hơn.
5. Sử dụng CNTT để lựa chọn hình ảnh phù hợp thay thế các hình ảnh trong SGK.
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển một cách mạnh mẽ. Nó có tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự hiểu biết về văn hóa – xã hội ngày càng được nâng cao. Nhận thấy tầm quan trọng, tác dụng to lớn của CNTT Bộ GD & ĐT trong cuộc hội thảo Dự Án phát triển Tiểu học đã khẳng định: “Đã đến lúc việc ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nóiriêng cần được quan tâm đúng mức hơn”.
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy và học.Tập thể cán bộ GV Trường Tiểu học Nga Thiện đã bắt tay ngay vào việc ứng dụng CNTT vào dạy học, công tác quản lí…GV tiến hành soạn bài trên máy tính, lưu giữ tài liệu, khai thác thông tin, ra đề kiểm tra, thiết kế bài dạy điện tử, lấy tài liệu trên Internet để áp dụng vào giảng dạy, soạn giảng trên máy chiếu để củng cố kiến thức, tạo hình ảnh sinh động, cụ thể cho HS dễ hiểu, nhớ lâu ..các em rất thích thú khi tham gia những tiết học như vậy.
Đặc biệt với các em lớp 1, là HS đầu cấp đang chuyển sang một giai đoạn mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát ở mẫu giáo sang hoạt động mới là hoạt động học. Tư duy của các em còn đơn giản mang tính trực quan, cụ thể. Sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em còn hạn chế. Làm thế nào để tạo hứng thú trong giờ học, thu hút các em vào hoạt động học tập một cách chủ động, say mê yêu thích giờ học, thích đến trường đến lớp làm tôi trăn trở rất nhiều.
Qua 6 năm dạy lớp 1, qua quá trình tìm hiểu, xác định mục tiêu của dạy Tiếng Việt là dạy giao tiếp thông qua các kĩ năng: nghe-nói-đọc-viết. Mà nhu cầu giao tiếp của con người có ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nghành nghề. Giao tiếp là việc sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc để diễn đạt ý của mình nhằm giúp người khác biết và hiểu những thông tin đến đối tượng cần giao tiếp nhằm diễn đạt thành công trong công việc. Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này. Chúng ta cần sớm rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép, lịch sự, có biểu cảm trong giao tiếp. Không những thế chúng ta cần rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người hay nói trước tập thể đông người. Vậy làm thế nào để học sinh mạnh dạn, tự tin biết diễn đạt lời nói rõ ràng, đủ ý mà thời gian dành cho các em luyện nói chỉ từ 7-10 phút trong tiết 2 của bài Học vần mà trong đó có rất nhiều chủ đề còn xa lạ với các em. Các em không hiểu, không biết về sự vật hiện tượng thì các em sẽ không dám nói hơn nữa tranh ảnh trong SGK nhiều hình còn nhỏ, không rõ ràng… rất khó khăn cho các em trong quá trình quan sát.
Vì vậy để giúp các em hiểu rõ hơn về sự vật, hiện tượng đồng thời thu hút các em tích cực tham gia vào tiết học: mình nghe bạn nói, bạn nói cho mình nghe, tạo cho tiết học sinh động, sôi nổi, giúp các em mạnh dạn, tự tin diễn đạt lời nói rõ ràng đủ ý, dám chia sẻ, dám thể hiện cảm xúc, ý kiến, tỏ rõ quan điểm, thái độ của mình trước bạn bè, thầy cô, trước tập thể… vì thế tôi đã mạnh dạn : “Ứng dụng CTTT vào dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1” nhằm giúp các em có hiểu biết hơn về sự vật, hiện tượng xung quanh các em đồng thời tạo ra những tiết học có hình ảnh, có âm thanh, sinh động…để thu hút các em trong học tập.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm:
– Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng phần luyện nói của học sinh chưa cao.
– Đề xuất, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần luyện nói cho HS lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu:
– HS lớp 1A,1B
– Phần luyện nói trong tiết 2 của bài học vần.
4. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc, nghiên cứu SGK, SGV môn Tiếng Việt lớp 1: Đây là vấn đề then chốt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. GV phải đọc, nắm vững nội dung, mục đích của SGK, tìm kiếm tài liệu tham khảo trong SGV và các tài liệu khác.Từ đó tìm ra PPDH phù hợp với nội dung bài và đối tượng HS của mình.
– Nghiên cứu cách ƯDCNTT vào dạy học: Để bài soạn có cấu trúc chặt chẽ, logic được quy định bởi cấu trúc của bài học giáo viên phải xác định mục tiêu, trọng tâm và kiến thức cơ bản của bài học để làm nổi bật các mối quan hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài.Từ đó xây dựng kịch bản, lấy tư liệu cho các hoạt động: hoạt cảnh (Animation), ảnh chụp (image); âm thanh (audio);và phim vi deo (videoclip). Sau đó, giáo viên lựa chọn phần mềm công cụ và số hoá nội dung tạo hiệu ứng trong các tương tác. Cuối cùng, chỉnh sửa, chạy thử và hoàn thiện nội dung bài dạy.
– Sử dụng PP quan sát: Đây là một phần quan trọng trong phần luyện nói vì nội dung luyện nói đều từ nội dung tranh.Các em biết quan sát sự vật, hiện tượng , cảm nhận và diễn đạt bằng lời nói. Vì vậy khi ƯDCNTT vào phần luyện nói GV cần hướng dẫn các em quan sát có trọng tâm, bám vào đề tài luyện nói.
– Sử dụng PP thảo luận nhóm: Là PP trong đó GV tổ chức đối thoại giữa HS và GV hoặc HS và HS nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề mà môn học đặt ra.
– PP điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để làm tốt SKKN tôi đã trực tiếp dạy, tìm hiểu, nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế của PPDH đang sử dụng. Từ đó tôi khảo sát thực tế qua dự giờ, thăm lớp, qua phiếu điều tra để tìm kiếm những thông tin chính xác định hướng cho PPDH mới mà mình thử nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Song song với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu”. Đảng và Nhà nước đưa ra những định hướng, hướng dẫn …cho sự nghiệp giáo dục phát triển phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong khu vực cũng nước trên thế giới. Trong đó có rất nhiều hướng dẫn về Ứng dụng CNTT trong nhà trường như:
– Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã có định hướng cho phát triển giáo dục. “Tập trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực sự ngang tầm là quốc sách hàng đầu”.
– Nhà nước đã có Nghị định số 64/2007 NĐ – CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và Chỉ thị số 55/2008 CT- BDG ĐT ngày 30 /9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008- 2012.
– Chỉ thị 29/2001/CT- Bộ GD&ĐT của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐTcũng nêu rõ: “Đối với GD&ĐT CNTT có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện tiến tới một xã hội học tập”.
– Theo Thông tư 30/2014/TT/-BGDDT Quy định đánh giá HS Tiểu học: “Học sinh tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp”.
Nếu như ở bậc Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, múa hát thì đến bậc học Tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Để giúp HS học tập được tốt chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lí HS Tiểu học, đặc biệt là HS đầu cấp. Ví dụ:
– Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
– Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát
– Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Ở đầu tuổi Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,… Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Từ đặc điểm tâm lí của HS lớp 1 tôi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say mê, yêu thích môn học, thích đến trường đến lớp.
II. Thực trạng
1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Quá trình giảng dạy, qua việc dự giờ thăm lớp của các GV trong nhà trường tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết GV chỉ thực hiện trong những tiết thao giảng, thi GV giỏi còn lại các giờ học khác GV đều dạy “chay”. Bởi một tâm lí chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại tốn thời gian..
– Nhiều GV cho rằng dạy luyện nói cho HS lớp 1 không cần thiết phải ứng dụng CNTT bởi mọi người thường nghĩ: dạy sao miễn HS biết đọc, biết viết là được vì vậy kĩ năng nói thường chưa được chú trọng như yêu cầu của mục tiêu môn Tiếng Việt, thường tập trung vào một số HS giỏi, những em nhút nhát, yếu kém thường bị bỏ qua.
– Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn nhiều thiếu thốn. Đa phần các nhà trường thường chỉ có 1 bộ máy chiếu, chưa có máy Scan, máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong dạy học.
2. Thực trạng chung của giáo viên và học sinh
+ Đối với học sinh:
– Qua quá trình giảng dạy ở xã Nga Thiện nhiều năm cũng như qua quá trình khảo sát đầu năm học. Tôi thấy các em hầu hết đều là con nhà nông kinh tế còn khó khăn, điều kiện tiếp xúc với CNTT còn hạn chế. Hơn nữa môi trường giao tiếp của các em còn nhỏ hẹp các em thường trả lời cộc lốc. Nhiều em còn nhút nhát sợ nói trước người lạ, trước đám đông nên thường chỉ 1 số em HS giỏi mạnh dạn tham gia còn đại đa số các em thường ngồi nghe và nhắc lại.
– Vốn từ ngữ của trẻ vào lớp 1 còn nghèo nàn, đặc biệt các em vùng nông thôn, miền núi nên diễn đạt ý tứ bằng lời nói rất khó khăn, vất vả, không biết cách diễn đạt hết ý của mình.
+ Đối với giáo viên:
– Giáo viên còn máy móc, khô cứng đã gò học sinh nói theo ý và lời người lớn. theo mô típ có sẵn nên rất đơn diệu và nhàm chán chưa phát huy được tính tự chủ của học sinh.
– Giáo viên chưa tạo được tâm thế và tâm lí tốt cho trẻ khi trình bày phần luyện nói của mình cho nên dẫn đến chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh. Học sinh chưa mạnh dạn thao tác, trao đổi, tranh luận, đánh giá, nhận xét về một đơn vị kiến thức của bài.
– Thời gian dành cho phần luyện nói còn ít. Một số chủ đề còn mới, xa lạ với học sinh vùng nông thôn, vốn hiểu biết về sự vật, hiện tượng còn hạn chế nên các em sẽ gặp khó khăn khi nói về sự vật, hiện tượng đó.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]