SKKN Ứng dụng hiệu quả phương pháp Quan sát để nâng cao chất lượng học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT1043 Copy
Môn: | Tự nhiên và xã hội |
Lớp: | Lớp 1 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 663 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng hiệu quả phương pháp Quan sát để nâng cao chất lượng học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Xác định mục đích quan sát
Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả về đối tượng được quan sát
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp
Ứng dụng hiệu quả phương pháp Quan sát để nâng cao chất lượng học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (Chân trời sáng tạo)
2. Tác giả
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Môn học Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật – hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học như Toán, Tiếng Việt, môn Tự Nhiên và Xã Hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện của con người. Có thể nói môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 là nền móng để các em học tốt các môn có liên quan đến tự nhiên và xã hội ở các lớp cao hơn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của chương trình GDPT 2018 do Bộ ban hành, chương trình giáo dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới nội dung dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nói riêng. Việc áp dụng phương pháp quan sát vào quá trình giảng dạy đã mang đến nhiều chuyển đổi tích cực trong kết quả học tập của học sinh.
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhìn nhận, đánh giá các sự vật, sự việc trong tự nhiên một cách chính xác. Từ chính những trải nghiệm thực tế sẽ giúp các em hiểu rõ và nhớ kiến thức tốt hơn so với các phương pháp giảng dạy truyền thống, Mặt khác, việc tiếp xúc với tranh ảnh, mẫu vật thật cũng giúp học sinh cảm thấy giờ học Tự nhiên và xã hội hấp dẫn, sinh động, từ đó nâng cao tinh thần học tập cho các em. Giáo viên có thể tham khảo các mục hoạt động, khám phá gợi ý trong sách Chân trời sáng tạo phù hợp với thực trạng và điều kiện giảng dạy tại địa phương.
Tuy nhiên môn Tự nhiên và Xã hội chưa được sự quan tâm đúng mức của mọi người. Một số giáo viên và phụ huynh có suy nghĩ rằng môn Tự nhiên và xã hội là “môn phụ” nên bị xem nhẹ. Do vậy, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học môn này. Dẫn đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh cũng hời hợt, hiệu quả giờ học chưa cao. Vì những lý do trên, tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng hiệu quả phương pháp Quan sát để nâng cao chất lượng học tập môn TNXH cho học sinh lớp 1 (Chân trời sáng tạo)”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học…
– Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp quan sát nhằm giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập môn Tự nhiên xã hội lớp 1.
3. Mục đích nghiên cứu.
Biện pháp nhằm học sinh nâng cao hứng thú học tập thông qua việc ứng dụng phương pháp quan sát sinh động, trực quan, từ đó các em tiếp thu bài học một cách nhanh nhất, kích thích tính độc lập chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức, tạo không khí sôi nổi trong giờ học Tự nhiên và Xã hội. Đặc biệt, còn hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản đầu tiên về con người và sức khỏe, các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội xung quanh cuộc sống của các em.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Phương pháp quan sát là hình thức dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong Tự nhiên- xã hội, nhằm tiếp nhận thông tin mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật, hiện tượng đó. Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội giúp học sinh nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, cây cối, một số con vật và các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Sử dụng phương pháp quan sát tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phù hợp quá trình nhận thức học sinh tiểu học, đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm lời giảng kèm theo ví dụ minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn.
Phương pháp quan sát dễ kết hợp các phương pháp khác như phương pháp phân tích giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại,…làm cho bài giảng không nhàm chán. Tuy nhiên sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp khéo léo với các phương pháp và giáo viên phải quản lý tốt lớp học.
Bước 1: Xác định mục đích quan sát
Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát nhằm đạt mục tiêu, kiến thức, kỹ năng nào?
Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát
Khi đã xác định được đối tượng quan sát, tuy theo từng nội dung học tập mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp trình độ học sinh và điều kiện của địa phương.
Đối tượng quan sát có thể là các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên – xã hội hoặc các tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, sơ đồ, …. Diễn tả các sự vật hiện tượng đó. Khi lựa chọn đối tượng quan sát giáo viên nên ưu tiên lựa chọn các vật thật để giúp học sinh hình thành biểu tượng sinh động.
VD1: Bài 4 : Đồ dùng trong nhà (trang 20 Tự nhiên và xã hội 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
Đối tượng quan sát là các đồ vật trong nhà.
Khi không có điều kiện quan sát trực tiếp các sự vật – hiện tượng có thể tổ chức cho học sinh quan sát qua tranh ảnh, mô hình, …
VD2: Bài 16: Cây xung quanh em (trang 68 Tự nhiên và xã hội 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
Đối tượng quan sát là các cây trong vườn trường và cây học sinh mang đến lớp.
VD3: Bài 18: Con vật quanh em (trang 76 Tự nhiên và xã hội 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
Đối tượng quan sát là con vật thật học sinh hoặc giáo viên chuẩn bị. Ngoài ra còn quan sát tranh, ảnh các con vật. Video đặc điểm của con vật.
VD4: Bài 20: Đi đường an toàn (trang 60 Tự nhiên và xã hội 1 bộ sách Chân trời sáng tạo)
Đối tượng quan sát: Tranh ảnh chụp hoặc vẽ các cảnh trên đường đi học có thể gây nguy hiểm hoặc cách tham gia giao thông an toàn được phóng to.
Đối tượng của môn Tự nhiên và Xã hội rất đa dạng, phong phú và gần gũi với học sinh. Vì vậy, bên cạnh tranh ảnh, mẫu vật, mô hình, …. Giáo viên cần sử dụng khung cảnh thiên nhiên xung quanh gia đình, trường học và các hoạt động sống ở địa phương để tạo cơ hội cho các em được quan sát trực tiếp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 102
- 1
- [product_views]
- 5
- 172
- 2
- [product_views]
- 2
- 184
- 3
- [product_views]
- 8
- 129
- 4
- [product_views]
- 0
- 151
- 5
- [product_views]
- 7
- 100
- 6
- [product_views]
- 6
- 160
- 7
- [product_views]
- 7
- 151
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 178
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 193
- 10
- [product_views]