SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 (KNTT)
- Mã tài liệu: HT4035 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | Lớp 4 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 893 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 (KNTT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
1.1. Cơ sở lý luận phương pháp học nhóm
1.2. Điều kiện tổ chức phương pháp học nhóm
1.3. Ứng dụng phương pháp học nhóm
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp
Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
2. Tác giả
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Ở Tiểu học, việc giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học. Việc chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có nhiều ví dụ minh họa sinh động, hệ thống nội dung mạch lạc là điều kiện cần để dạy tốt môn Khoa học lớp 4
Hiện nay, để nâng cao hiệu quả học Khoa học 4 cho học sinh thì việc tổ chức các hoạt động nhóm được xem là biện pháp mang lại hiệu quả cao. Tổ chức học tập, trao đổi theo nhóm là một cách tiếp cận, tương tác và gắn kết các em với nhau. Sự hợp tác giữa các bạn trong nhóm sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong việc tiếp thu kiến thức, bạn học tốt sẽ hỗ trợ cho bạn kém hơn. Ngoài ra, biện pháp này còn tăng cường tính đoàn kết, kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho học sinh.
Với những lý do nêu trên, để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Khoa học đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết. Vì vậy, tôi đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm khi giảng dạy môn học này. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống).”
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4A và lớp 4B – Trường Tiểu học …
– Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4
3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của biện pháp nhằm:
– Tìm hiểu các nguyên nhân vì sao học sinh chưa hứng thú, chưa tích cực học môn Khoa học.
– Tìm ra các giải pháp nhằm giúp học sinh có hứng thú để các em tích cực hơn trong quá trình học tập môn học nói trên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Cơ sở lý luận phương pháp học nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.
Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực. Cụ thể là:
– Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện.
– Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình.
– Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá …).
– Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
– Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập.
– Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định mình trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm.
– Khi dạy học nhóm, giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập.
1.2. Điều kiện tổ chức phương pháp học nhóm
* Muốn hoạt động nhóm đạt kết quả tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của bản thân.
– Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của nhóm (như phát biểu ý kiến, tranh luận …).
– Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau, thoải mái khi phân tích và nói ra những điều mình suy nghĩ.
– Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng với quyết định của cả nhóm.
– Mọi người biết rõ việc cần làm, giúp đỡ lẫn nhau, đều lo lắng tới công việc chung.
– Vai trò của nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên … được thực hiện luân phiên.
Chính vì thế giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ việc tự làm thử thí nghiệm trước khi lên lớp đến cách tổ chức, giao việc để tránh gây lộn xộn hoặc học sinh không nắm bắt được yêu cầu kiến thức của tiết học. Muốn vậy, giáo viên cần chú ý:
+ Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn (chia nhóm nhỏ, lớn).
+ Giao việc cụ thể cho từng nhóm.
+ Phân công nhiệm vụ cho các em.
Trong nhóm thường có các thành phần:
+ Trưởng nhóm: Quản lý chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động.
+ Thư ký nhóm: Ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm sau khi đạt được sự đồng tình của nhóm.
+ Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm.
+ Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm.
Mỗi nhóm chỉ nên có khoảng từ 2 đến 6 em.
1.3. Ứng dụng phương pháp học nhóm
* Ví dụ bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống (trang 5 Khoa học 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Hoạt động 1: Quan sát vật thật
Mục tiêu:
Phát hiện màu, mùi, vị của nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm đem 2 khăn mặt, 2 tờ giấy ăn khô, 1 thìa, nước đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu như đã ghi ở trang 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
+ Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 theo yêu cầu bài 3 (trang 6 Khoa học 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).
Xem thêm:
- SKKN Lồng ghép rèn kĩ năng sống cho học sinh bằng việc thiết kế sáng tạo bài giảng điện tử sinh động môn Khoa học lớp 4 (KNTT) (W+PPT)
- SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4 (KNTT) (W+PPT)
- SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh lớp 4 (KNTT) (W+PPT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]