SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD lớp 8 (KNTT) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT8010 Copy
Môn: | GDCD |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 599 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Thái |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Thái |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD lớp 8 (KNTT) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Các bước tiến hành
1.2. Cách chọn tình huống đóng vai
1.3. Cách phân vai
1.4. Trang phục đóng vai
1.5. Cách đánh giá cho điểm học sinh khi sử dụng phương pháp đóng vai
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng phương pháp đóng vai nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD lớp 8 (KNTT)
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Môn GDCD ở trường trung học cơ sở có vị trí hàng đầu trong định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại.
Trong đổi mới chương trình GDPT 2018, Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng dạy và học bộ môn này như cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, bổ sung thêm tài liệu, trang thiết bị dạy học… tuy nhiên việc nhận thức hoặc đánh giá không đúng về môn GDCD vẫn còn là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trường trung học hiện nay. Nhiều giáo viên dạy qua loa, chiếu lệ còn học sinh thì coi thường môn học cho nên hiện tượng học đối phó, xem nhẹ, ngại học môn Giáo dục công dân đang diễn ra phổ biến.
Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là giáo viên phải dạy như thế nào để học sinh đam mê, tích cực trong việc học tập. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm ở phương pháp dạy của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy bản thân thấy có nhiều phương pháp khai thác được điều đó. Trong đó, đóng vai là một phương pháp tích cực, gây hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả rất rõ rệt.
Nếu biết cách xây dựng và triển khai hoạt động đóng vai trong học môn GDCD 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ tạo hứng thú, say mê học tập cho các em. Các tình huống trong bộ sách mới đều phân chia theo những nhóm chủ đề gần gũi trong cuộc sống, xoay quanh gia đình, nhà trường và xã hội. Qua phương pháp đóng vai, học sinh không chỉ tiếp thu tốt nội dung bài học mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm và đặc biệt trở nên tự tin, mạnh dạn hơn. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp đóng vai nhằm nâng cao hứng thú học tập môn GDCD lớp 8 (KNTT)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường trung học cơ sở …
– Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tổ chức hoạt động đóng vai trong giờ dạy GDCD lớp 8.
3. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra biện pháp đóng vai trong các bài học GDCD 8 giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em sử dụng vốn kiến thức, phát huy được kinh nghiệm sống của bản thân, thể hiện bằng hành động, việc làm, thái độ để phân tích, lí giải, tranh luận, giải quyết các tình huống, các sự kiện thực tế từ đó các em rút ra bài học và khắc sâu kiến thức.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Các bước tiến hành
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài, có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng để rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh và cũng có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tùy theo nội dung và mục đích của bài dạy.
Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả cần tiến hành theo các bước:
Bước 1:
– Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản và phân công nhiệm vụ đóng vai.
– Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong các phần của tiết học thì giáo viên nên đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ đóng vai.
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn.
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá
1.2. Cách chọn tình huống đóng vai
Phương pháp đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành “ làm thử” một cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Trên thực tế lớp 6, lớp 7 đã sử dụng phương pháp này cho nên đến lớp 8 học sinh cũng tương đối thành thạo khi đóng vai. Nhưng ở lớp 8 đòi hỏi việc đóng vai phải nâng cao hơn về mặt kỹ năng, quy mô hơn về tiểu phẩm, đa dạng hơn về nội dung của tình huống để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nội dung của chương trình học. Do vậy cách chọn tình huống cũng rất quan trọng.
Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, tình huống không được quá khó. Nội dung tình huống cần phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, phải có tính khả thi để giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn. Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại. Đặc biệt, giáo viên phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai, nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát.
Trong quá trình học sinh phân công, chuẩn bị vai diễn, giáo viên đi đến từng nhóm kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý kiến của các em, góp ý cho các em để các em chuẩn bị tốt vai diễn của mình. Sau phần diễn của các nhóm nên động viên, khen ngợi, đặc biệt biểu dương những cá nhân xuất sắc, nhóm diễn tốt.
Cách chọn tình huống như sau:
* Cách 1: chọn tình huống có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập, sách tham khảo, bài tập tình huống GDCD, câu chuyện và tình huống pháp luật, đạo đức…
Tình huống này mang tính giáo dục và sư phạm cao, phù hợp với nội dung bài học, gây hứng thú cho các em, tiết kiệm được thời gian sáng tạo ra tình huống.
Ví dụ : Khi dạy đến bài “ Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc” (trang 10 GDCD 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Giáo viên định hướng kịch bản và hướng dẫn các em đóng vai (có thể phân vai, có thể trên tinh thần xung phong)
Có thể dựng kịch bản như sau:
Sân khấu: giả định đây là buổi giao lưu văn hóa thanh thiếu niên giữa các nước
Xem thêm:
- SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập trong bộ môn âm nhạc 6 (Sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn âm nhạc lớp 7 (Bộ sách Kết nối tri thức)
- SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài môn Mỹ Thuật lớp 6 (Sách Kết nối tri thức)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]