SKKN Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0218 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 6924 |
Lượt tải: | 178 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng kế hoạch mở hội nghị phụ huynh, học sinh ở trọ, các chủ trọ chính quyền địa phương cùng ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm để tìm giải pháp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ.
2. Xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và các chủ trọ trong việc đảm bảo an toàn an ninh và quản lý nề nếp học tập sinh hoạt đối với các học sinh ở trọ theo học.
3. Sơ đồ hoá mạng lưới học sinh ở trọ theo đơn vị lớp học, theo đơn vị chủ trọ để giáo viên chủ nhiệm dễ trong quản lý, theo dõi và nắm bắt tình hình các em.
4. Xây dựng các nhóm tự quản đối với học sinh ở trọ.
5. Tổ chức các sân chơi lành mạnh cho các em ở trọ sau các giờ học.
6. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ tập trung vào các nội dung tuyên truyền sức khoẻ giới tính, SKSSVTN cho các em.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường THPT Cát Ngạn nằm trên vùng thượng huyện của huyện Thanh
Chương, địa bàn tuyển sinh rộng, địa hình vùng núi, giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt mùa mưa lũ nước trên hệ thống sông suối đầu nguồn lên nhanh, gây chia cắt nhiều tuyến đường liên xã trong nhiều ngày, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại học tập của học sinh nhà trường.
Để tạo thuận lợi cho việc học tập của con em, trong thời gian gần đây rất nhiều phụ huynh đã thuê các phòng trọ gần trường để các em tiện học tập, sinh hoạt. Đa số học sinh ở trọ là những con em của các đồng bào dân tộc Thái, Khơ- mú, Mông, Đan lai của 2 xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn thuộc vùng tái định cư Bản Vẽ, chiếm 1/4 tổng số học sinh toàn trường.
Có thể nói việc ở trọ giúp các em chủ động hơn trong việc tham gia học tập và sinh hoạt tại trường; rèn luyện tính tự lập, kỹ năng sống, biết chia sẻ khó khăn vất vả với bố mẹ, khả năng thích ứng với môi trường sống mới … Tuy nhiên đây là lần đầu tiên xa rời vòng tay bố mẹ, sống xa gia đình tất cả đối với các em đều mới mẻ, lạ lẫm, trong khi các em còn quá trẻ để tự điều chỉnh và làm chủ được hành vi, cảm xúc, dễ rơi vào trạng thái buồn, chán học do nhớ nhà; hoặc bị lôi cuốn vào các trò chơi tiêu khiển không có điểm dừng qua thiết bị điện thoại, máy tính. Cũng có thể các em bị rủ rê vào các trò chơi bài bạc, rượu chè và các tệ nạn khác…Tất cả những vấn đề đó không chỉ ảnh hưởng đến nề nếp học tập, chất lượng học tập trên lớp mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, vấn đề trật tự an ninh trên địa bàn các khu nhà trọ. Để nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường thì việc giáo dục, giúp đỡ số học sinh ở trọ là việc làm rất cần thiết và thường xuyên. Từ thực tiễn và kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn” để nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế đã nêu, từng bước giúp các em học sinh sống xa gia đình có đời sống tinh thần lành mạnh, yên tâm học tập.
Vẫn biết rằng trong giáo dục không có biện pháp nào là đa năng, nhưng với cách tiếp cận mới, mang tính khác biệt của một trường không phải là miền núi cao nhưng có nhiều con em đồng bào ở trọ theo học hy vọng đề tài sẽ có đóng góp nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu.
Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn.
Phạm vi thời gian: Đề tài này thực hiện suốt trong 3 năm học từ 2019- 2021.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh THPT ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn.
- Giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, đưa ra giải pháp phối hợp, quản lý giáo dục các em ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn nhằm tạo cho các em có ý thực học tập tốt không chỉ trên lớp mà cả việc tự học, tự rèn luyện khi các em ở trọ sống xa gia đình..
- Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để định hướng giáo dục cho các em học sinh có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, có sức khỏe tốt, có ý chí vươn lên trong học tập.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
- Phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động
- Phương pháp so sánh trước và sau khi tác động vào việc triển khai các giải pháp giáo dục kĩ năng sống.
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin
- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Từ những nhận định ban đầu, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích thực trạng về thuận lợi, khó khăn học sinh ở trọ gặp phải.
- Xây dựng các hoạt động phối hợp quản lý giáo dục đối với học sinh ở trọ.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm đề tài trong các năm học: 2018- 2019, 2019-2020, 2020-2021.
- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Bảng tiến độ thực hiện công việc:
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Từ 15/9/2021 đến 15/10/2021 |
|
– Bản đề cương . |
2 | Từ 15/10/2021 đến 15/11/2021 |
|
|
3 | Từ 15/11/2021 đến 15/1/2022 | Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, đề xuất biện pháp |
|
– Áp dụng thử nghiệm | lớp | ||
4 | Từ 15/1/2022 đến 15/2/2022 | Viết Sáng kiến kinh nghiệm | – Bản nháp Sáng kiến kinh nghiệm |
5 | Từ 15/2/2022 đến 25/4/2022 | Hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm | – Bản Sáng kiến kinh
nghiệm chính thức |
- PHẦN NỘI DUNG.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỰC TIỄN.
- Cơ sở lý luận.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục toàn diện cho con người càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, yêu cầu hội nhập nền kinh tế tri thức của nhân loại càng đưa giáo dục lên tầm cao mới, nhiệm vụ mới, đó là, đào tạo ra sản phẩm là những con người vừa hồng, vừa chuyên, năng động, sáng tạo, có trình độ tri thức và trình độ đạo đức cũng như năng lực thực tiễn cao, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển”. (Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011).
Đảng ta và Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, là cánh tay đắc lực trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Lứa tuổi vị thành niên sẽ là những những người tiếp lửa, là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong mỗi gia đình các em có vai trò quan trọng, là lực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để đảm bảo đời sống cho các thành viên trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình. Vì vậy, nếu được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp các em có thể có một sức sống và một ý chí để học tập, lao động.
Vị thành niên là giai đoạn phát triển, chuyển tiếp từ giai đoạn ấu thơ đến tuổi trưởng thành, ở cả nam giới và nữ giới. Đây là một giai đoạn cực kì quan trọng diễn ra đối với cuộc đời mỗi con người. Về mặt sinh lý, vị thành niên là giai đoạn đang lớn, dậy thì và có sự trưởng thành về tình dục. Về mặt tâm lý xã hội, vị thành niên là lứa tuổi có những diễn biến nội tâm phức tạp, muốn được coi là người lớn, muốn tự khẳng định mình. Đây là giai đoạn hết sức khó khăn trong quá trình nhận thức của các em. Cái gì tốt? Cái gì xấu? Việc gì nên làm, việc gì nên tránh? Trong đời sống tâm lý của các em có thể nảy sinh mâu thuẩn giữa nhu cầu muốn khám phá chính bản thân mình cũng như bạn bè khác giới.
Học sinh THPT lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi, đây là lứa tuổi hình thành tính cách và luôn muốn tự khẳng định mình, các em có nhiều diễn biến tâm lý phức tạp. Các em vừa hết cấp học THCS và bước vào một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, ở đó có bạn mới thầy cô mới, xa gia đình. Bước vào một môi trường mới xa gia đình phải ở trọ để theo học, bản thân các em phải tự lập hoàn toàn từ ăn uống sinh hoạt đến ngủ nghỉ, học tập. Nên việc định phướng phối hợp quản lý, giáo dục các em là một vấn đề cần được quan tâm không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội.
- Cơ sở thực tiễn.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh các cấp phổ thông, đặc biệt là các em
học sinh ở trọ càng trở nên cấp bách trước xu thế mở cửa, hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường. Hiện nay, mặt trái của quá trình này đang tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh – thiếu niên. Tình trạng thanh – thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng và có chiều hướng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các tệ nạn xã hội, tình trạng bạo lực, lối sống buông thả,… đang xâm nhập vào học đường với số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng đã gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, người làm công tác giáo dục và cả xã hội. Qua đó cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trên cả nước nói chung và trên địa bàn trường đóng nói riêng.
Trong xã hội số hiện nay, việc phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội để giáo dục các em là một thành tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách thói quen cho một thế hệ trẻ. Các em ở xa trường hàng chục km theo học phải ở trọ để thuận tiện trong việc học tập là một điều đáng trân trọng song còn đó nhiều lo âu của nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh. Một số tệ nạn đã xâm nhập vào các nhà trọ như nghiện gêm, rượu chè, gây rối … đây là những vấn đề phát sinh tại các khu nhà trọ cần phải được quan tâm phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể các chủ nhà trọ để từ đó giáo dục uốn nắn các em hình thành thói quen và nhân cách của mình.
Trong những năm học vừa qua, trường THPT Cát Ngạn đã đón nhiều học sinh từ nhiều vùng miền khác nhau về theo học tại trường. Do đó nhu cầu ở trọ để theo học ngày càng tăng cao, nhiều khu nhà trọ của các hộ dân xung quanh trường đã hình thành. Việc phối hợp để giáo dục các em là vấn đề cấp thiết. Từ đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bản thân và đạt kết quả cao trong học tập. Mặt khác các em ở trọ theo học số ít là các em ngoài vùng tuyển sinh, số còn lại chủ yếu là các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng tái định cư khu vực Bản Vẽ gồm hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, phong tục tập quán lối sống của các em khác so với vùng xuôi nên việc ở trọ lại theo học cũng có nhiều phát sinh và khó quản lý. Vì vậy việc quản lý giáo dục các em là một vấn đề mà chúng tôi luôn quan tâm hiện nay.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]