SKKN Vai trò của người đứng đầu trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0243 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 752 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vai trò của người đứng đầu trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc dạy học trực tuyến.
2. Nâng cao kĩ thuật dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh.
3. Tranh thủ nguồn lực của xã hội, vận động ủng hộ học sinh khó khăn về phương tiện học tập.
4. Xây dựng nội quy, quy định khi học trực tuyến.
5. Nắm bắt kịp thời tình hình sức khỏe của CBGV, học sinh tổ chức dạy học chủ động, linh hoạt, thích ứng an toàn với tình hình dịch Covid-19.
6. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
7. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “Nghề giáo là nghề cao quý trong tất cả các nghề cao quý”, ở bất cứ thời đại nào, thời điểm nào thì giáo dục luôn được quan tâm và chú trọng. Bác Hồ đã từng nói “Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Điều đó càng minh chứng rõ nét hơn trong sự nghiệp giáo dục của nước ta. Muốn phát triển được Đất nước thì phải thông qua giáo dục để tạo ra được lực lượng lao động có trình độ, kĩ năng, đạo đức, có đủ khả năng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia với nhiều biến chủng diễn biến hết sức phức tạp và chưa biết hồi kết. Ở Việt Nam cũng vậy, đại dịch covid-19 đã, đang và có thể sẽ còn gây ra nhiều khó khăn hơn nữa về mọi mặt, trong đó ngành giáo dục chịu ảnh hưởng không nhỏ. Giáo viên, học sinh ở nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách do bệnh dịch nên không thể đến trường, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học cũng như các hoạt động ngoại khóa để giúp các em hoàn thiện hơn cả về học vấn lẫn kĩ năng, đạo đức và lối sống. Vì vậy, việc thay đổi hình thức dạy học từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến là một sự lựa chọn phù hợp trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất lại là vấn đề khiến cán bộ quản lý các cấp của ngành giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh cũng như toàn xã hội hết sức quan tâm lo lắng.
Cũng như học sinh trên cả nước, trong hai năm qua đã có nhiều đợt thầy và trò Trường THPT Đô Lương 3 phải nghỉ dạy học trực tiếp tại trường để phòng chống dịch Covid – 19. Thực hiện chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học”, để việc tiếp thu kiến thức của các em không bị gián đoạn, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên triển khai một số hình thức dạy học như: giao bài tập; thảo luận qua zalo, messeger; quay phát video; dạy học trực tuyến qua phần mềm zoom, hệ thống nền tảng học và thi trực tuyến…..
Mặc dầu bước đầu khi thực hiện tổ chức dạy học trực tuyến có nhiều bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn, chất lượng không cao. Nhưng qua một thời gian nghiên cứu và tiến hành nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến, chúng tôi đã khẳng định được những biện pháp của mình có thể giúp việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao, quá trình dạy học có thể diễn ra bình thường khi chuyển nhanh trạng thái từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến, không bị động trước diễn biến của dịch. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An”.
- Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp giúp cho giáo viên và học sinh có thể chủ động trong quá trình dạy học khi chuyển từ trạng thái dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến trước mọi tình huống xảy ra. Chất lượng dạy học khi học trực tuyến vẫn đảm bảo như khi học trực tiếp, công việc của thầy cô không bị gián đoạn, quá trình tiếp thu kiến thức của các em được liên tục. Hệ thống giáo dục của nhà trường hoạt động bình thường, linh hoạt trước mọi diễn biến của dịch bệnh và thiên tai có thể xảy ra.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
– Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý hoạt động dạy và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong giai đoạn hiện nay.
– Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động dạy học trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khả năng hiệu quả khi tổ chức dạy học trực tuyến ở Trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An.
– Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến ở trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An nhằm đảm bảo hoạt động dạy học được diễn ra bình thường, liên tục trong điều kiện dịch bệnh phức tạp hoặc lũ lụt, … học sinh không thể đến trường.
- Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.
4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
– Đối tượng: Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao hoạt động dạy học trực tuyến trong điều kiện dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều thời điểm học sinh phải tạm dừng đến trường để phòng chống dịch bệnh.
– Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An
4.2. Thời gian nghiên cứu.
– Từ tháng 8/2021.
- Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện dạy học trực tuyến ở trường THPT Đô lương 3.
5.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
5.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, bằng mạng xã hội đối với đề tài.
5.2.4. Phương pháp thống kê.
- Tính mới của đề tài.
– Đề tài khẳng định, làm nổi bật tầm quan trọng sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường, cũng như sự phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến.
– Trước tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp, nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh sẽ đồng tình, tích cực, chủ động hơn trong việc chuyển nhanh trạng thái từ dạy trực tiếp sang dạy trực tiếp, quản lý và dạy học trực tuyến hiệu quả hơn..
– Hình thành nhân cách, tinh thần tự giác, tích cực học tập và sự ứng biến linh hoạt có hiệu quả khi chuyển qua hình thức học trực tuyến trước tình hình dịch bệnh hoặc thiên tai của học sinh trong thời kì công nghệ 4.0.
– Đề tài được áp dụng có hiệu quả tại Trường THPT Đô Lương 3 và có khả năng áp dụng được ở các nhà trường khác, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận.
1.1. Khái niệm về hoạt động dạy học
Theo Phạm Minh Hạc “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân”.
Có thể khẳng định rằng hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Do đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp học sinh lĩnh hội tri thức của loài người.
Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh.
Do vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
1.2. Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học
1.2.1. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.
Tóm lại: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.
Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý các hoạt động trong nhà trường mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học.
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp của nhà trường đều hướng vào hoạt động trung tâm đó. Vì vậy, trọng tâm của việc quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục. Đó chính là quản lý hoạt động lao động sư phạm của người thầy và hoạt động học tập, rèn luyện của trò mà nó được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học.
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học tập, kết quả dạy học.
1.3. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
1.3.1. Quản lý kế hoạch dạy học của nhà trường
Trong bối cảnh đổi mới GDPT của nước ta hiện nay, phát triển chương trình nhà trường là một hoạt động rất cần thiết. Trên cơ sở chương trình quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành, Sở GD&ĐT các tỉnh sẽ xây chỉ đạo xây dựng chương trình địa phương để từ đó các trường THPT sẽ xây dựng nên chương trình nhà trường thực sự phù hợp với đặc điểm tình hình, các điều kiện thực tế cụ thể của trường mình. Một trong những nội dung quan trọng của phát triển chương trình nhà trường đó là quản lý kế hoạch dạy học trường THPT. Việc quản lý kế hoạch dạy học của nhà trường bao gồm: Xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học.
– Xây dựng kế hoạch dạy học trong trường THPT
– Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch dạy học trong trường THPT
– Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học trong trường THPT
– Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học trong trường THPT
Tóm lại, quản lý kế hoạch dạy học của nhà trường là hoạt động rất cần thiết. Quản lý một quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trong quá trình chỉ đạo dạy học, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải hiểu hết nội dung, yêu cầu cần quản lý để đưa ra những quyết định quản lý vừa mang tính nghiêm chỉnh, chính xác, nhưng lại vừa mềm dẻo linh hoạt để kế hoạch, hoạt động dạy của tổ, nhóm chuyên môn vào nề nếp kỷ cương nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo khoa học của đội ngũ quản lý cấp tổ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
1.3.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc thực hiện trương trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,…
– Quản lý việc thực hiện chương trình
– Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]