SKKN Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao hiệu quả quá trình hình thành kiến thức mới môn Toán 7 (KNTT) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT7045 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 754 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Thọ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao hiệu quả quá trình hình thành kiến thức mới môn Toán 7 (KNTT) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Hướng dẫn học sinh thực hiện kỹ thuật mảnh ghép theo các bước:
– Quan sát để tập cách hoạt động khi thực hiện kỹ thuật mảnh ghép.
– Biết phối hợp tốt trong nhóm để hoạt động của nhóm có hiệu quả.
– Tự đưa ra một vài vấn đề để có thể huy động được nhiều nhất các bạn trong nhóm, trong lớp tham gia dưới hình thức sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.
– Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một chủ đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm các học sinh sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh, rèn luyện cho học sinh tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.
– Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề mà giáo viên nêu ra.
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao hiệu quả quá trình hình thành kiến thức mới môn Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Môn toán lớp 7 là một trong những bộ môn cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng để các em có cơ sở để tiếp tục học nâng cao ở các khối lớp sau này. Tuy nhiên, do chương trình trình Toán 7 có khối lượng toán đại số và hình học có nhiều dạng bài phức tạp, kiến thức mới nâng cao khiến nhiều em bỡ ngỡ và chưa thích nghi kịp.
Ngoài ra, hiện nay nhiều học sinh vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học chủ động tự tìm tòi dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới còn hạn chế. Một số giáo viên vẫn còn dạy học nặng về truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi qua lại với học sinh, cũng như giữa các học sinh với nhau nên không đảm bảo được các em có thật sự nắm được kiến thức mới hay chưa. Trong khi đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới chương trình GDPT đã yêu cầu giáo viên cần lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy thích hợp để học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học một cách sâu sắc và dễ dàng.
“Kỹ thuật mảnh ghép” là một trong những phương pháp dạy học sáng tạo, đổi mới, mang lại nhiều kết quả tích cực. Đây là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” sẽ giúp học sinh chủ động tham gia xây dựng bài mới, tích cực tiếp thu kiến thức mới một cách say mê, hứng thú. Đồng thời, biện pháp còn nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, đồng thời rèn luyện cho học sinh phát huy năng lực của bản thân, tăng cường hiệu quả học tập vừa phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp với các bạn và giáo viên, tạo không khí lớp học thân thiện và hợp tác từ đó nâng cao chất lượng học toán. Bên cạnh đó, việc sử dụng Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có những thay đổi, bổ sung kiến thức phù hợp với tình hình và điều kiện giảng dạy hiện nay giúp học sinh dễ dàng hệ thống nội dung, tiếp thu hiệu quả đơn vị kiến thức mới.
Để góp phần vào việc tìm tòi, vận dụng phương pháp giảng dạy bộ môn Toán vào nhà trường có hiệu quả tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao hiệu quả quá trình hình thành kiến thức mới môn Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: “Kỹ thuật dạy học Mảnh ghép” trong dạy – học bộ môn toán lớp 7.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 7 trường THCS…
3. Mục đích nghiên cứu.
Ứng dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép vào dạy Toán lớp 7 nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hình thành kiến thức mới cho học sinh. Đồng thời, tạo hứng thú, say mê học tập môn Toán cho các em, giúp học sinh không còn sợ hãi, chán nản trong mỗi tiết học mà chủ động, tích cực tiếp thu xây dựng bài.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
Khi giảng dạy nội dung xây dựng đơn vị kiến mới thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cùng hướng chung một mục tiêu là hình thành cho học sinh khái niệm mới, kiến thức mới. Với bộ môn toán thì việc xây dựng và hình thành những kiến thức mới là rất quan trọng, vì đó là những “viên gạch nhỏ”, riêng lẻ để xây dựng nên những “tòa tháp cao chọc trời” của hệ thống tri thức nhân loại. Để đạt được mục tiêu của bài dạy thì cách thức tổ chức các hoạt động tiếp cận kiến thức của người thầy có vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của tiết dạy cũng như tạo cho học sinh thói quen luôn tích cực và năng động, chủ động trong học tập. Với việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào giảng dạy các bài hình thành kiến thức mới tôi nhận thấy giờ dạy nhẹ nhàng hơn đối với cả thầy và trò, không khí giờ học sôi nổi, hợp tác, đoàn kết cao, từ đó mang lại hiệu quả của giờ dạy và chất lượng dần được nâng lên, học sinh dần nâng khả năng học tập hợp tác nhóm và kỹ năng học tập độc lập, đồng thời các em thấy được bản thân cũng góp một vai trò không nhỏ trong kết quả của nhóm của lớp trong tiết dạy.
Ví dụ 1. Khi tiến hành sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy bài hình học: “Tổng các góc trong một tam giác ? ” (trang 60 Toán 7 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Mục tiêu của bài:
– Về kiến thức: Biết được trong một tam giác bất kỳ thì tổng số đo ba góc của nó luôn bằng 1800.
– Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đo đạc, tính toán, kỹ năng hợp tác nhóm và kỹ năng trình bày ý kiến của cá nhân.
– Về tư duy, thái độ: Rèn tính cẩn thận trong khi đo các góc và cộng số đo các góc của tam giác; phát triển tư duy toán học như tổng quát hoá.
- Tiến hành thực hiện kỹ thuật các mảnh ghép trong phần 1 của bài: Tổng các góc trong một tam giác.
Tôi đã thực hiện như sau:
– Chia lớp thành 6 nhóm ( trong đó có đủ các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu đã được chọn trước ), mỗi nhóm 6 học sinh
– Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập với nội dung sau:
Phiếu số 1. Cho tam giác MNP. Hãy dùng thước đo ba góc của tam giác đó. (HĐ 1 trang 60 Toán 7 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
MNP = …..
Phiếu số 2. Cho tam giác MNP. Hãy dùng thước đo ba góc của tam giác đó. (HĐ 1 trang 60 Toán 7 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
NMP = …..
Xem thêm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 3
- 183
- 1
- [product_views]
- 4
- 154
- 2
- [product_views]
- 1
- 191
- 3
- [product_views]
- 4
- 150
- 6
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 105
- 7
- [product_views]
300.000 ₫
- 8
- 102
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 3
- 145
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 0
- 166
- 10
- [product_views]