SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)

Giá:
200.000
Môn: Tiếng Việt
Lớp: Lớp 1
Bộ sách: Kết nối tri thức
Lượt xem: 925
Lượt tải: 5
Số trang: 25
Tác giả: Bùi Thị Kim
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Chu Văn An
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 25
Tác giả: Bùi Thị Kim
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Chu Văn An
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Biện pháp 1: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp
Biện pháp 2: Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Biện pháp 3: Giáo viên kể mẫu đóng vai trò quan trọng
Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ nói theo tranh
Biện pháp 5: Khích lệ, động viên kịp thời giúp học sinh tự tin
Biện pháp 6: Rèn kỹ năng nghe, kể, nhận xét
Biện pháp 7: Giúp học sinh kể chuyện sáng tạo
Biện pháp 8: Lồng ghép phân môn kể chuyện với các phân môn khác
Biện pháp 9: Phối hợp với phụ huynh học sinh “ cô và mẹ là hai cô giáo”

Mô tả sản phẩm

1.1. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết “ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn học có ý nghĩa rất quan trọng, bởi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Nếu như các em không biết đọc thông, viết thạo thì các môn học khác các em sẽ không thể học được. Phân môn kể chuyện là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt 1 có nhiệm vụ: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mỹ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt cho các em. Vì vậy kể chuyện là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Học tốt kể chuyện không những giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghe – nói (kể) mà còn tạo điều kiện cho học sinh tự tin để học tốt các môn học khác và giúp các em tự nhiên hơn trong giao tiếp.

Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi còn thấy có một số điều tồn tại và vướng mắc trong phân môn kể chuyện. Học sinh nhìn chung còn ít học và việc chuẩn bị trước cũng chưa được chu đáo, chỉ nhìn bài qua loa, chiếu lệ, chưa biết cách kể. Đến lớp, nhiều em chưa phát huy tốt vai trò của cá nhân trong quá trình kể chuyện, nhất là kể cho nhau trong nhóm (vì kể cho nhau nghe trong nhóm yêu cầu  tính tự giác là chủ yếu). Trong khi bạn bè kể thì một số em còn chưa có ý thức theo dõi, quá trình học tập của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số em khác. Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy, tôi đã suy nghĩ, trăn trở để tìm ra nhiều phương pháp tối ưu nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc truyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài  “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện theo bộ sách Kết Nối Tri Thức ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 1. 

1.2. Mục đích nghiên cứu

 Nhằm nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 1 ở trường …. Giúp các em hình thành nhân cách, hình thành những kỹ năng cơ bản ban đầu về đức, trí, thể, mĩ,…và cho cả sự phát triển các kỹ năng giao tiếp, giúp các em tiếp tục học tốt phân môn này ở các lớp trên. 

1.3. Đối tượng nghiên cứu

– Học sinh lớp 1B trường … năm học ………..: gồm 27 em, trong đó: nữ 11 em, nam 16 em.

– Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện lớp 1.

 1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp thực nghiệm: Tôi chọn lớp 1B (do tôi chủ nhiệm) có tổng số học sinh 27 em, tôi chia lớp thành 2 đối tượng có chất lượng học tập ngang  nhau. Lớp đối chứng 10 em lớp thực nghiệm 17 em.

+ Lớp đối chứng: Dạy học và kiểm tra trình độ theo phương pháp truyền thống.

+ Lớp thực nghiệm: Dạy học, kiểm tra theo trình độ chuẩn. Dạy học dựa trên hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới đánh giá và sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học.

  1. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận

Quá trình dạy học là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp, tinh tế nhiều mặt và độc đáo. Đối với phân môn Kể chuyện thì đặc điểm này được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc. Vì mục tiêu của phân môn Kể chuyện là giúp học sinh phát triển các kỹ năng nghe, nói; mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới cho trẻ.

Các câu chuyện luôn có nội dung phong phú và hấp dẫn vì thế, truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn của trẻ , tâm hồn trẻ sẽ nghèo nàn đi biết bao nhiêu khi trẻ không được tiếp xúc với truyện, đặc biệt là kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, các câu chuyện cổ dân gian trong sáng và sinh động. Suốt những năm ở Tiểu học nếu các em được nghe và kể chuyện đầy đủ thì chương trình kể chuyện góp phần cho tâm hồn các em giàu có thêm bằng biết bao nhiêu chuyện bổ ích và lý thú, những hình tượng quen thuộc của truyện sẽ trở thành vốn văn học tích lũy kho tàng kiến thức cho các em.              

Đó là những ngôn ngữ đầu tiên giúp học sinh phát triển tư duy tưởng tượng. Mặt khác nhiều từ ngữ ban đầu thực ra chỉ xuất hiện trong truyện cổ mà chỉ có trong truyện cổ các em khi tiếp xúc với truyện kể sẽ không quên những từ ngữ đó. Khi tập kể chuyện lại các em học sinh sẽ có điều kiện sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để kể lại truyện. Nhờ đó cùng với tư duy cũng phát triển.       

 Như vậy nhiệm vụ của giáo dục, giáo dưỡng của phân môn Kể chuyện lại trở nên đa dạng phong phú. Dạy tốt tiết Kể chuyện giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển năng khiếu ở nhiều học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau . Đó cũng là một mặt trong việc xây dựng nhân cách con người mới, con người của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.                           

2.2. Thực trạng 

2.2.1. Thuận lợi

 Là trường … vùng miền núi thuộc huyện nghèo có cả HS con cán bộ, công nhân cũng có HS con nông thôn. Hầu như tất cả các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và giáo dục của con em mình.

Năm học ……….., tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1B. Với tổng số là 27 học sinh. Tất cả các em đều cùng độ tuổi và đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em đã nhận biết được 29 chữ cái. 

Nhìn chung tất cả các em đều chăm ngoan thích học tập và vui chơi. Qua tìm hiểu tôi được biết, các em rất thích học môn kể chuyện, hình như hàng giờ, hàng tuần lúc nào các em cũng mong ngóng để đến giờ kể chuyện. Đặc biệt trong giờ kể chuyện các em thích nghe cô kể hơn là thích nghe cô đọc lại văn bản truyện.  Song vẫn còn số ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy và hấp dẫn, biết nhập vai nhân vật trong truyện để kể lại. Hơn nữa qua mỗi bài lại có thêm phần luyện nói (nó bổ trợ một phần lớn cho phân môn kể chuyện).

2.2.2. Khó khăn 

 Bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp nhưng cũng chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và khám phá hết được điểm mạnh, điểm yếu, điểm còn  hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy bản thân còn rất nhiều vướng mắc khi dạy kể chuyện như khi chuẩn bị bài hầu như giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên. Chính vì thế mà bài dạy trên lớp còn mang tính áp đặt, đơn điệu chưa phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh  nắm nội dung truyện còn chàng màng, máy móc… coi môn kể chuyện chỉ là giải trí cho các em, các môn học khác quan trọng hơn.

Do đó sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo dẫn đến tiết dạy, giờ học chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa nhiều giáo viên rất ngại dạy tiết kể chuyện, nhất là đợt thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khâu kể chuyện không hấp dẫn,ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy mạch lạc và kỹ năng nói còn kém, làm sao để có cách kể hay cho học sinh nghe và nhớ được truyện, sau đó sẽ luyện tập thế nào cho học sinh kể lại từng đoạn truyện một cách tự nhiên. Đó cũng là những băn khoăn của tôi và nhiều giáo viên đang đứng lớp hiện nay.

–  Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chưa tự tin tham gia các hoạt động học tập,nhút nhát thu mình ngại tham gia. 

 – Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống. Nếu được gọi kể chuyện thì các em chỉ kể theo gợi ý của truyện sau mỗi tranh, các em chưa biết liên kết được các bức tranh để được một đoạn truyện. 

 –  Lí do là các em chưa kịp nắm được nội dung truyện khi nghe kể và kỹ năng nói (diễn đạt) còn kém, mặc dù sau mỗi bài học vần và bài tập đọc các em đã được rèn kỹ năng nói)… Nếu có sự đầu tư hơn về rèn luyện kỹ năng kể của giáo viên và tập luyện cho học sinh, chắc chắn rằng các em sẽ có kỹ năng kể tốt hơn.

2.2.3. Khảo sát chất lượng:

 Tôi đã tiến hành theo dõi và khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm như sau:

Tổng số học sinh Kể chuyện hay

(có năng khiếu)

Biết kể đúng nội dung chuyện Chưa biết kể
27 Số  lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
2   7,4 19  70,4 6   22,2

2.3. Các biện pháp 

Đứng trước thực trạng lớp như vậy tôi trăn trở và tìm ra một số biện pháp thực hiện như sau:

Biện pháp 1: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp

Ngoài việc chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo thì giáo viên còn phải nghiên cứu và nắm vững nội dung của truyện (đọc kỹ văn bản để nhớ và hiểu truyện). Một trong những yếu tố quan trọng nữa giúp cho giờ học thành công là chuẩn bị đồ dùng (trang phục, diễn kịch, sắm vai,…). 

Ví dụ: Truyện: Kiến và Dế mèn[1] (bài 3 trang 73 sách tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống);  Chó sói và Cừu non  [1] (bài 3 trang 63 sách tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống)

 

– Tôi đã sử dụng tranh minh hoạ trong bộ đồ dùng của phân môn kể chuyện giúp học sinh cả lớp cùng quan sát, gây hứng thú cao trong giờ học và học sinh dễ nhớ ngay từ lần đầu.

– Về trang phục để gây hứng thú cho học sinh tôi có thể chuẩn bị như:

+ Vai Khỉ: Mặt nạ kiến

+ Vai Rùa: Mặt nạ dế mèn

+ Vai Sói: Mặt nạ sói

+ Vai Cừu: Mặt nạ cừu

Khi kể giáo viên có thể sử dụng trang phục, đạo cụ hoặc khi học sinh nhập vai nhân vật các em sẽ hoá trang bằng các trang phục đó.

Như vậy: Sự chuẩn bị kĩ về nội dung truyện và chuẩn bị chu đáo về đồ dùng của giáo viên đã kích thích, gây hứng thú cao cho cả học sinh và giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy. 

Biện pháp 2:  Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp:

Học sinh muốn nhớ được nội dung truyện nhanh thì trước khi đến lớp các em nên quan sát kỹ nội dung từng tranh để phỏng đoán nội dung của truyện.

Ví dụ 1: Gà nâu và vịt xám (bài 3 trang 83 sách tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống).

Khi học đến truyện này ở nhà học sinh quan sát kỹ nội dung từng tranh minh họa nội dung câu truyện như: 

 – Tranh 1: Gà nâu và Vịt xám đang đi kiếm ăn cùng nhau

 – Tranh 2: Gà nâu và Vịt xám gặp một bờ sông nhưng chỉ có vịt là bơi qua được.

 – Tranh 3: Vịt đã tình nguyện cõng gà trên lưng và cùng bơi qua sông.

 – Tranh 4: Thương vịt vất quả, Gà đã phụ Vịt ấp trứng .

  Sau khi quan sát tranh và phỏng đoán được như vậy thì đến lớp khi nghe cô giáo kể chuyện thì học sinh dễ nhớ và nhớ nhanh nội dung câu chuyện.

Ví dụ 2: Truyện  Búp bê và Dế mèn (bài 3 trang 23 sách tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống).

Khi học đến truyện “ Búp bê và dế mèn”, trước hết, tôi cho học sinh quan sát tranh để gây hứng thú học tập cho các em, sau đó yêu cầu các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau mỗi tranh trước để có thể phỏng đoán nội dung câu chuyện ở từng tranh  như: 

– Búp bê đang làm gì? 

– Dế mèn làm gì cho Búp bê?

Học sinh có sự chuẩn bị trước khi  nghe cô giáo kể chuyện thì tiếp thu rất nhanh và nhớ nội dung câu chuyện ngay ở lớp và thể hiện kể trước lớp rất tự nhiên và nhập vai rất tốt, còn đối với những học sinh không có sự chuẩn bị trước thì đến lớp việc nhớ nội dung câu chuyện chậm hơn chính vì thế mà việc nhập vai của các nhân vật cũng chậm hơn.

Biện pháp 3: Giáo viên kể mẫu đóng vai trò quan trọng

Tiết kể chuyện có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên kể mẫu, khi kể mẫu giáo viên cần đặt câu hỏi liên quan đến tình huống mở làm cho học sinh bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của câu truyện. Sự kết hợp giữa giọng điệu và cử chỉ, sử dụng từ ngữ có chọn lọc giúp cho các em có cảm giác như các nhân vật trong truyện là có thật đang hiện lên thật sinh động trong từng ngôn từ và sống động trong từng cử chỉ điệu bộ của cô.

Ví dụ: Truyện: Chuột nhà và Chuột đồng (bài 3 trang 83 sách tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống)

Ở tranh 2 khi kể lời của Chuột nhà thì giáo viên kể với giọng hoảng hốt, gấp gáp và sợ sệt…qua câu nói như: “ Một con mèo đang rượt theo tớ!”. Đến đây giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở: Theo các em Chuột nhà có trốn thoát được không? Để học sinh phán đoán gây sự chú ý tò mò và suy nghĩ. 

Muốn làm được như vậy thì người giáo viên phải thuộc truyện và tập kể trước khi lên lớp để việc kể mẫu của cô thật sự gây ấn tượng cho các em vì như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 thuộc và nhớ được truyện chủ yếu khi nghe lời kể của cô trên lớp (giáo viên kể lần 1, lần 2 vừa kể vừa kết hợp với chỉ tranh cho học sinh quan sát).

Tóm lại: Trong tiết dạy kể chuyện học sinh có thuộc được truyện, có kể hay được hay không là phụ thuộc rất nhiều vào việc kể mẫu của giáo viên vì học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 sẽ rất hay bắt chước và làm theo cô, chính vì thế mà đòi hỏi người giáo viên kể phải luyện cho giọng của mình chuẩn, hấp dẫn đúng ngữ điệu và thể hiện được các cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật… có như vậy thì mới thu hút được sự chú ý của học sinh và kể giống cô để việc kể mẫu của cô thật sự gây ấn tượng cho các em. 

Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ nói theo tranh

Với học sinh lớp 1, tư duy bằng trực quan là chủ yếu. Chính vì vậy ngôn ngữ của các em phụ thuộc vào trực quan (tranh minh họa) là rất nhiều. Nếu thiếu yếu tố này thì ngôn ngữ của các em hạn chế bởi vốn sống thực tế, vốn từ, sự trau dồi ngôn ngữ của các em rất hạn chế. Đặc biệt với câu chuyện có lời nhân vật thì một mình các em phải thể hiện nhiều vai (khác với nhập một vai bất kỳ) cũng đồng nghĩa với giọng kể cử chỉ, điệu bộ phải thay đổi.

Ví dụ:  Truyện Mật ong của gấu con (bài 3 trang 123 sách tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống)

Khi giáo viên treo tranh minh họa lên cho học sinh quan sát thì đã lôi cuốn được sự tò mò của học sinh, sự tò mò đó càng được tăng lên khi kết hợp với lời kể hấp dẫn của giáo viên. Đến phần học sinh kể chuyện theo tranh, đoạn thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh để mô tả sự xấu hổ của Gấu con khi được các bạn chia sẻ đồ ăn: Lát sau, heo con, thỏ con và cún con đều đến đông đủ. Thấy gấu con không mang theo đồ ăn, các bạn liền an ủi: “Không sao đâu, bọn tớ sẽ chia thức ăn cho cậu”. Nghĩ đến việc mình đã giấu lọ mật ong đi, gấu con thẹn (xấu hổ) đỏ mặt. Trong khi đó giáo viên khi kể chỉ kể “ Các bạn nghĩ gấu con không mang theo đồ ăn nên đã vui vẻ an ủi bạn: “Không sao đâu, bọn tớ sẽ chia thức ăn cho cậu”. Gấu con thẹn đỏ mặt”

Như vậy việc quan sát tranh không những chỉ phát triển làm giàu vốn từ, khả năng diễn đạt, sự làm chủ về ngôn ngữ của các em mà còn giúp kích thích sự hứng thú cho các em.

Biện pháp 5: Khích lệ, động viên kịp thời giúp học sinh tự tin

Với học sinh tiểu học, việc giúp các em tự tin trước đông người không phải dễ dàng, Vì vậy việc khích lệ động viên cũng cần phù hợp với từng đối tượng.

Với học sinh có năng khiếu (kể tốt) thì yêu cầu kể chuyện ở các em cao hơn, ngoài việc thuộc truyện các em còn kết hợp một số cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu phù hợp với nhân vật.

Ví dụ: Truyện: Hai người bạn và con gấu (bài 3 trang 93 sách tiếng Việt 1 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống).

Đoạn 1: (tranh 1, 2) Khi kể giáo viên cần căn cứ đánh giá như sau:

 – Lời vào truyện: giọng kể khoan thai, nhấn giọng một số từ ngữ thể hiện sự  bất ngờ khi gặp con gấu của hai người bạn. 

– Lời người bạn gầy tò mò, thảng thốt: “Cậu không sao chứ? Con gấu đã thì thầm điều gì với cậu thế?”.

– Lời người bạn mập chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng đầy mỉa mai: “Gấu nói với tớ là không nên chơi với người bạn bỏ mình khi gặp nguy hiểm.”.

 Nhưng đối với học sinh biết kể chỉ cần yêu cầu các em nhìn tranh kể được từng đoạn hoặc nhớ để kể. Các em chỉ cần kể nội dung chậm, chưa đúng lời nhân vật và không thể hiện được giọng điệu, cử chỉ cũng cần tuyên dương, động viên khích lệ như thế các em sẽ thấy tự tin trước bạn, trước cô hơn, và thấy mình cũng đã có sự tiến bộ, từ đó các em có hướng phấn đấu kể tốt hơn và cảm thấy mình đã có thành công.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1
1
Mĩ Thuật
4.5/5

1
Tiếng Việt
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)