SKKN Thiết kế và sử dụng trò chơi nhìn hình đoán chữ vào hoạt động mở đầu trong dạy học Sinh học 11 nhằm tạo hứng thú cho học sinh trường
- Mã tài liệu: MP1301 Copy
Môn: | SINH HỌC |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 508 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và sử dụng trò chơi nhìn hình đoán chữ vào hoạt động mở đầu trong dạy học Sinh học 11 nhằm tạo hứng thú cho học sinh trường“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Sử dụng hoạt động trò chơi trong hoạt động đầu giờ một số tiết học chương trình Sinh học 11 cơ bản.
Thao tác 1: Xây dựng khung chương trình có sử dụng trò chơi trong hoạt động đầu giờ.
Thao tác 2: Thiết kế Hoạt động Mở đầu một số tiết học.
Tiết học 8 – Bài 8: Chủ đề Quang hợp ở Thực vật (Tiết 1)
Tiết 51- Bài 47: Điều khiển sinh sản và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Mô tả sản phẩm
1. Giải pháp cũ thường làm
* Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp thuyết trình trong hoạt động mở đầu:
Ưu điểm:
– Giáo viên có thể cung cấp những thông tin cập nhật hoặc kinh nghiệm không có trong sách, nhất là khi tài liệu học tập cho học sinh chưa phong phú.
– Cung cấp được một lượng thông tin lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
– Cùng một lúc có thể chuyển tải thông tin đến nhiều người.
– Các thông tin đã được giáo viên chọn lọc và sắp xếp logic, do đó học sinh dễ tiếp nhận.
– Học sinh không phải chuẩn bị nhiều kiến thức trước bài học.
Hạn chế:
– Học sinh ở trạng thái bị động, không hoặc ít tham gia vào bài giảng.
– Không dạy cho học sinh cách giải quyết vấn đề thực tế.
– Ít hứng thú với bài học vì kiến thức mang tính chất hàn lâm.
– Hạn chế trong việc rèn các năng lực cho HS: năng lực tự học, năng lực hợp tác.
– GV chưa phát huy hết việc ứng dụng những phương tiện dạy học và phương pháp dạy học hiện đại.
– Bắt buộc các học sinh ở các trình độ khác nhau cùng nghe một bài giảng giống nhau.
– Hiệu quả giảng dạy phụ thuộc nhiều vào kỹ năng và nghệ thuật thuyết trình của giáo viên.
* Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong hoạt động mở đầu.
+ Ưu điểm:
– Đánh giá được trình độ phát triển tư duy, nhận thức của HS.
– Giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế, tư duy lôgic tốt; phát triển được một phần năng lực tự học của HS.
+ Hạn chế:
– Thu hút được ít HS hoạt động; kết quả chỉ tập trung vào một số HS lực học khá giỏi, yêu thích bộ môn, chăm chỉ tìm hiểu kiến thức.
– Tình huống khởi động chưa thực sự xuất phát từ bài học để tạo hứng thú, tạo ra tình huống có vấn đề kích thích sự sáng tạo và học tập chủ động của HS. Hoạt động mở đầu dẫn nhập còn mang tính hình thức, chưa tạo được liên kết thực sự với bài học, chưa xuất phát từ bài học.
Những bất cập, hạn chế của 2 giải pháp trên:
– Chưa thực sự tạo được sự hứng thú học tập bộ môn cho HS.
– Chưa thực sự giúp HS phát huy được năng lực cho tất cả các em HS mà chỉ tập trung ở một số em tích cực.
– Chưa phát huy được tối đa năng lực tự học và năng lực hợp tác cho HS.
2. Giải pháp mới cải tiến:
2.1. Nội dung cơ bản của giải pháp mới
Để khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ trong dạy học và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho cả người dạy và người học; thu hút sự quan tâm của nhiều HS với nội dung giờ học, môn học; mặt khác kích thích được hứng thú yêu thích bộ môn; hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, kỹ năng tự tin nhạy bén trong giải quyết vấn đề cho HS chúng tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến: Thiết kế và sử dụng trò chơi nhìn hình đoán chữ vào hoạt động mở đầu trong dạy học Sinh học 11 nhằm tạo hứng thú cho học sinh trường THPT Gia Viễn C.
Bước 1. Thiết kế trò chơi nhìn hình đoán chữ vào hoạt động mở đầu một số bài sinh học 11.
Khái quát hoạt động mở đầu
– Mở đầu là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động mở đầu sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động mở đầu thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần mở đầu như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
– Hoạt động mở đầu dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn. Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
Khái quát hoạt động nhìn hình đoán chữ
– Trong hoạt động này, học sinh sẽ được cung cấp những thông tin như hình ảnh để có thể đưa ra được đáp án càng nhanh càng tốt. Rất nhiều đáp án khó và hóc búa, đòi hỏi các em phải suy luận thật kỹ càng mới có thể đưa ra được đáp án đúng.
– Khi tìm đến với hoạt động nhìn hình đoán chữ này, các em sẽ thấy đây là một trong những hoạt động thú vị nhất mà chắc chắn ai cũng nên tham gia trải nghiệm một lần. Ưu điểm của trò chơi này là có thể dễ dàng chơi theo nhóm rất phù hợp với tính đồng đội của các em học sinh trong lớp, là cách rất hay để các em có thể gắn kết mọi người tốt hơn, chắc chắn khiến các em cảm thấy vô cùng thích thú.
Thiết kế và sử dụng trò chơi nhìn hình đoán chữ vào hoạt động mở đầu
• Thiết kế trò chơi nhìn hình đoán chữ
Thao tác 1: Chuẩn bị tổ chức trò chơi:
– Thiết trò chơi trên PowerPoint ( Phụ lục 1)
+ Mục đích đặt ra khi cho HS chơi.
+ Nội dung trò chơi.
+ Dự kiến thưởng, phạt.
+ Đưa ra chuẩn và thang đánh giá.
Thao tác 2: Tổ chức trò chơi
– Đặt vấn đề (giới thiệu và nêu yêu cầu của trò chơi).
– Giải thích rõ ràng mạch lạc nội dung trò chơi với các hoạt động cụ thể (nếu cần thì làm mẫu).
– Cho HS thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã định, theo dõi, uốn nắn kịp thời hoạt động chưa chuẩn xác.
Thao tác 3: Kết thúc trò chơi
– Phát phần thưởng (nếu có) và nêu vấn đề bài học.
Như vậy, quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi cho HS gồm 3 thao tác cụ thể. Tuy nhiên, đây là một quy trình mềm dẻo, linh hoạt, sự phân chia các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối.
• Sử dụng hoạt động trò chơi trong hoạt động đầu giờ một số tiết học chương trình Sinh học 11 cơ bản.
Thao tác 1: Xây dựng khung chương trình có sử dụng trò chơi trong hoạt động đầu giờ.
Đối với bộ môn Sinh học 11 theo phân phối giảng dạy số tiết có 52 tiết học, tôi chọn một vài các tiết đổi mới có sử dụng trò chơi trong hoạt động mở đầu như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]