SKKN Sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ dạy học môn Sinh học 11 trong Trường THPT
- Mã tài liệu: MP1305 Copy
Môn: | SINH HỌC |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 477 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: | -1 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | |
Năm viết: | -1 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ dạy học môn Sinh học 11 trong Trường THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a1) Khái quát về 1 số phần mềm (Quizizz, Kahoot!, Plickers và Liveworksheets)
a2) Sử dụng các phần mềm (Quizizz, Kahoot!, Plickers và Liveworksheets) trong dạy học và kiểm tra, đánh giá
Bước 1: Tìm hiểu về ứng dụng của các phần mềm (Quizizz, Kahoot!, Plickers, Liveworksheets) và cách thức để áp dụng vào môn Sinh học.
Bước 2: Thiết kế các phiếu học tập trên Liveworksheets và soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo từng bài hoặc chủ đề trên phần mềm Quizizz, Kahoot!, Plickers.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Quizizz, Kahoot!, Plickers, Liveworksheets.
Bước 4: Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập trên Liveworksheets và thực hiện kiểm tra trên phần mềm Quizizz, Kahoot!, Plickers.
Mô tả sản phẩm
I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
– Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ dạy học môn Sinh học 11 trong trường THPT chuyên Lương Văn Tụy”.
– Lĩnh vực áp dụng: Dạy học.
II. Nội dung
1. Giải pháp cũ thường làm
a) Mô tả chi tiết giải pháp cũ
– Trong các hoạt động học:
+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập thông qua các hoạt động (khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng). Học sinh có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao vào vở hoặc trên phiếu học tập bằng giấy đã được phát.
+ Học sinh xung phong, hoặc được chỉ định báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua các hình thức: đọc đáp án lựa chọn, giải thích lí do chọn đáp án đó, lên bảng chữa bài,…
+ Trong tiết ôn tập, do lượng kiến thức nhiều mà thời gian hạn chế nên giáo viên thường soạn đề cương, câu hỏi ôn tập trên Microsoft word và photo để phát cho học sinh làm rồi chữa.
– Trong kiểm tra, đánh giá:
Để thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh, giáo viên thường sử dụng các phương thức kiểm tra miệng (kiểm tra bài cũ) và kiểm tra viết.
+ Kiểm tra miệng: Thường diễn ra vào đầu mỗi tiết học, giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra được từ 1 đến 2 học sinh về nội dung đã học của tiết trước trong thời gian 3 – 5 phút, đôi lúc thời gian kiểm tra bài cũ lên đến 10 phút. Trong một kì, thường có 2/3 số học sinh trong lớp được gọi kiểm tra bài cũ.
+ Kiểm tra viết: Học sinh làm bài kiểm tra trên giấy, sau khi kiểm tra, giáo viên thu bài kiểm tra về nhà chấm hoặc có thể cho học sinh chấm chéo bài của nhau. Sau đó giáo viên trả và chữa bài kiểm tra cho học sinh. Trong kiểm tra viết, vẫn có những học sinh trao đổi và sửa lại bài làm bằng cách gạch xóa, thay đổi đáp án theo bạn. Học sinh có thể lấn thêm một ít thời gian sau khi đã hết giờ làm bài kiểm tra. Sau khi làm bài kiểm tra, giáo viên mất nhiều thời gian để chấm bài đôi khi không tránh được các sai sót, thậm chí làm thất lạc bài của học sinh, chưa kịp thời giải đáp ngay được các băn khoăn của học sinh, khiến học sinh không thấy hứng thú với môn học.
b) Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
Qua phân tích thực trạng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Sinh học ở trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, chúng tôi nhận thấy có một số ưu điểm, hạn chế sau:
* Ưu điểm
– Dễ tiến hành, không cần hỗ trợ công nghệ thông tin.
– Giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đề kiểm tra tự luận, câu hỏi ôn tập.
– Với đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, giáo viên trộn đảo câu hỏi hoặc thay thế các câu hỏi có độ khó tương đương nhau thành nhiều mã đề để đánh giá khách quan, hạn chế gian lận trong kiểm tra.
* Nhược điểm
– Khi dạy học theo nhóm và phát phiếu học tập bằng giấy cho học sinh, giáo viên thường phải chuẩn bị giấy A0, bút lông để học sinh trình bày. Rất nhiều trường hợp học sinh viết nhanh, chữ viết nhỏ nên phía dưới lớp khó đọc và việc nhận xét, chấm phiếu học tập mất nhiều thời gian, thường không đánh giá được hết sản phẩm học tập của tất cả học sinh, không bao quát được hết tất cả các học sinh trong lớp ở mọi hoạt động, từ đó chưa đánh giá chính xác năng lực của học sinh.
– Trong tiết ôn tập, việc photo đề cương, câu hỏi ôn tập tốn nhiều giấy, mực và tiền. Tiết ôn tập không tạo được không khí sôi nổi, không kích thích sự say mê, yêu thích bộ môn.
– Trong quá trình kiểm tra miệng, số lượng học sinh được kiểm tra không nhiều do hạn chế về thời lượng môn học. Số câu hỏi giành để kiểm tra mỗi học sinh thường ít các câu hỏi khác nhau về mức độ nhận thức, loại kiến thức nên khó có thể so sánh chính xác kết quả học tập giữa các học sinh khác nhau. Khi chưa được gọi lên bảng kiểm tra, học sinh thường có tâm lí căng thẳng, hồi hộp và áp lực với việc học thuộc bài cũ để cô giáo kiểm tra. Sau khi đã được cô giáo kiểm tra, có điểm miệng cao, học sinh thường có tâm lí chủ quan, lơ là việc ôn lại bài cũ ở các tiết học sau đó.
– Kiểm tra viết, đặc biệt là bài kiểm tra với hình thức 100% trắc nghiệm, thảo luận nhóm, thường tốn giấy mực, tốn tiền photo tờ đề và phiếu học tập, việc làm này vô tình đã làm ô nhiễm môi trường. Giáo viên mất nhiều thời gian để trộn tạo các mã đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan khác nhau có chất lượng. Do chưa được trang bị máy chấm trắc nghiệm cho cá nhân giáo viên nên việc chấm bài trắc nghiệm mất nhiều thời gian và đôi khi còn xảy ra sai sót trong quá trình chấm.
– Khó thực hiện khi học sinh học trực tuyến.
– Không phát huy hoặc ít phát huy được ưu thế của cơ sở vật chất tốt mà nhà trường đã được đầu tư như màn hình thông minh, máy tính kết nối Internet, máy chiếu và hầu như học sinh nào cũng có điện thoại thông minh,…đặc biệt trong xu thế hội nhập và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.
– Khi học sinh báo cáo kết quả học tập, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian xem xét kết quả của học sinh, đồng thời khó có thể kịp thời đánh giá được tốc độ hoàn thành, độ chính xác về kết quả của tất cả học sinh hoặc nhóm học sinh trong lớp. Tính cạnh tranh giữa cá nhân hoặc các nhóm học sinh đôi lúc không cao.
* Những tồn tại cần khắc phục
– Sử dụng phiếu học tập với khổ giấy lớn, photo đề cương và đề kiểm tra dẫn đến tăng chi phí cho người học.
– Học sinh dễ nhàm chán khi các hoạt động học như khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập được lặp đi lặp lại với việc thảo luận nhóm bằng phiếu học tập trên giấy, trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên giấy hoặc giáo viên trình chiếu trên Powerpoint.
2. Giải pháp mới cải tiến
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011. Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đảm bảo hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập, vì hoạt động học tập và sự tiến bộ của học sinh. Đây chính là bước đệm giúp giáo viên, cán bộ quản lý chuyển dần sang kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học; từ đó không bỡ ngỡ khi triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo Thông tư 26, lần đầu tiên cho phép kiểm tra, đánh giá học sinh trên máy tính, điều này nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng. Các phần mềm hỗ trợ quản lí, soạn thảo đề kiểm tra trắc nghiệm, chấm bài trắc nghiệm dựa trên các bản số hóa bài thi với độ chính xác cao đã giúp rút ngắn thời gian chấm bài, sớm công bố kết quả. Như vậy, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra, đánh giá đang là một xu thế tất yếu trong giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá hợp lý, sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh và đặc biệt phát triển rất tốt năng lực tự học của người học.
Hiện nay, cơ sở vật chất trong các nhà trường về cơ bản đã đáp ứng được việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin. Đa số học sinh cũng có đầy đủ thiết bị điện tử thông minh như máy tính, ipad, điện thoại thông minh nên việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và các phần mềm ứng dụng vào dạy học, kiểm tra đánh giá cũng khá thuận lợi.
Để khắc phục những hạn chế trong dạy học và kiểm tra, đánh giá truyền thống, chúng tôi đã tìm hiểu nhiều phần mềm hỗ trợ giảng dạy. Trong các phần mềm đó, Quizizz, Kahoot! và Plickers, Liveworksheets là phần mềm có hiệu quả cao, tăng thêm hứng thú cho các giờ học không chỉ riêng với môn Sinh học; đồng thời là công cụ hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học chấm, chữa bài kiểm tra, đánh giá; thảo luận nhóm bằng các phiếu học tập online có hỗ trợ chấm điểm, cung cấp thêm cho học sinh bộ câu hỏi tự ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
a) Mô tả bản chất của giải pháp mới
a1) Khái quát về 1 số phần mềm (Quizizz, Kahoot!, Plickers và Liveworksheets)
– Quizizz, Kahoot! là 2 công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học khá nổi tiếng và hiệu quả, cụ thể như sau:
+ Quizizz, Kahoot! cho phép thầy cô tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự tạo bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra, đánh giá.
+ Cho phép học sinh trong cùng một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên Quizizz hoặc Kahoot! vào cùng một thời điểm do thầy cô quy định.
+ Dễ dàng thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham gia trả lời câu hỏi nhằm gia tăng hứng thú học tập cho học sinh.
+ Sau khi tạo xong học liệu, giáo viên có thể sử dụng Quizizz hoặc Kahoot! với chế độ trực tuyến hoặc giao bài tập về nhà.
+ Quizizz, Kahoot! là website, vì vậy có thể sử dụng trên mọi thiết bị như laptop, ipad, smartphone; trên mọi nền tảng như Windows, Android, …miễn là thiết bị đó kết nối mạng được, hỗ trợ cho việc học “mọi lúc, mọi nơi”.
– Plickers cũng là công cụ để kiểm tra, đánh giá học sinh một cách nhanh, chính xác và thú vị nhưng với Plickers học sinh không cần phải có một thiết bị cầm tay nào, chỉ cần giáo viên có smartphone và lớp học có máy tính kết nối internet. Khi sử dụng Plickers, giáo viên tạo lớp học và vào danh sách học sinh của lớp theo số thứ tự trong sổ điểm, Plickers tự động đặt số thẻ cho học sinh, giáo viên phát thẻ cho học sinh để các em trả lời câu hỏi.
Sau khi làm bài xong, Plickers có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào trả lời sai và tính % số điểm đạt được của từng học sinh. Bên cạnh đó còn có bảng thống kê theo câu hỏi, mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào bảng thống kê, giáo viên biết kết
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]