SKKN Một số giải pháp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo trường chuẩn quốc gia và đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giai đoạn 2018 – 2023 tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0299 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 574 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 47 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 47 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo trường chuẩn quốc gia và đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giai đoạn 2018 – 2023 tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a) Nêu cao vai trò chỉ đạo của Chi ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu, phân công nhiệm vụ hợp lý cho các ban, bộ phận phụ trách
b) Tạo uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, lãnh đạo Đảng chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín và chất lượng của nhà trường
c) Tham mưu cho lãnh đạo địa phương và Sở GD&ĐT để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường
d) Xây dựng kế hoạch tham mưu thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục hằng năm
e) Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể ở địa phương và các thế hệ học sinh, phụ huynh quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục
g) Tăng cường đầu tư xây dựng, mua sắm và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học.
h) Làm tốt công tác thi đua dạy tốt học tốt, khen thưởng, động viên sự phấn đấu của giáo viên và học sinh
Mô tả sản phẩm
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục nước nhà đã đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế – xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, đang đứng trước những vận hội, thời cơ lớn nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức về các cuộc đua tranh giữa các quốc gia; cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin lần thứ 4 đang bùng nổ, nếu chúng ta không đi tắt đón đầu phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ có nguy cơ tụt hậu. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Đảng ta đã khẳng định chiến lược phát triển con người là quan trọng nhất, con người là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Ý thức được vấn đề đó Đảng ta đã khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII là “Giáo dục đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2003 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII bổ sung và phát triển cương lĩnh năm 2011, đã đưa ra những quan điểm, định hướng lớn về phát triển giáo dục và đào tạo, chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội”.
Ngày 22 tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia đối với trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; ngày 22 tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 10 theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ hai và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ năm học 2018 – 2019 nhà trường đã có chủ trương tăng cường cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo các điều kiện đạt chuản quốc gia mức độ I và tiến tới đạt Chuẩn quốc gia vào năm 2025, tiến tới hoàng chỉnh theo kế hoạch “Hoàn thiện, giữ vững và phát huy danh hiệu trường chuẩn quốc gia, giai đoạn 2020 – 2025” và đề án “Thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018” của Đại hội Chi bộ trường THPT Nghi Lộc 3 nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra. Để đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng nêu trên, nhà trường phải quyết tâm đổi mới, phải có bước chuyển biến mạnh mẽ, trước hết là đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, nhà trường luôn luôn chú trọng việc xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và quy định về trường đạt chuẩn quốc gia.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tâm đắc, nghiên cứu, thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm với đề tài: “Một số giải pháp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo trường chuẩn quốc gia và đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giai đoạn 2018 – 2023 tại trường THPT Nghi Lộc 3”. Với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại trường THPT Nghi Lộc 3 với các đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý giáo dục trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu.
Các giải pháp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo trường chuẩn quốc gia và đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2018 – 2023 tại trường THPT Nghi Lộc 3; góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của từng năm học và từng thời kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu.
Các hoạt động chỉ đạo, quản lý, của Chi ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu đối với công tác thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu phương pháp lý luận: tìm hiểu, hệ thống hóa kiến thức có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, thống kê số liệu, so sánh, dự báo và tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.
- Thời gian triển khai thực hiện
Từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2023.
- Điểm mới của đề tài
Điểm mới trong đề tài nghiên cứu là đổi mới cách thức tổ chức, lãnh đạo quản lý để phát huy tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất giáo dục. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào thực tiễn nhà trường để nâng cao hiệu quả quản lý chỉ đạo hoạt động của nhà trường, từ đó đóng góp thêm những giải pháp phù hợp của công tác quản lý giáo dục.
- Cấu trúc của đề tài
Phần một: Đặt vấn đề
- Lí do chọn đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Điểm mới của đề tài
Phần hai: Nội dung
- Cơ sở lí luận.
- Cơ sở thực tiễn.
- Một số giải pháp thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại trường THPT Nghi Lộc 3
- Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài
- Hiệu quả của sáng kiến
- Bài học kinh nghiệm.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
- Ý nghĩa của sáng kiến
- Những kiến, đề xuất
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]