SKKN Một số biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại trường thpt
- Mã tài liệu: MT0315 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 468 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 96 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 96 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao vai trò của Cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức Chính trị – Xã hội trong công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) và BĐG trong nhà trường
2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các biện pháp truyền thông về BĐG
3. Làm tốt công tác phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới
4. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác VSTBPN và BĐG; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nữ; chú trọng chất lượng học tập ở các em nữ sinh
5. Đề cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác chăm lo đời sống cho CB – GV – CNV và học sinh, đặc biệt là các nữ giáo viên và nữ sinh
6. Đề ra các chủ trương trong tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ, chế độ học tập và giảng dạy…nhằm đưa công tác VSTBPN đi vào thực chất
7. Thực hiện đồng bộ công tác VSTBPN gắn chặt chẽ với thực hiện BĐG trong nhà trường
Mô tả sản phẩm
Phần I. ÐẶT VẤN ÐỀ
- Lý do chọn Đề tài SKKN
Bình đẳng nam nữ hay còn gọi là bình đẳng giới là một vấn đề luôn được sự quan tâm của toàn xã hội, đây là một mục tiêu quan trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Bình đẳng nam nữ trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của một quốc gia và là lý tưởng mà nhân loại luôn hướng tới.
Ở Việt Nam, sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ đã được Đảng và Nhà nước mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ngay từ những ngày đầu cách mạng thành công. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề nam nữ bình quyền và đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân, phụ nữ Việt Nam cũng bước vào thời kỳ mới, trở thành chủ nhân của đất nước, được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực, được tạo điều kiện phát triển và tiến bộ về mọi mặt, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Quán triệt sâu sắc những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định để khẳng định và bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ. Trong bối cảnh và tình hình mới, thế giới đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, nhưng vấn đề bình đẳng giới ở nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới trong xã hội, trong gia đình, trong các trường học…ở mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử còn nhiều khác biệt. Nữ giới vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới và bình đẳng giới vẫn là yêu cầu bức thiết giúp đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững của một xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển, xu thế chung của thế giới, ở Việt Nam cũng như tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 về nhận thức giá trị bền vững, vận dụng đúng đắn về giới vào sự phát triển bền vững trong các nhà trường hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Do đó chúng tôi đã lựa chọn Đề tài: “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy Bình đẳng giới tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An”, làm nội dung nghiên cứu trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023.
- Mục đính và nội dung nghiên cứu
-
-
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về khái niệm về giới và giới tính, định kiến giới, vai trò giới, nhu cầu giới, bình đẳng giới;…
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới (BĐG) cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên (CB- GV- CNV) và học sinh, góp phần đưa nhà trường THPT Quỳnh Lưu phát triển một cách bền vững;
- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm thúc đẩy BĐG tại trường THPT Quỳnh Lưu 2;
- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các thành viên trong các trường học và ngoài xã hội quan tâm đến công tác BĐG.
-
- Phương pháp nghiên cứu
-
-
- Nghiên cứu lý luận;
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; – Phỏng vấn, điều tra.
-
- Thời gian nghiên cứu và khảo sát
Đề tài được nghiên cứu, khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023.
Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở khoa học
- Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Giới và giới tính
Giới là những khác biệt và mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới. Nói cách khác, giới đề cập đến các quan niệm, thái độ, hành vi, mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, do học hỏi mà có và có thể thay đổi theo thời gian. Theo Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì “giới chỉ đặc điểm vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
“Giới tính” là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, mang tính ổn định cao và bị quy định bởi quy luật sinh học. Cụ thể như chỉ có nam giới mới có tinh trùng, của nữ giới thì chỉ có trứng (trong độ tuổi sinh đẻ).
Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành được thể hiện thông qua các hành vi trong quá trình xã hội hóa, được gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc phù hợp nữ giới hoặc nam giới.
Như vậy, việc sinh con của nữ giới do yếu tố sinh học quy định và đó là đặc điểm giới tính. Việc nữ giới làm nội trợ trong gia đình nhiều hơn nam giới là do quan niệm và sự phân công lao động trong xã hội tạo ra, chứ không phải là tự nhiên, và đó là đặc điểm giới. Nếu như các đặc điểm giới tính mang tính đồng nhất và không thể hay đổi thì các đặc điểm giới lại rất đa dạng, phong phú và có thể thay đổi ở từng quốc gia, dân tộc dưới sự tác động của các yếu tố xã hội. Cụ thể như ở xã hội của một quốc gia này thì người chủ gia đình thuộc vào nam giới, quyết định tất cả mọi vấn đề trong gia đình, trong công việc của đất nước, xã hội thì nam giới cũng là người đứng đầu, người lãnh đạo. Nhưng ở quốc gia khác, nữ giới là người tham gia quyết định bình đẳng cùng với nam giới các vấn đề của gia đình và cuộc sống xã hội; hoặc ở nơi này, phần lớn nữ giới đảm nhiệm việc làm ruộng, trồng trọt nhưng ở nơi khác phần lớn nam giới lại đảm nhiệm những công việc đó. Do vậy, muốn thay đổi tình trạng bình đẳng giới cần phải thay đổi các vấn đề liên quan đến đặc điểm giới (ví dụ: thay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của nữ giới và nam giới), mà không phải là thay đổi các đặc điểm giới tính (ví dụ: việc mang thai và sinh con là đặc điểm giới tính nhưng cảm xúc vui, buồn do sinh con gái hay sinh con trai là do yếu tố giới gây ra).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]